Cảm hứng tự hào về cội nguồn và truyền thống

Một phần của tài liệu thơ thái nguyên thập niên đầu thế kỷ xxi (Trang 38 - 45)

Chương 2 THƠ THÁI NGUYÊN TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI

2.2. Cảm hứng thơ mở rộng, phong phú

2.2.1. Cảm hứng tự hào về cội nguồn và truyền thống

Sống trên mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa; đặc biệt nổi danh là căn cứ địa cách mạng trong những năm tháng kháng chiến bi hùng, người Thái Nguyên rất tự hào về lịch sử cội nguồn và truyền thống của Thái Nguyên và của đất nước. Ý thức tự hào đó đã trở thành một dòng chảy mạnh mẽ cho nguồn cảm hứng thơ Thái Nguyên trong suốt hành trình phát triển, và được tiếp nối liền mạch trong những năm đầu thế kỷ XXI.

Ai đã từng gắn bó với Thái Ngun đều biết đến những sự tích, di tích, địa danh lịch sử, văn hóa của địa phương gắn liền với đời sống tâm linh và tình cảm cội nguồn của con người Thái Nguyên như: hồ Núi Cốc, di tích Đền Đuổm, Đền thờ ơng Đội Cấn, Chùa Hang, Núi Voi, Đèo De, Núi Hồng, Phú Đình, Lưu Xá.v.v...Nặng tình với Thái Nguyên, nhiều nhà thơ của mảnh đất này đã tìm được nguồn cảm hứng say đắm, mãnh liệt từ những di tích lịch sử, cội nguồn và truyền thống trên mảnh đất này: Võ Sa Hà với “Vũ điệu Núi

Voi” đưa cảm xúc về với thời “Đàn chim Việt bay về”, bài thơ “Về chiến khu mù sương” nhớ lại “Chiến khu thời oai hùng”; Túc Văn viết bài thơ “Thăm nơi nhen lửa cách mạng” khi trở lại La Bằng, nơi thành lập chi bộ Đảng

Cộng Sản Việt Nam đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên năm 1936; Lương Thanh Sơn với “Chuyện cụ già ở chiến khu” xúc động ghi lại hồi ức lần đầu tiên được gặp “Ké Hồ” ở đèo De một sáng mùa hè năm 1948; Hạc Văn Chinh với “Về thăm chiến khu xưa” bày tỏ nỗi xúc động khi về thăm rừng Tỉn Keo,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

suối Đèo De và núi Hồng “Nơi thắp niềm tin những ngày gian khổ”. Thanh Duy với “Hơn 60 nắm cơm” và Thế Chính với “Thơ viết ở nghĩa trang”, Đỗ Dũng với “Sân ga” cùng thể hiện cảm xúc tự hào, thương nhớ hương hồn 63 nữ chiến sỹ TNXP 915 hy sinh tại trận địa Lưu Xá ngày 24/12/1972 khi đang làm nhiệm vụ.v.v...

Bên cạnh đó, cịn phải kể đến những bài thơ được khơi nguồn cảm hứng từ những kỷ niệm chiến trường Điện Biên, chiến trường Nam Bộ; chiến trường Lào, Campuchia trong những ngày lửa đạn. Nguyễn Long viết bài thơ “Trên đồi Him Lam” từ tâm trạng “lặng người bên tượng đài chiến

thắng” và có Chùm thơ Trường Sơn (trong tập thơ “Hoa chuối rừng”) khi

thăm lại chiến trường xưa. Tình cảm của Khánh Hạ trong bài “Trở lại miền

Đông” đã “thức lại thời chiến tranh” khốc liệt trên mặt trận Bình Long,

miền Đơng Nam Bộ. Hà Minh Mạnh vô cùng xúc động khi “Thăm lại đèo

Phu Cút” nhớ lại “Một thời khơng có sớm trưa/ chỉ có đạn bom/ và khói

lửa”. Đỗ Dũng viết bài thơ “Xiêng Khoảng - tìm liệt sỹ” như thắp nén tâm

nhang tưởng nhớ đồng đội những ngày “máu hòa nước mắt”, làm nhiệm vụ quốc tế bên nước bạn Lào.v.v...

Cảm hứng về cội nguồn và truyền thống của thơ Thái Nguyên còn được khơi dậy từ dấu ấn truyền thống văn hóa xa xưa của cộng đồng người Việt lưu đọng trong những câu chuyện cổ, những khúc dân ca: Nguyễn Long viết “Về

nguồn” tìm cảm hứng thơ từ “Câu Sli lượn vương dài tha thiết”. Ma Trường

Nguyên viết “Ngõ dân ca” từ nguồn cảm hứng sâu xa về những khúc dân ca “mềm như gié mạ củ khoai” cũng là “Nơi bắt đầu của nguồn của cội”. Xuân Nùng trong “Kí ức miền châu thổ” cảm hứng thơ “Đêm đêm thức hồn châu

thổ” để tìm “À...ơi...tiếng mẹ ru về”.v.v...

Trong số những bài thơ cùng có cảm hứng về cội nguồn và truyền thống của thơ Thái Nguyên thập niên đầu thế kỷ XXI, mạch thơ có cảm hứng về hai cuộc kháng chiến vẻ vang của dân tộc (chống thực dân Pháp và đế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quốc Mỹ) vẫn là mạch chủ, tạo nên đường nét nổi bật hẳn. Khơng chỉ có các bậc “cao niên” hoặc các nhà thơ là “Cựu chiến binh” đã đi qua cuộc chiến mà cả những nhà thơ trẻ cũng đến với nguồn cảm hứng này.

Các nhà thơ Thái Nguyên có cảm hứng về chiến tranh cách mạng khá đa dạng về tuổi đời, nghề nghiệp: có người đã nghỉ hưu (Nguyễn Ngọc Minh, Thế Chính); có người ngun là cán bộ giáo viên (Nguyễn Hữu Bài), người nguyên là cán bộ quân đội cao cấp (Triệu Sơn); người là thương binh (Nguyễn Minh Sơn); người từng khốc áo lính (Ma Trường Ngun, Nguyễn Long, Võ Sa Hà, Nguyễn Thị Minh Thắng...); có người cịn đơi chút ảm ảnh về chiến tranh (Nguyễn Đức Hạnh); lại có cả những người “Chuyện đạn bom

xưa đã thành cổ tích” (Nguyễn Kiến Thọ).v.v...Họ có hồn cảnh, nghề nghiệp

và tuổi tác khác nhau nhưng đã có cùng chung một nguồn cảm hứng khi đến với thơ. Tuy nhiên, nguồn cảm hứng về chiến tranh, cách mạng vẫn là ưu thế của các nhà thơ lớp trước - thế hệ những người đã mang hùng tâm, tráng chí của dân tộc bước vào cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc - thế hệ những người “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai” như Tố Hữu từng ca ngợi. Họ viết về những năm tháng không thể nào quên, về một thời để nhớ ấy là viết về những điều tâm hồn thao thức, trái tim không ngủ yên. Viết về chiến tranh với nhiều nhà thơ Thái Nguyên như trang trải một món “nợ lịng” mà nếu như khơng viết, họ sẽ có cảm giác như mình chưa làm trịn trách nhiệm tình cảm với đồng đội, với quê hương. Họ cần đến thơ để chia sẻ, giãi bày.

Nhà thơ Thế Chính từng tâm sự “Tôi là người may mắn và vinh hạnh được một thời đứng trong đội ngũ những người lính, vừa cầm súng, vừa cầm bút. Có thể nói thơ viết về đề tài chiến tranh chiếm một mảng lớn trong đời sống thơ tôi” [10, tr.5]. Đúng vậy, hồi ức chiến tranh (sau gần 40 năm) vẫn

luôn là nguồn cảm hứng không hề vơi cạn trong thơ ông. Với ông, viết về chiến tranh là viết về những hồi ức, kỷ niệm không thể nào quên: đó là ngày

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhập ngũ lên đường đầy xúc động và thiêng liêng, là con đường ra trận, là đêm hành quân tuy gian khổ mà vẫn vui: “Ba lô buộc chặt/ nhớ bám sát nhau

chạy qua lối tắt../ thở chẳng ra hơi/ vẫn cười khối chí”(“Qua cầu”) …

Nhà thơ Nguyễn Anh Đào có tâm trạng của người sau chiến tranh nguyên vẹn trở về, mang theo niềm tự hào và nỗi nhớ khôn nguôi với đồng đội đã nằm lại chiến trường:

Cặp mơi run khơng nói thành lời

Chân khập khiễng cánh rừng chao đảo Đêm vượt dốc pháo đạn như giông bão Bạn bè ơi! Nằm lại nơi nào

(Nỗi nhớ bạn bè)

Trong số các “nhà thơ mặc áo lính”, Ma Trường Ngun là cây bút có nhiều bài viết về chiến tranh. Cảm hứng về truyền thống trong thơ ơng có sự hịa quyện nỗi đau thương mất mát vì chiến tranh và niềm tự hào về sức mạnh chiến đấu của con người Việt Nam:

Ông bà ngã ngực xuyên bom đạn Mỹ Mẹ vuốt mặt ông bà cùng cha ra đi Cầm lấy súng

Loang đất quê hương máu giặc đầm đìa

(Hà Nội trong nhịp đạp chân con)

Trong những người lính trở về Thái Nguyên, có những người hơm nay đang đứng trên giảng đường đại học. Mặc dù miệt mài với những trang giáo trình, với những đề tài khoa học nhưng nhiều người vẫn thao thức cùng trang thơ. Với họ, ký ức về chiến tranh và tình cảm đồng đội vẫn đọng trong tim, trở thành một phần của cuộc sống tâm hồn và thơi thúc tìm về. Bao năm tháng đã qua đi, sau gần 40 năm làm nghề dạy học, Đỗ Dũng (người lính đã từng tham gia chiến đấu tại Sư đoàn 312, hiện là giảng viên khoa Địa lý Trường Đại học SP - ĐHTN) vẫn mang nặng trong tim nghĩa tình đồng đội:

“Đồng đội hỡi nếu chúng ta còn cả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngày hội tụ trải mình trên cỏ biếc

Các anh ơi! Dưới đất có lạnh khơng?”

(Đồng đội)

Cảm xúc của nhà thơ vỡ òa trước anh linh đồng đội đã hy sinh:

“Đón các anh về lại quê hương

Các anh khơng nói linh thiêng lắm

Xiêng Khoảng máu đỏ thắm chiến trường”

(Xiêng Khoảng - tìm liệt sỹ)

Với Võ Sa Hà, chiếc áo lính là kỷ vật thiêng liêng về đồng đội. Trong cảm nhận của nhà thơ, những đồng đội đã hy sinh là những người bất tử. Mỗi độ xuân về, nhà thơ đón đồng đội đã khuất trở về như cuộc hội ngộ của những người đang cùng quân ngũ:

Mùa xuân nào cũng thế Xếp đầy năm ly to Chúng mày ơi hãy uống Rồi ta hát quân ca

(Mùa xuân gọi hồn đồng đội)

Và có cuộc hội ngộ của những người lính đã đi vào thơ Nguyễn Đức Hạnh thật cảm động:

“Những người bạn cựu chiến binh của cha

Đến nhà hát vang từ đầu ngõ

Thời gian vèo mây qua

Chỉ khúc quân hành trẻ mãi... ...Mỗi người mất một tay?

Thì hai thằng góp chung một tiếng vỗ! … Nhịp quân hành gõ bằng chân gỗ

Lội ngược tháng ngày tìm sự trẻ trung”

(Bạn của cha)

Khi chiến tranh qua đi, đây đó, khơng phải khơng có những hy sinh mất mát bị rơi vào quên lãng, phủ bụi thời gian. Nhưng đến với Thái Nguyên, đọc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thơ Thái Nguyên, người ta thấy ấm lịng và sáng nên niềm tin bởi nguồn tình cảm về truyền thống vẫn sáng ấm trong thơ, đúng như nhà thơ Nguyễn Đức Hạnh đã viết:

“Dẫu gió lãng quên thổi dọc đường lịch sử

Những nấm mộ vơ danh vẫn cịn vấp chân người Dẫu với ai chuyên đạn bom xưa đã thành cổ tích Ngày giỗ con nào nước mắt mẹ chẳng rơi”

(Quên và nhớ)

Và nhà thơ đã nói hộ những điều chúng ta tâm niệm: “Nước mắt rơi

khơng tính nổi giá thành” để không bao giờ quên tri ân những người đã hy

sinh cho đất nước, thắp sáng trang sử vẻ vang của dân tộc.

Trong số những bài thơ có cảm hứng về cội nguồn, truyền thống, về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của thơ Thái Nguyên, có nhiều bài cảm xúc thơ đến với tác giả khi thăm lại những địa danh lịch sử, những mảnh đất “hóa tâm hồn” gắn liền với kỷ niệm sâu sắc về tình đồng chí, đồng đội. Trong những trường hợp này, thơ là bản ký thác tâm trạng. Sáng tác của Hạc Văn Chinh, Khánh Hạ, và tiêu biểu là Nguyễn Long thuộc môtip này; đúng như PGS TS Nguyễn Bích Thu nhận xét: “Đó là những vùng miền, những khơng gian cụ

thể, có tên gọi mà mỗi tên gọi đều gắn với cảnh sắc, sự vật, hiện tượng hoặc một địa chỉ quen thuộc nơi tác giả từng lưu dấu và neo giữ kỷ niệm một thời, khi trở lại, tất cả đều trở nên xao động, sóng sánh trong tâm cảm nhà thơ”

[50, tr.110]. Một môtip khác thể hiện nguồn cảm hứng này: địa danh, sự kiện chỉ là cái cớ để nhà thơ bộc lộ những liên tưởng, suy ngẫm về cội nguồn và truyền thống. Võ Sa Hà, Nguyễn Đức Hạnh, Nguyễn Kiến Thọ nghiêng về hướng này. Võ Sa Hà “tựa” vào sự kiện người anh ở chiến trường trở về khơng cịn gặp mẹ để bộc lộ suy ngẫm về tấm lòng cao cả của những người mẹ Việt Nam:

“Mẹ vẫn tin con mẹ sẽ trở về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Ngày chiến thắng dù khơng cịn bóng mẹ

Ở thế giới bên kia chắc mẹ sẽ mỉm cười”

(Có những người mẹ như thế) Nguyễn Đức Hạnh từ nỗi xúc động về cuộc gặp gỡ giữa những người bạn của cha đã liên tưởng tới hình ảnh “những cây đại thụ” đã từng tỏa bóng mát cho đời.

Từ bức ảnh về người lính dưới chân Thành Cổ “Ngồi lên sự đổ nát/ Nở

nụ cười tươi mãi tận trời xanh”, Nguyễn Kiến Thọ suy ngẫm sâu xa về sự mất - còn

của lịch sử:

“Đi hết chiến tranh

Chỉ nụ cười anh là về với mẹ”

(Suy nghĩ về một bức ảnh) Hoặc trong một buổi chiều Điện Biên: “Hầm Đờ Cát giờ cho trẻ con

chơi/ Trên tháp pháo bồ câu gù nắng”, anh cảm nhận từ khung cảnh bình yên

ấy một chân lý sự sống:

“Những - sứ - giả - hịa - bình - đậu - trên - xác - chiến - tranh” (Chiều Điện Biên)

Những biểu hiện đa dạng, phong phú đó giúp cho thơ Thái Nguyên có cảm hứng về cội nguồn, truyền thống không rơi vào tình trạng phơ diễn cảm xúc theo lối đơn giản, tuyên truyền theo lối công thức hoặc bị “vè” hóa. Nguồn cảm hứng này trong thơ Thái Nguyên không những dồi dào về số lượng bài thơ mà còn tạo được sự hấp dẫn về chiều sâu cảm xúc và suy ngẫm. Có thể nói, sự xúc động tự hào về những tháng năm đau thương, oai hùng trở thành một nguồn thi hứng quen thuộc nhưng khơng mịn, cũ. Nó tiếp tục và sẽ còn mãi mãi được trân trọng trong đời sống tinh thần của các thế hệ nhà thơ Thái Ngun nói riêng, con người Thái Ngun nói chung.

Tìm hiểu những bài thơ được khơi nguồn cảm hứng từ cội nguồn và truyền thống trong thơ Thái Nguyên, có thể thấy, các nhà thơ Thái Nguyên luôn hướng về cội nguồn và truyền thống với tình cảm tự hào và trân trọng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Quá khứ của dân tộc, truyền thống của cha ơng như những dịng hồng cầu vẫn tan chảy trong huyết mạch của thế hệ những người cầm bút hôm nay, giúp cảm xúc của họ thăng hoa thành câu chữ trên trang viết. Nguồn cảm hứng này giúp cho thơ Thái Nguyên trong thập niên đầu thế kỷ XXI có sự tiếp nối liền mạch, tự nhiên với các giai đoạn trước và dễ dàng đi vào đời sống tinh thần, xã hội của đồng bào các dân tộc tỉnh Thái Nguyên - mảnh đất giàu truyền thống lịch sử và cách mạng - “Thủ đơ kháng chiến” - “Thủ đơ gió ngàn”.

Một phần của tài liệu thơ thái nguyên thập niên đầu thế kỷ xxi (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)