Chỉ số đa dạng trên các quần xã thực vật núi đá vôi Kiên Lương

Một phần của tài liệu Khảo sát, đánh giá về tài nguyên thực vật trên núi đá vôi còn sót lại ở huyện kiên lương làm cơ sở đề xuất bảo vệ bền vững (Trang 75)

Quần xã S N D J' H'(loge) Simpson

HCa_Ot 8 51 1,78 0,89 1,84 0,17 BHon 14 264 2,33 0,42 1,10 0,58 CD-TK 13 230 2,21 0,26 0,66 0,77 MoSo 21 131 4,10 0,90 2,75 0,07 STra 13 108 2,56 0,67 1,71 0,27 BTai 17 123 3,32 0,94 2,65 0,07 HTien 18 217 3,16 0,72 2,07 0,24 LCoc 5 22 1,29 0,80 1,29 0,32 C_Hang 21 263 3,59 0,56 1,72 0,37 Min 5 22 1,29 0,26 0,66 0,07 Max 21 264 4,10 0,94 2,75 0,77 TB 14 ± 5,48 157 ± 90,35 2,71 ± 0,91 0,68 ± 0,23 1,75 ± 0,68 0,32 ± 0,23 Số lượng cá thể trong các quần xã biến động từ 22 đến 264 cá thể, trung bình là 157 cá thể với độ biến động SD = 90,35. Như vậy, số lượng các thể trong các quần xã không cao nhưng biến động lớn.

61

Chỉ số phong phú loài Margalef (d) biến động từ 1,29 – 4,10, trung bình là 2,71 với độ lệch chuẩn là SD = 0,91. Quần xã có chỉ số phong phú lồi cao nhất xếp theo thứ tự MoSo, C_Hang, BTai, HTien,.. Điều này cho thấy, đa dạng loài trong các quần xã là tương đối cao.

Chỉ số tương đồng biến động từ 0,26 – 0,94, trung bình là 0,68 với độ lệch chuẩn SD = 0,23. Các quần xã có chỉ số tương đồng tương đối cao, xếp theo thứ tự lần lượt là BTai, MoSo, HCa_Ot, LCoc, HTien,.. Điều này cho phép kết luận, số lượng loài và số lượng cá thể trong các quần xã có sự khác biệt nhỏ. Thơng thường thì độ tương đồng càng cao thì tính ĐDSH càng cao.

Chỉ số ưu thế Simpson thay đổi từ 0,07 – 0,77, trung bình là 0,32 với độ lệch chuẩn SD = 0,23. Quần xã có chỉ số ưu thế cao nhất xếp theo thứ tự là CD-TK, BHon, C_Hang, LCoc, STra,… Nhìn chung, mức độ ưu thế của các quần xã ở mức trung bình trong khi mức độ ưu thế tối đa là 1. Tuy nhiên, giữa các quần xã thì mức độ ưu thế khác nhau, điều này ảnh hưởng đến mức độ đa dạng của từng quần xã. Chỉ số ưu thế càng cao thì tính ĐDSH càng giảm và ngược lại.

Chỉ số đa dạng Shannon – Wiener biến động từ 0,66 – 2,75, trung bình là 1,75 với độ lệch chuẩn SD = 0,68. Quần xã có chỉ số đa dạng cao nhất xếp theo thứ tự là MoSo, BTai, HTien, HCa_Ot,.. Nhìn chung, chỉ số đa dạng của các quần xã ở mức trung bình.

Xác định quần xã nào có tính đa dạng cao nhất căn cứ tổng hợp vào các chỉ số S, N, d, J’, H’, Simpson như bảng trên. Kết quả so sánh cho thấy, quần xã MoSo, BTai có tính đa dạng cao nhất vì có các chỉ số S, d, J’, H’ tương đối cao và chỉ số ưu thế Simpson thấp nhất.

62

Hình 3.5. Đồ thị so sánh chỉ số đa dạng Shannon (H’), độ tương đồng Pielou

(J’) và chỉ số ưu thế Simpson giữa các quần xã

Đồ thị biễu diễn chỉ số H’, J’, Simpson cũng cho thấy, quần xã MoSo và BTai có chỉ số đa dạng sinh học H’ cao nhất, có chỉ số Simpson thấp nhất và có chỉ số J’ cao. Nhìn chung, mức độ ưu thế trong các quần xã ở mức độ trung bình và độ tương đồng trong các quần xã là thấp. Thông thường, độ tương đồng càng cao và chỉ số Simpson càng thấp thì chỉ số H’ càng cao. Như vậy, chỉ số H’ có quan hệ nhiều với chỉ số ưu thế Simpson theo tỷ lệ nghịch (Hình 3.5).

3.2.5. Nhận xét và thảo luận

a. Sự đa dạng sinh học của thành phần thực vật trong quần xã

Số liệu thu thập trong các ô mô tả cho thấy thành phần thực vật các quần xã trên các HST núi đá vơi Kiên Lương ít có sự khác biệt về độ ưu thế giữa các lồi nhưng số lồi ít, do đó sự ĐDSH cũng khơng cao. Điều này phù hợp với kết luận của nhiều tác giả đã nghiên cứu về ĐDSH (Richards, 1952; Ashton, 1971; Brunig, 1973; Janzen, 1974; Anderson, 1981): trên các loại đất nghèo dinh dưỡng như đất cát trắng hoặc trên các loại đất quá ướt hoặc quá khô, sự ĐDSH của thành phần thực vật là tương đối thấp so với những vùng khác có cùng một điều kiện khí hậu. Tuy nhiên, kết quả điều tra này

63

được thực hiện vào mùa khơ, với thời tiết khắc nghiệt nên nhiều lồi thực vật khơng tồn tại được, do đó cũng ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả nghiên cứu.

Trong các loài thực vật điều tra được, loài Thiên tuế lược (Cycas clivicola) có thể bị đe dọa tuyệt chủng (VU (Sách đỏ Việt Nam, 2007), NT (IUCN, 2009)), do đó cần phải có biện pháp bảo tồn đặc biệt. Theo kết quả nghiên cứu của CBD, các lồi Mị cua (Alstonia scholaris) được xếp ở mức LR cầu (IUCN, 2009); Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum) được xếp vào mức EN trong sách đỏ Việt Nam (2007); một số loài đặc hữu hẹp được đề nghị xếp hạng sẽ nguy cấp (VU) theo tiêu chuẩn IUCN (Trương Quang Tâm và cs., 2005; Middleton và Lý, 2008) như Thu hải đường Bà Tài (Begonia bataiensis Kew), Điểu bế (Ornithoboea emarginata Middleton D.J.& N.S.Ly); Bầu rượu (Canlanthe kienluongensis Tich N.T & L.N.Sam). Ngồi ra, thơng qua xử lý số liệu từ mẫu điều tra bước đầu đã xác định được các nhóm quần xã trong HST núi đá vôi Kiên Lương theo định lượng, từ đó có biện pháp bảo tồn cụ thể. Nếu trong điều kiện kinh phí cho phép, chúng ta nên áp dụng các mức tương đồng cao để bảo tồn những quần xã độc lập và khác biệt với những nhóm quần xã khác.

b. Sự đa dạng về sinh thái và cảnh quan

Nghiên cứu của Lý Ngọc Sâm, Trương Quang Tâm và Lê Cơng Kiệt, các lồi thực vật trên các HST núi đá vôi Kiên Lương được ghi nhận trên 5 kiểu sinh cảnh chính của thảm thực vật núi đá vôi: (i) kiểu thực vật trên đỉnh cao (Summit plants), (ii) Kiểu thực vật trên các sườn núi (Vegetation on slopes), (iii) Kiểu thực vật vách đá (Cliff plants), (iv) Thực vật cửa hang (plants of cave mouths), (v) Thực vật trên vùng đất ẩm bán ngập nước của núi đá vôi (Plants on the semi -wetland of Karst).

Địa hình ở đây chủ yếu là các đỉnh núi đá vôi nhọn nhô cao, phân bố rời rạc nhau; xen kẽ có các khe, các hốc đá, tầng đất mặt ít hoặc khơng có. Các lồi thực vật phát triển trong các khe và các hốc đá này. Ngồi ra thực vật còn có thể bám trên các vách đá dựng đứng, các đỉnh núi đá tai mèo, cắm rễ sâu vào các kẽ đá. Do tầng đất rất

64

mỏng và kiệt nước làm cho các lồi thực vật khơng phát triển mạnh được cả về đường kính và chiều cao. Lớp cây gỡ lớn chỉ có ít cây rải rác, cự li cách nhau hàng chục mét. Chúng phần lớn là những cây gỗ tạp như đa, lâm vồ,... có phẩm chất kém (thân hình ít thẳng, u bướu, mục gốc, mục thân...). Tầng tán chính của kiểu thảm này được cấu tạo bởi các cây bụi thân gỡ như ơ rơ, xương rồng, dây móng bò, rau mui hoặc lau lách.... Mặt đất nhiều chỡ lộ trơn, chặt cứng và có hiện tượng kết vón. Tái sinh tự nhiên rất kém, khả năng phục hồi rừng tự nhiên ở những lập địa này là rất khó khăn và lâu dài về thời gian. Và đây là một bằng chứng về HST mỏng manh của núi đá vôi, sau khi bị chặt phá, muốn phục hồi rừng cần đến hàng thế kỷ.

Sự phân bố rời rạc, bị cách ly hoàn toàn cùng với kết cấu địa chất đặc biệt của núi đá vôi tạo nên sự đa dạng về các kiểu thực vật giữa các núi đá vôi. Các núi Bà Tài, Hang Tiền, Chùa Hang là những khối núi đá nằm giáp biển, có độ dốc cao, tầng đất mặt ít hay khơng có, đều có mặt tiếp xúc với biển nên quần xã thực vật tại các núi này ngồi các lồi thích nghi với điều kiện khí hậu khắc nghiệt của núi đá vơi, còn có các quần xã cây rừng ngập mặn, thích hợp với điều kiện ngập triều theo các chân núi. Trong khi đó, Mo So là núi nằm hồn tồn trong vùng đất ngập nước, địa hình phức tạp hơn với nhiều khối núi có độ cao và độ đốc khác nhau nối tiếp nhau nằm hình thành nên một số lung, trũng đất bán ngập. Nên ngoài các quần xã thực vật trên núi đá vơi ở đây còn có quần xã thực vật thích nghi với mơi trường đất ẩm, ngập nước, đất chua phèn.

Các đỉnh núi có điều kiện lập địa xấu đối với thực vật (nắng nóng, thiếu nước và chịu tác động của gió biển, …), nhiều chỡ trơ đá vơi khơng có cây che phủ. Thực vật chủ yếu là các cây bụi thấp hoặc rải rác cây gỡ có đường kính nhỏ, chiều cao thấp, rễ bám vào các kẽ đá, thân ngoằn ngoèo, tuổi thọ lâu năm. Thành phần lồi cây chủ yếu là đa si (Ficus spp.), ơ rô (Streblus ilicifolius),... Đây là một trạng thái cây bụi cây gỡ rải rác ngun thuỷ, hình thành từ lâu đời, gồm những lồi cây ít bị thay thế. Nếu những lồi cây này mất đi thì ít còn khả năng hồi ngun.

65

3.3. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÚI ĐÁ VÔI KIÊN LƯƠNG LƯƠNG

3.3.1. Tài nguyên du lịch nổi bật của vùng núi đá vôi Kiên Lương 3.3.1.1. Danh lam thắng cảnh 3.3.1.1. Danh lam thắng cảnh

Núi đá vôi Kiên Lương nằm trong khu hệ núi đá vôi Kiên Lương - Hà Tiên, trong quần thể núi đá vôi kéo dài từ tỉnh Kiên Giang (Việt Nam) sang huyện Campốt (Campuchia). Chúng phân bố riêng lẻ dọc biển và đồng bằng, cách xa các khu hệ núi đá vơi khác từ 300-1.000 km. Chúng khơng những có giá trị cho ngành cơng nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng mà còn được khai thác phục vụ cho mục đích du lịch, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện Kiên Lương.

Bên cạnh đó, sự tác động của núi đá vôi vào sinh cảnh của vùng này rất rõ. Đây là nơi có đặc điểm ĐDSH vào hạng bậc nhất ĐBSCL. Ở đây vừa có rừng ngập mặn, đầm nước lợ, sông, rạch, rừng ngập nước ngọt, đồng cỏ ngập theo mùa, vừa có các hệ sinh cảnh trên núi, đồi đất và trong cả các hang động đá vơi. Đây chính là nguồn tài nguyên đầy tiềm năng có thể khai thác phục vụ cho mục đích phát triển du lịch.

Tài nguyên du lịch nổi bật nhất Kiên Lương là hang động đá vôi. Đá vơi ở Kiên Lương hình thành từ các trầm tích biển hàng trăm triệu năm trước và phải mất đến 400 triệu năm dưới sự tham gia và tác động của nhiều yếu tố tự nhiên mới hình thành nên được những hang động. Hoạt động chủ yếu trong các hang động đá vôi là quá trình Karst - một hiện tượng phong hóa đặc trưng của ở núi đá vôi do nước chảy làm xói mòn. Sự xói mòn này chủ yếu do khí cacbonic (CO2) trong khơng khí hòa tan vào nước tạo thành axit cacbonic (H2CO3) và axit này đã ăn mòn dần đá vôi theo thời gian.

Kết quả của quá trình Karst trong tự nhiên này là những vách núi thẳng đứng, những hang động tuyệt đẹp với nhủ đá và măng đá trong hang. Với những hình dáng

66

vơ cùng độc đáo này, chúng đã trở thành một loại tài nguyên du lịch tự nhiên vô cùng hấp dẫn du khách đến với vùng đất này.

3.3.1.2. Đa dạng sinh học

Do những đặc điểm riêng về môi trường sống của những vùng núi đá vôi cũng như do sự tách biệt về địa lí mà sinh vật ở núi đá vôi Hà Tiên – Kiên Lương được đánh giá là một trong những khu vực có tính ĐDSH với tỉ lệ các lồi đặc hữu rất cao, ít nơi nào so sánh được.

Tính đến nay, mặc dù diện tích núi đá vơi chỉ cịn khoảng 3,6km nhưng đã ghi nhận 322 loài thực vật ở khu vực này, trong đó một số lồi có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và Danh lục Đỏ Thế giới. Chẳng hạn, loài Thiên tuế (Cycas clivicola subsp. lutea) là loài được xếp vào mức sắp bị đe dọa (NT) ở quy mơ tồn cầu và mức sẽ nguy cấp (VU) ở quy mơ quốc gia vì quần thề đang bị suy giảm; chủ yếu do hoạt động khai thác đá vôi làm thu hẹp sinh cảnh tự nhiên. Tại Việt Nam, lồi này chỉ có tại vùng đá vơi thuộc tỉnh Kiên Giang.

Ngồi thực vật, hệ động vật cũng rất phong phú, với ít nhất 155 lồi động vật có xương sống đã được phát hiện; trong đó một số lồi chim, thú q hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng và cần được bảo vệ. Trong số này đáng chú ý nhất là loài Voọc bạc Đông Dương (Trachypithecus germaini) được đưa vào Sách Đỏ Thế giới với mức độ nguy cấp (EN). Hiện nay, vùng núi đá vôi Kiên Lương là một trong những nơi cư trú cuối cùng của loài này. Ngồi động vật có xương sống, rất nhiều lồi động vật khơng xương sống cũng đã được phát hiện ở núi đá vôi khu vực này.

Cùng với sự ĐDSH, do tính đặc trưng về sinh cảnh và điều kiện cư trú trên và bên trong núi đá vơi đã mang lại tính đặc hữu rất cao cho sinh vật nơi đây. Một số lồi thực vật chỉ có mặt ở vùng núi đá vôi Kiên Lương và là lần đầu tiên được phát hiện như Thu hải đường Bà Tài (Begonia bataiensis), Điểu bế (Ornithoboea emarginata), Lan bầu rượu (Calanthekienluongensis)…

67

3.3.1.3. Di tích văn hóa- lịch sử

Theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, các hang động trong các núi đá vôi của Kiên Giang đã được con người sử dụng cách đây hàng ngàn năm. Nhiều di chỉ thuộc nền văn hóa Phù Nam được tìm thấy tại các núi đá vôi ở Chùa Hang, hang Tiền… và gắn liền với dấu vết của Vua Gia Long và lịch sử mở mang bờ cõi, bảo vệ lãnh thổ Việt Nam

Theo truyền thuyết, hang động trong Núi Hang Tiền từng là nơi Vua Gia Long nhà Nguyễn trú ẩn trên đường chạy trốn sự truy lùng của nhà Tây Sơn. Trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Hịn Chơng – Kiên Lương có nhiều địa danh là căn cứ địa cách mạng. Ấp Ba Trại ở xã Bình An gắn liền với tên tuổi của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực trong những năm kháng chiến chống Pháp. Hệ thống hang động trong núi đá vôi ở Núi Mo So, Đá Dựng, Sơn Trà,… đã đóng vai trò như những lơ cốt và là nơi đóng quân của bộ đội và địa phương quân ta trong kháng chiến chống Mỹ. Ngoài ra những dải rừng ngập mặn ven biển đan xen với những đồi đá vôi như Núi Bà Tài, Núi Hang Tiền, Núi Chùa Hang, Đảo Lơ Cốc vừa có tác dụng phịng hộ hạn chế thiên tai, vừa có vai trị quan trọng trong quốc phịng.

Bên cạnh đó vùng đồng bằng Hà Tiên - Kiên Lương còn là nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em khác nhau như Kinh, Hoa, Khơ Me cùng với những nét văn hóa, phong tục tập quán của họ đã tạo ra tính đa dạng về văn hóa đặc trưng cho vùng đất này. Chùa Hang là biểu tượng giao thoa văn hóa giữa người Việt và người Thái, Khơ Me, và Hoa. Văn hóa truyền thống đặc sắc của cộng đồng dân tộc Khmer vùng ven các hòn núi đá vôi Kiên Lương thể hiện thông qua những đặc trưng về giá trị nhân văn của cộng đồng như: những điệu múa và bài ca, bài hát dân gian; lễ hội dân gian và những bài trò vui chơi trong ngày hội; những món ăn truyền thống và văn hóa ẩm thực của người Nam Bộ; những tập quán canh tác đất và sử dụng tài nguyên, kiến trúc nhà ở, tín ngưỡng và mái chùa Khmer…

68

Như vậy, ngoài giá trị về ĐDSH và tính đặc hữu khơng nơi nào có, khu hệ núi đá vơi tại Kiên Lương còn có sự hùng vĩ của các núi đá vơi, sự kì bí các hang động và sự huyền ảo của thạch nhũ cùng với những nét văn hóa – lịch sử gắn liền với núi – hang động đá vôi khu vực Kiên Lương. Đây là những tiềm năng rất lớn để phát triển các loại hình du lịch như:

- Du lịch tham quan thắng cảnh, hang động: Chùa Hang – Hòn Phụ Tử và các hang động, Thạch Động, hang Mo So, hang Tiền, núi Bà Tài…

- Du lịch thám hiểm: các hang động hang Tiền, núi Bà Tài…

- Du lịch lịch sử: Hang Tiền, di tích lịch sử cách mạng Mo So (hang Mo So), Thạch Động…

- Du lịch tín ngưỡng: Chùa Hang (Hòn Chơng), chùa Tiên Sơn (Thạch Động), chùa Liên Hoa Cổ Tự (Hòn Nghệ)…

69

Bảng 3.6. Tài nguyên du lịch nổi bật huyện Kiên Lương

STT TÊN TÀI NGUYÊN LOẠI HÌNH ĐỊA CHỈ

ĐÃ CƠNG NHẬN

Một phần của tài liệu Khảo sát, đánh giá về tài nguyên thực vật trên núi đá vôi còn sót lại ở huyện kiên lương làm cơ sở đề xuất bảo vệ bền vững (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)