Các họ và chi thực vật ưu thế ở núi đá vôi Kiên Lương

Một phần của tài liệu Khảo sát, đánh giá về tài nguyên thực vật trên núi đá vôi còn sót lại ở huyện kiên lương làm cơ sở đề xuất bảo vệ bền vững (Trang 65 - 75)

Họ Số loài Chi Loài

Euphorbiaceae 29 Ficus 20 Moraceae 23 Briedelia 6 Orchidaceae 16 Dioscorea Cissus Aspenium 5 Rubiaceae 15 Vitaceae 12

Araceae, Asclepiadaceae 11 Diospyros

Tetrastigma Mallotus 4 Asteraceae 9 Cucurbitaceae, Poaceae 8 Zingiberaceae, Gesneriaceae 7 Zinger Sterculia 3 Adiantaceae 6

Nguồn: Lý Ngọc Sâm, Trương Quang Tâm và Lê Công Kiệt

3.2.2. Các lồi quan trọng trong cơng tác bảo tồn đa dạng sinh học

Các loài quan trọng này được xác định dựa trên Sách đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục đỏ thế giới (IUCN, 2009). Theo kết quả từ Trung tâm ĐDSH – Viện Sinh học Nhiệt đới, cho đến nay các nhà khoa học đã ghi nhận 3 loài thực vật nguy cấp hiện diện ở khu vực núi đá vôi Kiên Lương, gồm:

Tuế lược (Cycas clivicola subs. Lutea K.D Hill): là loài được xếp vào mức NT (near threatened – sắp bị đe dọa) ở quy mơ tồn cầu (IUCN, 2009) và mức VU (vulnerable – sẽ nguy cấp) ở quy mô quốc gia (Sách đỏ Việt Nam 2007) vì quần thể đang bị suy giảm, chủ yếu do hoạt đông khai thác đá vôi làm thu hẹp sinh cảnh tự nhiên. Tại Việt Nam, lồi này chỉ có tại vùng đá vơi thuộc tỉnh Kiên Giang. Trong sách đỏ Việt Nam 2007, loài này được lấy tên đồng danh là C. elongata (Leandri) S.L Yang. Trên thế giới, loài xuất hiện rải rác ở Thái Lan và Campuchia.

51

Mò cua (Alstonia scholaris): được xếp ở mức LR (Lower Risk – ít nguy cấp) ở nguy cơ toàn cầu (IUCN, 2009).

Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Mak): được xếp vào mức EN (endangered – bị đe dọa) trong sách đỏ Việt Nam (2007). Đây là một loại cây thuốc có giá trị và bị khai thác để làm thuốc.

Ngoài ra, các loài sau đây là những loài đặc hữu hẹp được đề nghị xếp hạng sẽ nguy cấp (VU) theo tiêu chuẩn IUCN (Trương Quang Tâm và cs., 2005; Middleton và Lý, 2008):

Thu hải đường Bà Tài (Begonia bataiensis Kew) thuộc họ Thu hải đường (Begoniaceae) do Trương Quang Tâm và cs. (2005) phát hiện. Cho đến nay, loài này được biết chỉ có mặt tại một số núi đá vôi ngoại trừ ở Chùa Hang và Đá Dựng, Thạch Động.

Điểu bế (Ornithoboea emarginata Middleton D.J.& N.S.Ly) thuộc họ Tai voi (Gesneriaceae) do David J. Middleton và Lý Ngọc Sâm (2008) phát hiện. Lồi này chỉ tìm thấy trên các vách đá cheo leo của núi Bà Tài, Hang Tiền, Hang Ca Sấu, Mo So mà thôi. Không thấy xuất hiện ở các núi đá vôi khác.

Bầu rượu (Canlanthe kienluongensis Tich N.T & L.N.Sam): đây là loài rất hiếm, mới chỉ phát hiện ở núi Bà Tài, khơng tìm thấy ở nơi khác.

Ngồi ra, nhiều loài thực vật khác đang bị đe dọa do hoạt động khai thác cây thuốc như: râu hùm (Tacca leontopetaloides (L.) O.Ktze.), cốt toát bổ (Drynaria

quercifolia (L.) J. Smith), bình vơi (Stephania rotunda Lour.), bạc thau (Argyreia acuta

Lour.), ngủ gia bì (Scheffera octophylla (Lour) Harms), v.v... Nhiều lồi có tiềm năng làm cây cảnh cũng bị khai thác thường xuyên. Chúng cần sự quan tâm thích đáng trong hoạt động bảo tồn để tránh phải bị tuyệt diệt ở các núi đá vôi Kiên Lương.

Sự hiện diện của các họ thực vật đặc trưng như: Gesneriaceae, Araceae, Zingiberaceae, Dioscoreaceae, Taccaceae với thân củ hoặc thân ngầm thể hiện khả

52

năng thích nghi đặc biệt của thực vật với điều kiện môi trường khắc nghiệt của núi đá vơi.

Các lồi của họ Gesneriaceae phân bố ở các vách đá, cửa hang. Các loài trong họ Araceae, Zingiberaceae, Dioscoreaceae, Taccaceae chiếm ưu thế ở các khe, hốc đá, trên các sườn dốc nơi có tầng đất mặt bao phủ.

Dạng sống của các loài thực vật trên núi đá vôi được xếp thành các nhóm: (i) Đại mộc, (ii) Cây bụi, (iii) Dây leo, (iv) Thân thảo (v) thực vật phụ sinh hay ký sinh, rêu (vi). Cây gỗ, dây leo và thân thảo là 3 dạng sống chủ yếu của hệ thực vật núi đá vơi (292 lồi, chiếm 90%). Các loài cây bụi (19 loài, chiếm 6%), rêu (6 loài, chiếm 2%), thực vật phụ sinh hay ký sinh (5 loài, chiếm 2%) chiếm tỷ lệ thấp (30 loài, chiếm 10%) (Trung Tâm Đa Dạng Sinh Học và Phát Triển–Viện Sinh Học Nhiệt Đới, 2009).

Hình 3.4. Cấu trúc số loài thực vật theo dạng sống ở các núi đá vôi Kiên Lương

Kết quả trên cho thấy vùng núi đá vôi Kiên Lương chứa một thảm thực vật vô cùng phong phú, một số loài thuộc dạng đặc hữu, loài mới được phát hiện rất bổ ích cho cơng việc bảo tồn nguồn gen và nghiên cứu về ĐDSH trong tương lai.

53

3.2.3. Đa dạng kiểu thực vật

Kết quả nghiên cứu của Lý Ngọc Sâm, Trương Quang Tâm và Lê Công Kiệt cho thấy, loài thực vật được ghi nhận trên 5 kiểu sinh cảnh chính của thảm thực vật núi đá vơi: (i) kiểu thực vật trên đỉnh cao, (ii) Kiểu thực vật trên các sườn núi, (iii) Kiểu thực vật vách đá, (iv) Thực vật cửa hang, (v) Thực vật trên vùng đất ẩm bán ngập nước của núi đá vôi, cụ thể như sau.

(1). Kiểu thực vật trên đỉnh núi

Các đỉnh núi đá vôi ở Kiên Lương là những khối đá lộ, xương xẩu, tầng đất mặt hầu như khơng có hay chỉ phủ một lớp rất mỏng và luôn chịu tác động bởi điều kiện khắc nghiệt của mơi trường: nắng nóng, thiếu nước, chịu tác động mạnh của gió. Thành phần thực vật thưa thớt, thành phần loài đơn giản, chủ yếu là lồi chống chịu và thích nghi tốt với điều kiện khác nghiệt của môi trường mới tồn tại và phát triển như:

Euphorbia antiquorum, Ficus rumphii, Ficus superba var. japonica, Ficus microcarpa, Ficus benjaminia, Cycas clivicola, Dracaena cambodiana … . Các loài thân thảo, dây

leo và phụ sinh chủ yếu ở đây: Sarcostigma acidum, Ventilago cristata, Tetrastigma crassipes, Hoya oblongacutifolia, Drynaria quercifolia, Pyrrosia stigmosa và một số

loài của họ Lan như: Micropera pellida, Dendrobium crumenatum, Luisia zollingeri.

Một loài lan Bầu rượu (Calanthe sp.) vừa được ghi nhận và đang mô tả mới cho khoa học chỉ có trên đỉnh núi Bà Tài.

(2). Kiểu thực vật trên các sườn núi

Trên các sườn núi có độ dốc cao (>30o), với nhiều khối đá lộ, gồ ghề quanh năm phơi mình dưới nắng gió, có nhiều khe vách, tầng đất mặt khơng có hay rất mỏng (núi Bà Tài, Hang Tiền, phần phía Bắc núi Mo So, phía Đơng núi Chùa Hang), phần thực vật ưu thế yếu là Euphorbia antiquorum, Ficus rumphii, Ficus superba var. japonica,

54

Ở những sườn núi có độ dốc thấp (10o -20o), có tầng đất mặt khá dày (10-30 cm) làm nền ổn định cho các lồi cây gỡ nhỏ và cây bụi phát triển thành một thảm xanh khá liên tục. Các loài chiếm ưu thế là: Diospyros rubra, Diospyros crumenata, Glycosmis

ovoidea, Memecylon caeruleum, Drypetes spp. Briedelia monoica, Tarenna collinsae,

Memecylon lilacinum, Capparis micrantha DC.subsp.micrantha, Strophioblachia glandulosa, Mallotus eberhardtii, Streblus ilicifolius, Mallotus philippensis, Terminalia triptera, Polyalthia simiarum subsp. chochinchinensis, Semecarpus cochinchinensis, ....

Nhờ có tầng đất mặt và được che chắn và bảo vệ từ thảm thực vật bên trên nên số lượng là thành phần các loài thực vật thân thảo, dây leo, phụ sinh hiện diện khá phong phú. Các loài thường gặp là: Commelia longifolia, Aglaonema simplex, Paraboea chochinchinensis, Tetrastigma crassipes, Cayratia trifolia, Bauhinia bracteata (Benth.) Baker. subsp. bracteata, Ventilago cristata, Combretum tetrafolum,

Cissus haxangularis, Scindapsus officinalis, Hoya oblongacutifolia, Asplenium nidus, Dischidia pseudo-bengalensis, Pyrrosia lancoelata, Drynaria quercifolia, Pyrrosia stigmosa, Stephania rotunda, Tylophora tenius, Dioscorea triphylla L. var retculata,

Dioscorea bulbifera, Dendrobium crumenatum,… ..

(3). Kiểu thực vật vách đá

Trên các vách dựng đứng của núi đá vôi Kiên Lương (Bà Tài, Mo So …) nổi bật với các loài thực vật mọc bám vào vách đá. Các loài thường gặp là: Ficus rumphii, Ficus benjaminia, Cycas clivicola, Dracaena cambodiana, Euphorbia antiquorum,

nhất là những loài thuộc họ Lan như Dendrobium crumenatum. Các lồi này có bộ rễ rất phát triển bám chặt trên trên bề mặt của vách đá hay luồn lách đi sâu vào bên trong các hốc đá, các khe vách chật hẹp của vách đá để tìm nước. Điều này giúp cho các lồi thực vật ở đây có thể sống sót và thích nghi được trong điều kiện ln thiếu nước, nắng nóng và gió táp của mơi trường. Đây là những lồi Bonsai tự nhiên tơ điểm thêm cho vẻ đẹp vốn đã kỳ bí và cuốn hút của núi đá vơi ở đây.

55

Một lồi thực vật mới phát hiện cho khoa học là Ornithoboea emarginata

Middleton D.J.& N.S.Ly thường sống bám trên các vách đá cheo leo của núi Bà Tài, Hang Tiền, hang Cá Sấu, Mo So.

(4). Kiểu thực vật cửa hang

Các khe vách ở cửa hang thường có một lớp đất mỏng hay mùn thực vật bám trên đó, mơi thống mát hay ẩm ướt do nguồn nước rỉ từ các vách đá và thường bị che khuất nên không phải chịu tác động thường xuyên bởi điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Đây là nơi lý tưởng cho các lồi thực vật chịu bóng, ưa ẩm, sống đeo bám trên các vách đá phát triển (Kiệt, L.C., 1974). Một số loài phổ biến ở đây như: Chirita involucrata, Chirita hamosa, Epithema brumonis, Boeica ferruginea, Phylloboea sinensis, Begonia bataiensis, Ctenitopsis sp … Hầu hết các những loài thân thảo, phát

triển chủ yếu vào mùa mưa và kết thúc chu kỳ sinh trưởng vào giữa mùa khô bằng những cụm hoa có nhiều màu rất đẹp cuốn hút người xem trước khi bước vào khám phá sự huyền bí của các hang động ở đây.

Các lồi thực vật hiển hoa gặp rất ít ở các cửa hang, thường là những cây chịu bóng mát và cá lồi sống đeo bám trên các khe đá, vách đá ẩm ướt ở vùng cửa hang như: Hypobathrum racemosum, Leea indica, Alocasia longiloba, Flagellaria indica, Tetrastigma crassipes, and Cayratia trifolia hay một số loài chịu ảnh hưởng của thuỷ

triều như: Sonneratia caseolaris, Annona glabra, Sesuvium portulacastrum mọc trước cửa hang.

(5). Kiểu thực vật trên vùng đất ẩm bán ngập nước của núi đá vôi

Đây là một quần xã thực vật đặc biệt hiện chỉ còn thấy ở núi đá vôi Mo So. Nằm lọt thỏm giữa những vách đá vôi dựng đứng, gồ nghề là những lung nhỏ đất ẩm, ngập nước ở chân núi với nhiều hang động. Thành phần thực vật chủ yếu ở đây là các lồi cây thích nghi với đất ẩm, đất ngập nước như: Caryota mitis, Hypobathrum racemosum, Leea indica, Annona glabra, Flagellaria indica, Alocasia longiloba,

56

Colocasia esculenta, Phragmites kaka, Stenochlaena palustris, Ceratopteris pteridioide, Neolamarckia cadamba, … và một số loài thực vật thân gỗ nhỏ hay cây bụi, dây leo phát tán từ sườn núi đá vôi xuống như: Tylophora tenius. Ardisia

amherstiana, Ixora krewanhensis, Diospyros sp, Pierre ex Pit. var. polita, Drypets sp.

Sự hiện diện của kiểu thực vật này góp phần tăng tính đa dạng cho hệ thực vật nói riêng và giá trị ĐDSH của núi đá vơi nói chung.

3.2.4. Đánh giá tính đa dạng sinh học của hệ thực vật

Để đánh giá tính ĐDSH trên các HST núi đá vơi Kiên Lương, các ơ tiêu có diện tích 25 m2 được thiết lập ngẫu nhiên điển hình trên các HST núi đá vơi. Trong các ô 25 m2 này, tiến hành xác định tên loài thực vật, đếm tất cả các lồi trong ơ, dạng sinh trưởng và % độ che phủ mặt đất. Kết quả đã lập được 41 ÔTC 25 m2 trên các HST núi đá vôi. Cụ thể, núi Hang Cây Ớt 4 ô, núi Ba Hòn 5 ô, núi Ca Đa – Túc Khối 3 ô, núi Mo So 5 ô, núi Sơn Trà 3 ô, núi Bà Tài 5 ô, Hang Tiền 5 ô, hịn Lơ Cốc 1 ơ, núi Chùa Hang 10 ô. Số liệu thu thập được trong tất cả các ÔTC được xử lý nhằm đánh giá ĐDSH trên các HST núi đá vôi bằng định lượng và so sánh.

3.2.4.1. Đa dạng loài thực vật trên các hệ sinh thái núi đá vôi Kiên Lương

Qua phân tích chỉ số IVI của lồi trong HST núi đá vôi Kiên Lương (xem phụ lục 1) cho thấy, tổng số loài quan sát được là 62 lồi. Những lồi có số lượng lớn xuất hiện trong khu vực nghiên cứu được xếp theo thứ tự là sậy, dây móng bò, ơ rơ, xương khô, đa, xương rồng,…

Về mật độ tương đối, lồi có mật độ tương đối cao nhất là dây móng bị. Dây móng bị là một loại dây leo, lại mọc tập trung theo từng đám nên có số lượng tương đối lớn. Tuy nhiên, về tần suất tương đối thì xương rồng có giá trị cao nhất, tiếp theo là đa, ô rơ và lâm vồ. Sở dĩ có kết quả như vậy là vì khơng hẳn lồi có số lượng cá thể nhiều (mật độ cao) thì sẽ xuất hiện trong hầu hết các ơ nghiên cứu. Lồi có số lượng cá thể nhiều nhưng có thể tập trung trong một ơ nhất định, vì vậy lồi có thể có mật độ

57

cao nhưng tần số xuất hiện thấp và ngược lại. Tần suất tương đối cho biết loài đó có xuất hiện trong các ơ nghiên cứu hay khơng, lồi nào xuất hiện trong nhiều ơ nghiên cứu (tần xuất lớn) thì khả năng lồi đó chiếm ưu thế trong HST. Dựa vào kết quả này có thể thấy được lồi phổ biến và cũng là đặc trưng cho HST núi đá vôi là xương rồng, đa, ô rô, lâm vồ. Độ phong phú tương đối của loài là tỷ số giữa tổng số cá thể trong quần xã và số ơ xuất hiện lồi đó. Lồi nào xuất hiện càng nhiều trong các ÔTC nghiên cứu thì độ phong phú tương đối của lồi đó càng thấp và ngược lại.

Chỉ số IVI đánh giá mức độ quan trọng của loài trên cơ sở xem xét tổng hợp các chỉ số như mật độ tương đối, tần suất xuất hiện tương đối và độ phong phú tương đối của loài. Kết luận loài quan trọng của khu vực theo chỉ số IVI khơng chỉ là những lồi có mật độ cao, tần số xuất hiện nhiều mà có thể là những lồi hiếm, ít xuất hiện (có độ phong phú tương đối cao). Tại khu vực nghiên cứu thì lồi có giá trị quan trọng cao nhất xếp theo thứ tự dây móng bò, ơ rơ, xương khơ, xương rồng, sậy, đa,… Các lồi có chỉ số quan trọng thấp là sổ, khoai chác, nho rừng,… Tuy nhiên, đây là kết quả được tính tốn cho tồn khu vực các núi đá vôi nghiên cứu. Tùy vào từng núi, từng kiểu địa hình mà có thể có những lồi quan trọng xuất hiện. Chẳng hạn, các ƠTC đặt tại núi Ca Đa thì lồi dây móng bò chiếm đa số, các ƠTC tại núi Chùa Hang thì Ơ rơ chiếm đa số, trong khi đó các ƠTC tại Hang Tiền thì các lồi xương rồng, đa,... chiếm đa số, ÔTC đặt tại núi Ba Hịn thì sậy chiếm đa số,...

3.2.4.2. Đa dạng quần xã thực vật trên các hệ sinh thái núi đá vơi Kiên Lương

Qua phân tích kết quả chỉ số đa dạng của các ô điều tra (xem phụ lục 2) cho thấy, số lượng lồi của các ƠTC biến động từ 2 đến 8 lồi, trung bình là 4,4 lồi với độ lệch chuẩn là 1,75. Như vậy, số lồi trong ƠTC khơng cao và biến động không nhiều.

Số lượng cá thể trong ÔTC 25 m2 biến động từ 6 đến 206 cá thể, trung bình là 30 cá thể. Số cá thể biến động nhiều trong các ô tiêu chuẩn (SD = 35,3). Như vậy, số lượng cá thể khơng nhiều nhưng có sự biến động lớn gữa các ÔTC.

58

Trong các ô đo đếm cho thấy, chỉ số phong phú loài Margalef (d) biến động từ 0,27 – 2,92, trung bình là 1,1 với độ lệch chuẩn là 0,57. Có 17 ƠTC với chỉ số phong phú lồi Margalef lớn hơn chỉ số trung bình, chiếm 41 % trong tổng số ơ tiêu chuẩn. Như vậy, chỉ số phong phú lồi Margalef của các quần xã vẫn cịn thấp và bất ổn định.

Chỉ số tương đồng (J’) biến động từ 0,12 – 1,0, trung bình là 0,8 với độ lệch chuẩn là 0,23. Có 28 ƠTC có chỉ số tương đồng lớn hơn 0,8 chiếm 68 % trong tổng số ơ nghiên cứu. Có 19 ơ có mức tương đồng lớn hơn 0,9. Điều này cho thấy, số lượng lồi trong các ơ khá tương đồng.

Chỉ số ưu thế Simpson thay đổi từ 0,07 – 0,94, trung bình là 0,37 với độ lệch chuẩn là 0,23. Các ƠTC có chỉ số ưu thế lớn hơn chỉ số ưu thế trung bình là 18 ô, chiếm 44 % tổng số ơ điều tra. Quần xã có chỉ số ưu thế cao sẽ có tính đa dạng thấp và ngược lại. Nhìn chung, chỉ số ưu thế của các quần xã trong các ô nghiên cứu là không cao.

Chỉ số đa dạng Shannon – Wiener (H’) biến động từ 0,16 – 1,97, trung bình là 1,12 với độ lệch chuẩn là 0,47. Những ơ có chỉ số đa dạng lớn hơn chỉ số đa dạng trung bình là 17 ô, chiếm 41 % tổng số ô điều tra. Qua đó cho thấy, đa số các ơ điều tra có chỉ số đa dạng cao. Như vậy, các quần xã điều tra có lồi khá tương đồng và chỉ số ưu thế khơng cao nên tính đa dạng của các quần xã cao nhưng biến động nhiều giữa các quần xã.

Phân nhóm các quần xã tại khu vực điều tra cho thấy, ở mức tương đồng 26% có 9 nhóm quần xã chính, trong mỡi nhóm là các quần xã tương đồng nhau. Sự phân bố của các nhóm quần xã này được thể hiện trong phụ lục 3.

Nhóm quần xã 1 được ghi nhận trên ƠTC số 2 ở núi Ca Đa – Túc Khối. Trong đó các lồi đặc trưng cho nhóm quần xã này là dây móng bị, khoai dái,...

Tương tự, nhóm quần xã thứ 2 được ghi nhận ƠTC số 4 ở núi Ba Hòn, trong đó lồi đặc trưng cho nhóm quần xã này là nhãn lồng, tơ hồng, chanh núi,…

Một phần của tài liệu Khảo sát, đánh giá về tài nguyên thực vật trên núi đá vôi còn sót lại ở huyện kiên lương làm cơ sở đề xuất bảo vệ bền vững (Trang 65 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)