Kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Khảo sát, đánh giá về tài nguyên thực vật trên núi đá vôi còn sót lại ở huyện kiên lương làm cơ sở đề xuất bảo vệ bền vững (Trang 27 - 29)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.1.2. Kinh tế-xã hội

Theo thống kê năm 2014, huyện Kiên Lương có diện tích 472.840 km2 với 8 đơn vị hành chánh gồm 1 thị trấn và 7 xã. Dân số toàn huyện Kiên Lương năm 2014 là 20.222 hộ với 82.436 nhân khẩu, mật độ trung bình là 174 người/km². Bình qn 1 hộ gia đình có từ 4-5 nhân khẩu. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2014 là 10,85 %.

13

Bảng 1.2. Diện tích, Dân số, Mật độ dân số huyện Kiên Lương năm 2014

TT Đơn vị Diện tích (Km2) Dân số (người) Mật độ (người/km2) 1 TT Kiên Lương 36,69 35.045 955 2 Xã Kiên Bình 166,48 8.504 51 3 Xã Hòa Điền 121,20 10.283 85 4 Xã Bình An 39,94 11.223 281 5 Xã Bình Trị 58,19 5.858 101 6 Xã Dương Hòa 41,69 7.506 180 7 Xã Sơn Hải 5,23 2,100 402 8 Xã Hòn Nghệ 3,42 1.917 561 Tổng Số 472.840 82.436 174

Nguồn : Niên Giám Thống Kê Huyện Kiên Lương năm 2014

Hầu hết người dân có q trình sống lâu dài tại địa phương. Thời gian sinh sống lâu dài giúp người dân quen thuộc với các phong tục tập quán, điều kiện tự nhiên, môi trường nơi sinh sống, từ đó có những hiểu biết nhất định về cách thức sản xuất, sinh hoạt và kinh nghiệm tổ chức cuộc sống. Đây cũng là điều kiện thuận lợi giúp các nhà quản lý trong việc quy hoạch và phát triển vùng.

Kiên Lương là huyện có lực lượng lao động trẻ với số người trong độ tuổi lao động (có khả năng lao động) là 49.048 người, chiếm khoảng 63% dân số toàn huyện. Lực lượng lao động này đã và đang có những đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế của huyện. Tuy nhiên, hầu hết lao động phổ thông, chưa qua đào tạo nghề nên có nhiều hạn chế trong việc tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm sản xuất.

Huyện Kiên Lương có một nền kinh tế phát triển, đóng góp đến 18% GDP của tỉnh Kiên Giang. Ngoài ra, Kiên Lương hiện nay cịn có thêm lợi thế là nằm trong Hành lang kinh tế ven Biển Tây (Vịnh Thái Lan), gồm 2 tỉnh Kiên Giang và Cà Mau.

14

Đồng thời khu vực này cũng nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long, gồm các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ và Cà Mau. Điều này hứa hẹn mang đến cho vùng những đổi thay quan trọng.

Thu nhập bình quân của một hộ tại huyện Kiên Lương dao động trong khoảng từ 450.000 đ - 2.500.000 đ/tháng/hộ. Tuy nhiên, mức bình qn chung mà mỡi hộ thu được hàng tháng từ các hoạt động sản xuất kinh doanh vào khoảng 700.000 đ/hộ/tháng. Đến năm 2014, toàn huyện Kiên Lương còn 151 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,78% tổng số hộ. So với năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, từ gần 1,18% năm 2013 xuống còn 0,78% tổng số hộ. Số hộ nghèo chủ yếu là người kinh (89 hộ) và người dân tộc Khmer (59 hộ).

Về nước sinh hoạt, những ấp có 50% số hộ dân tộc Khmer sinh sống được đầu tư xây dựng một cơng trình cấp, thốt nước. Đối với hộ Khmer nghèo sống phân tán đều được hỗ trợ bồn chứa nước hoặc cây nước.

Cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường, trạm từng bước được xây dựng và nâng cấp, phục vụ tốt quá trình phát triển kinh tế-xã hội của huyện.

Một phần của tài liệu Khảo sát, đánh giá về tài nguyên thực vật trên núi đá vôi còn sót lại ở huyện kiên lương làm cơ sở đề xuất bảo vệ bền vững (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)