Tên mỏ Phương pháp khai thác Phương pháp nổ mìn
Bãi Voi, Cây Xồi, Khoe
Lá,
Cơng ty Holcim
- Sử dụng hệ thống khai thác Block Model theo sự quản lý của chương trình máy tính (QSO và Quarry Master) hoàn toàn bảo đảm an toàn đối với các thông số thiết kế hệ thống khai thác.
- Khai thác lộ thiên, sử dụng phương pháp khai thác mỏ nổ mìn bằng phương
pháp vi sai, khai thác đá theo tầng. - Sử dụng phương tiện vận chuyển chuyên dụng công suất lớn được che
chắn cẩn thận.
- Thuê công ty xây dựng và xản xuất
vật liệu xây dựng BMJC đảm nhận.
- Phương pháp nổ mìn vi sai lỡ, truyền nổ bằng kíp nổ phi điện. - Phương pháp nổ mìn tức thời sử dụng kíp điện để phá đá quá cỡ và phương pháp nổ mìn vi sai theo hàng, truyền nổ bằng dây nổ nhưng không thường xuyên. - Thời gian nổ mìn sau 11 giờ trưa hoặc 17h chiều với tần suất nổ mìn 1 lần/tuần với khoảng 4 tấn thuốc nổ được sử dụng. - Thuốc nổ sử dụng: TNP1 Ф90, Anfo Ф90, Nhũ tương, ZECNO79/21, thuốc mồi VE05A Núi Trầu, Núi Cịm, Cơng ty XM Hà Tiên II
- Khai thác lộ thiên, sử dụng hệ thống kỹ thuật khẩu lớp bằng, vận tải trực tiếp kết hợp với hệ thống kỹ thuật cắt theo lớp dốc đứng sử dụng máy ủi gạt ở một số khu vực thích hợp, phá đá bằngbúa đập thủy lực. - Số ca làm việc trong ngày: Khâu khai thác 1 ca/ngày, khâu xúc bốc 2 ca/ngày.
- Phương pháp nổ mìn vi sai lỡ, truyền nổ bằng kíp nổ phi điện: sử dụng thường xuyên.
- Phương pháp nổ mìn tức thời sử dụng kíp điện: chỉ sử dụng để phá đá quá cỡ.
- Phương pháp nổ mìn vi sai theo hàng, truyền nổ bằng dây nổ: Ít sử dụng.
- Thuốc nổ sử dụng: TNP1 Ф90, Anfo Ф90, Nhũ tương, ZECNO79/21, Thuốc mồi
42 VE05A Khoe Lá, Công ty CPXM Kiên Giang
- Khai thác lộ thiên theo lớp xiên, cắt tầng nhỏ khấu suốt, khai thác đá theo tầng, gồm các công đoạn: - Khoan nổ mìn: Nổ vi sai: Búa khoan con chạy khí ép được sử dụng tạo lỗ khoan có đường kính 36-40mm..
- Xúc bốc đá tại chân tuyến và dọn đá đọng trên tầng khai thác.
- Vận chuyển đá khai thác: Đá từ chân tuyến được các máy xúc thủy lực đưa lên các ô tô vận chuyển về nơi tập kết.
- Hợp đồng với Công ty CP khai thác Khoáng sản và Xây dựng miền Nam tiến hành khai thác.
- Phương pháp nổ mìn lỡ khoan con, sử dụng búa khoan con chạy khí ép để tạo lỡ khoan có đường kính từ 36-40mm.
- Thuốc nổ được sử dụng trong khai thác là ADI, chỉ tiêu 0,25kg/m3 đá. Kíp điện thường loại AD8 và dây điện. theo ước tính, mỗi năm khai thác mỏ sẽ sử dụng 11.130kg thuốc nổ, 11.950 kíp nổ và 74.868m dây dẫn. Túc Khối, Công ty CPXM Hà Tiên
- Khai thác theo từng lớp xiên, cắt tầng nhỏ và khấu suốt và khấu đá được
thực hiện bằng phương pháp nổ mìn bằng lỗ khoan con sử dụng máy khoan tay YT23 đi kèm với máy nén khí hiệu DK9. Phá bỏ và phân loại đá bằng phương pháp thủ công ở chân tuyến.
- Khai thác từ phía Đơng Bắc khu mỏ, sau đó mới khai thác từ phía Tây
Nam, hướng khai thác từ trên xuống
dưới.
- Phương pháp nổ mìn điện và nổvi sai theo hàng với kíp điện, dây điện và máy nổ mìn kiểu cảm ứng.
- Trường hợp nổ mìn phá đá quá cỡ được thực hiện bằng dây nổ, dây cháy chậm và kíp nổ thường loại K8.
- Sử dụng thuốc nổ Amonit, kíp điện thường kết hợp với một phầnkíp điện, dây kích nổ và dây điện.Khối lượng thuốc nổ cho một đợt nổ mìn là 200kg.
43 Hang Cây Ớt, Công ty CPXM Hà Tiên - Kiên Giang - Phương pháp nổ mìn lổ nhỏ khoan theo góc nghiêng sườn tầng là70o đường kính lổ khoan và đường kính lõi thuốc bằng 50mm sử dụng máy khoan tay 36B hoặc P24B đi kèm với máy nén khí. - Khoan bắn mìn phá đá quá cỡ lần 2 cũng dùng loại khoan như trên hoặc bằng mìn ốp.
- Việc khai thác do Công ty TNHH Đức Quân đảm nhận.
- Nổ mìn điện và nổ vi sai theo hàng.
- Phương tiện nổ là kíp điện nổ tức thời và kíp vi sai, dây điện và máy nổ mìn kiểu cảm ứng loại KTIM-1A.
- Nổ mìn phá đá quá cỡ được thực hiện bằng dây nổ, dây cháy chậm và kíp nổ thường loại K8. - Sử dụng thuốc nổ Amonit cho một đợt nổ mìn là 220kg. Khối lượng sử dụng hàng năm ước tính 23.650kg. Lị Vơi Lớn, Xí nghiệp khai thác đá vơi Bình An (621)
- Chia khai trường thành các lớp xiên có góc nghiên ≥ 520 và có chiều rộng bằng chiều rộng mặt tầng cơng tác. Trình tự khai thác là từ trên xuống dưới và từ ngoài vào trong.
- Nổ mìn lỡ khoan con hất phần lớn đá rơi xuống chân núi, đá còn lại trên tầng dùng lao động thủ công hốt xuống chân núi. Dùng lao động thủ công phá bổ đá qúa cỡ. Đá từ chân núi được bốc xúc lên ô tô bằng máy xúc bốc kết hợp với lao động thủ cơng.
- Nổ mìn điện và nổ vi sai theo hệ thống nổ mìn lỡ khoan con hất phần lớn đá rơi xuống chân núi. Phương tiện nổ là dây nổ, dây cháy chậm và kíp nổ thường loại K8.
- Sử dụng thuốc nổ Amonit. Kíp điện thường loại K8 kết hợp với một phần kíp điện,dây kích nổ và dây điện. Khối lượng thuốc nổ cho một đợt nổ mìn là 50kg. Khối lượng thuốc nổ sử dụng hàng năm ước tính 12.000kg. Thung Lũng, Công ty CP Tây Hồ
- Khai thác từ trên cao xuống thấp theo lớp xiên, hướng phát triển cơng trình mỏ từ Tây Nam sang Đông Bắc và từ trung tâm ra biên giới mỏ bằng phương pháp nổ mìn theo hàng với 1 hàng mìn.
- Chiều cao tầng khai thác là 6m, trêntầng khai thác tiến hành chọn khai thác theo 2 tầng, chiều cao
- Nổ mìn điện với kíp điện 8. Nổ lần II dùng kíp nổ thường và dây cháy chậm.
- Cơng tác nổ mìn bao gồm nổ mìn xén chân tuyến, tạo mặt bằng phụ trợ, nổ mìn trong khai thác và phá đá quá cỡ.
- Sử dụng thuốc nổ Amonit. Kíp điện thường loại K8 kết hợp
44 mỗi tầng là 3m.
- Khai thác trên tầng sử dụng búa khoan con Ф22mm của Liên Xơ đi kèm máy nén khí
với một phần kíp điện 8, dây kích nổ và dây điện.
- Khối lượng thuốc nổ cho một đợt nổ mìn là 45kg. Khối lượng thuốc nổ sử dụng hàng năm ước tính 11.249kg. Xà Ngách, Pnumpo, Công ty CP Khảo sát Khoáng sản và Xây dựng miền Nam
- Mỏ được khai thác âm code -5m. Thi công 2 đoạn hào mở vỉa (kiêm hào vận tải): cao độ từ +2m xuống -8m; chiều rộng > 10,3m; độ dốc dọc =10%; nền hào nằm trực tiếp trên đá gốc sau khi đào và được hoàn thiện theo kỹ thuật thi công nền đường đào.
- Đầu tư máy bơm chạy diezen để thoát nước moong.
- Phương pháp nổ mìn vi sai lỡ, truyền nổ bằng kíp nổ phi điện. - Thời gian nổ mìn sau 11 giờ trưa hoặc 17h chiều với tần suất nổ mìn 1 lần/ngày với khoảng 200kg thuốc nổ được sử dụng. - Thuốc nổ được sử dụng trong khai thác là ADI, chỉ tiêu 0,25kg/m3 đá. Kíp điện thường loại AD8 và dây điện. theo ước tính, mỡi năm khai thác mỏ sẽ sử dụng 11.130kg thuốc nổ, 11.950 kíp nổ và 74.868m dây dẫn.
Nguồn: Sở TN & MT tỉnh Kiên Giang, 2014
* Nhận xét: Việc khai thác đá vôi của các công ty bằng phương pháp nổ mìn
ảnh hưởng rất lớn đến ĐDSH trong vùng. Việc khai thác này sẽ hủy diệt một phần hay toàn bộ các loài động- thực vật trong khu vực khai thác. Bên cạnh đó, việc khai thác các núi đá vơi sẽ làm suy giảm diện tích sống của các lồi, làm suy giảm nguồn thức ăn và làm chia cắt sinh cảnh động vật. Đặc biệt tại những khu vực đang là nơi sinh sống của loài Voọc bạc, việc khai thác một phần hay toàn bộ khu vực này sẽ dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng của lồi này càng lớn. Do đó cần có biện pháp hạn chế khai thác tại các khu vực này hay tiến hành di dời loài Voọc bạc.
45
3.1.3. Đánh giá hiện trạng cảnh quan và thảm thực vật tại các núi đá vôi bị khai thác thác
3.1.3.1. Hiện trạng cảnh quan
Dọc theo tỉnh lộ 80, có thể nhìn thấy hai bên đường là các núi đá vôi đang bị hạ thấp độ cao từng ngày. Bên trái tỉnh lộ 80, dễ dàng nhìn thấy hai ngọn núi Bãi Voi, Cây Xoài bằng ngọn, độ cao chỉ cịn khoảng 5-10m. Kế đó là núi Lò Vơi Lớn cũng đang trong tình trạng khai thác, màu xanh của cây cối trên cách vách núi khơng cịn. Thay vào đó là màu xanh đen, màu vàng pha trắng của đá vôi đang khai thác. Bên phải, đứng từ ngồi đường nhìn vào, núi Khoe Lá đã tan hoang. Cây cối khơng cịn, một nửa núi đã bị bạt. Xe cuốc lên cày từ trên đỉnh xuống, chỉ còn một mỏm núi bên trái là vẫn còn nguyên vẹn, nhưng sẽ chẳng giữ được bao lâu bởi đã được cấp phép cho Công ty Xi măng Hà Tiên II khai thác trong nay mai. Tương lai, các ngọn núi này sẽ biến mất, để lại một vùng đồng bằng với trơ trọi đất đá.
Đối với các mỏ khai thác lộ thiên, khu vực xung quanh khu mỏ, các mảnh đá vôi rơi vãi tứ tung do nổ mìn phá đá khơng được thu dọn. Đường vào khu mỏ bụi bay mù mịt, mặt đường biến dạng nghiêm trọng do không chịu nổi trọng tải của các xe chuyên chở đá vôi. Còn các mỏ khai thác âm, hiện trường khu mỏ còn “tan hoang” hơn với các moong khai thác có độ sâu từ 5-10m chứa nước, gây nguy hiểm cho dân cư sinh sống gần khu mỏ khai thác. Các máy bơm thi nhau hoạt động tháo khô nước mỏ để thuận tiện cho công tác khai thác, nhưng lại xả nước thải bơm từ moong chảy tràn lan quanh khu vực trên moong. Nhìn tồn cảnh, khu vực khai thác ngổn ngang với đá, với đất và nước thải. Có thể nói, cảnh quan khu vực đã khơng còn được ngun vẹn, cảnh quan địa hình núi sót lại giữa nền đồng bằng ven biển đã khơng còn.
46
Hiện trạng cảnh quan của một số khu vực khai thác code +2m: Núi Cây Xoài, Núi Lị Vơi Lớn, Hang Cây Ớt, Túc Khối minh họa trong hình 3.2
Núi Cây Xoài Núi Túc Khối
Núi Cây Ớt Núi Lị Vơi Lớn
Nguồn: tác giả, 2014
47
Hiện trạng cảnh quan của một số khu vực khai thác dưới code +2m (khai thác âm): Núi Trầu, Núi Còm, Núi Thung Lũng, Xà Ngách, Pnumpo minh họa trong hình 3.3.
Núi Trầu Núi Còm
Núi Xà Ngách Núi Pnumpo
Nguồn: tác giả, 2014
Hình 3.3. Hiện trạng cảnh quan các mỏ khai thác âm 3.1.3.2. Hiện trạng thảm thực vật 3.1.3.2. Hiện trạng thảm thực vật
Phụ thuộc vào địa hình, chất lượng đất và độ mặn, thảm thực vật vùng đất ngập nước ven các mỏ khai thác có đặc điểm như sau:
48
- Vùng nước có độ mặn 5 – 10 0/00: chủ yếu là dừa nước (Nipa fruticans) và một số loại cây bụi hoang dại.
- Vùng núi đá vôi: ven và trên các núi đá vơi chỉ có một số loại cây bụi hoang dại mọc thưa thớt.
- Vùng ven biển cửa kênh Ba Hòn: Tại vùng này còn dải rừng ngập mặn thưa, các loại cây ưu thế là đước (Rhizophora), nét (Ceriops), vẹt (Bruguiera).
Nhìn chung hệ sinh thái đất ngập nước và núi đá vơi đã bị xâm phạm. Trên diện tích này hầu như không còn rừng nguyên sinh mà đã bị diễn thế, tạo điều kiện phát triển các loại cây bụi là chủ yếu. Hiện nay thảm thực vật khu vực núi đá vơi đã có một số lồi du nhập vào, đa phần phát tán tự nhiên tư nguồn gốc cây trồng hay rẫy bị bỏ hoang như Sống đời Kalanchoe, đậu bắp Abelmoscus esculentus, Đu đủ Caria papaya, Ớt Capsicum frutescens…
Trên diện tích khai thác thảm thực vật bên sườn núi chủ yếu gồm những cây bụi là những thực vật hoang dại rất đặc trưng cho vùng núi đá vôi đã bị tàn phá. Thực tế khi khai thác hết phần thảm thực vật này sẽ dần được thay thế bởi thảm thực vật vùng lân cận chân núi. Tuy giá trị của thảm thực vật trên núi này không đáng kể cả về độ che phủ lẫn giá trị kinh tế nhưng lại là một vốn quý về ĐDSH.
3. 2. ĐÁNH GIÁ SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC HỆ THỰC VẬT NÚI ĐÁ VƠI CỊN SÓT LẠI TẠI HUYỆN KIÊN LƯƠNG SÓT LẠI TẠI HUYỆN KIÊN LƯƠNG
3.2.1. Đa dạng về loài thực vật
ĐDSH của khu vực núi đá vôi huyện Kiên Lương đã được nhiều nhà khoa học và các tổ chức quốc tế quan tâm nghiên cứu. Theo kết quả nghiên cứu của Lý Ngọc Sâm, Trương Quang Tâm và Lê Cơng Kiệt, tổng số lồi thống kê được ở vùng núi đá
49
vơi Kiên Giang là 322 lồi thuộc 227 chi, 89 họ. Số lượng lồi ước đốn có thể lên đến 350 loài khi mà tất cả các mẫu vật thu thập được định danh hoàn chỉnh.
Thành phần các taxon của hệ thực vật núi đá vôi Kiên Giang gồm: 6 loài rêu, 26 loài khuyết thực vật, 1 loài khỏa tử, 56 loài đơn tử diệp và 233 loài song tử diệp. Thứ tự của các taxon tập trung không đều trong các ngành khác nhau (Bảng 3.3).
Bảng 3.3. Thống kê số lượng các taxon trong các ngành thực vật núi đá vôi Kiên Lương TT Ngành Lớp Taxon Tỷ lệ (%) Họ Chi Loài 1 Rêu Rêu 5 5 6 1,86 2 Dương xỉ Dương xỉ 9 19 26 8,08 3 Hạt Trần Tuế 1 1 1 0,31 4 Hạt Kín Hai lá mầm 64 158 233 72,36 Một lá mầm 10 44 56 17,39 Tổng 89 227 322 100
Nguồn: Lý Ngọc Sâm, Trương Quang Tâm và Lê Công Kiệt
Các họ thực vật quan trọng của núi Đá vôi Kiên Lương gồm: họ Euphorbiaceae (15 chi, 29 loài), Moraceae (2 chi, 23 loài), Rubiaceae (14 chi, 15 loài), Orchidaceae
(14 chi, 16 loài), Araceae (8 chi, 11 loài), Asclepidaceae (7 chi, 11 loài), Asteraceae và Cucurbitaceae (8 chi, 9 loài), Gesneriaceae (6 chi, 7 loài), Poaceae (8 chi, 8 loài), Vitaceae (4 chi, 12 loài). Các loài thực vật chỉ tập trung vào một số họ và chi thực vật
ưu thế ở núi đá vôi như: Euphorbiaceae, Moraceae, Orchidaceae, Rubiaceae, Vitaceae, Asteraceae, Asclepiadaceae, Cucurbitaceae, Poaceae, Zingiberaceae, Gesneriaceae, Adiantaceae (Bảng 3.4).
50