Thơ Võ Sa Hà Hồn thơ hóa “cánh chim về núi”

Một phần của tài liệu thơ thái nguyên thập niên đầu thế kỷ xxi (Trang 91 - 101)

Chƣơng 3 MỘT SỐ CÂY BÚT TIÊU BIỂU

3.2. Nhà thơ Võ Sa Hà

3.2.2. Thơ Võ Sa Hà Hồn thơ hóa “cánh chim về núi”

Trong ba tập thơ :“Ngựa đá”- (2001), „„Cánh chim về núi‟‟- (2004),

“Lửa trắng”- (2009), Võ Sa Hà đã thể hiện khá nhiều nội dung. Đó là cảm

hứng hướng về cội nguồn, về tình u đơi lứa, về trải nghiệm và suy tư với cuộc đời và về sự sáng tạo thơ ca. Nhưng có lẽ nội dung lớn nhất, bao trùm nhất tạo nên sự thành công trong thơ Võ Sa Hà là Cảm hứng hướng về quê núi, về cội nguồn. Điều đó tạo nên nét riêng đầy ấn tượng trong thơ Võ Sa Hà – một hồn thơ nặng lòng với quê núi.

Là người con gốc miền quan họ Bắc Ninh nhưng được sinh ra, trải qua những năm tháng tuổi thơ vất vả, lớn lên từ mảnh đất Cao Bằng. Quê núi nghèo khó đã ni dưỡng nhà thơ thành người. Với ông, mảnh đất ấy đã trở thành máu thịt của mình. Phải rời xa nó về chốn thị thành quả là điều khơng dễ dàng. Đó là những phút giây dài bằng cả đời người. Võ Sa Hà đã trải qua cái thời khắc khó khăn như thế. Khi nhà thơ phải rời núi xuống đồng bằng: “Núi Sa Hà u uất tiễn tôi đi” (Mùa thu ấy), bóng núi đã lùi xa vĩnh viễn con người ấy. Khi nhà thơ xa xót thốt lên “Một mình tơi trơ trọi với mênh mơng”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thì có nghĩa cuộc sống xa q núi đã đẩy con người ấy vào một thế giới cô đơn trống trải đến hụt hẫng vì khơng cịn bóng núi chở che để nương tựa. Nhưng có điều, hồn núi thì chắc chắn khơng bay mất khỏi hồn thơ Võ Sa Hà. Và phải chăng vì thế, kể từ đó, mỗi bài thơ đều như một lần hồn non mơ về núi. Võ Sa Hà hóa thân làm một cách chim, một hồn thơ Võ Sa Hà “bay” về quê núi, mang theo tình u tha thiết.

„„Con chim bay mang bóng dáng nỏ thần Mỗi ngọn núi đều mang hình ngọn lửa Mỗi dịng sơng một tình yêu ấp ủ

Tấm áo chàm mang hồn của quê hương‟‟ (Khúc hát quê hương )

Võ Sa Hà được thừa hưởng những nét đẹp trong đời sống văn hóa miền núi. Vốn văn hóa ấy đã thấm đẫm trong con người ơng, từ lời ăn tiếng nói đến tính cách và nếp nghĩ, nếp sống. Vì vậy, trong thơ Võ Sa Hà, dù gián tiếp hay trực tiếp, ông luôn nhắc đến quê núi và cội nguồn một cách tha thiết. Quê hương đã cho nhà thơ một tài sản vô giá:“Tôi chỉ mang theo hồn thơ mà nặng

đến bại người”. Quê núi đã tạo nên tâm hồn Võ Sa Hà, dẫn ông đến với thơ

và tạo nên hồn thơ Võ Sa Hà. Hồn thơ ấy tìm về với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của quê núi.

. Qua khảo sát 171 bài thơ trong ba tập thơ “Ngựa đá”- (2001), „„Cánh

chim về núi‟‟- (2004), có 57 bài thơ viết về quê núi. Nó như một ám ảnh trở

đi trở lại trong thơ Võ Sa Hà.

Có rất nhiều hình ảnh đặc trưng của quê núi được Võ sa Hà lựa chọn để viết. Quê hương yêu dấu hiện ra trong mỗi trang thơ của Võ Sa Hà là những

con đèo cao “mây chạm mặt đất”, là những cơn mưa ngâu sụt sùi mùa thu,

mát mẻ mùa hè và mùa đông phủ đầy sương muối, là cánh rừng, dịng sơng,

con suối, là những cơn gió thổi vi vút quanh năm trên những dải đèo cao, là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Núi rừng ln là hình ảnh gắn bó với người dân q ơng. Võ Sa Hà về với quê hương là về với núi rừng. Phải chăng vì thế, kể từ đó, mỗi bài thơ đều như một lần hồn non mơ về núi. Đó là hình ảnh ngọn núi hiện ra với tầm vóc vũ trụ và mang màu sắc huyền thoại kì vĩ của sử thi:

“Những quả núi cao ngửa mặt nhìn trời Vẫn vững chãi qua ngút ngàn sóng gió..”

(Khúc hát quê hương)

Đọc những câu thơ trên, ta hình dung như dáng núi đang ưỡn tấm ngực kiêu hãnh trước thời gian. Đó là biểu tượng ngọn nguồn sức mạnh cho tính cách mạnh mẽ và dũng khí ngang tàng của con người miền núi.

Đặc biệt, trong tâm thức của nhà thơ, núi non là một thế giới chất chứa những kỷ niệm đẹp đến mê đắm:

“Anh đã từng cõng em lên núi

Núi Sa Hà mờ xanh

…Anh đã từng hát cho em nghe

Bài hát của gió rền, núi nghiêng, sơng cuộn Anh đã từng gối đầu lên tay em ngủ

Giấc ngủ tròn trăng rừng”

(Anh khóc)

Ở đây, núi non hiện ra trong một sắc điệu khác. Không lừng lững uy nghiêm kiêu hãnh, mà thướt tha và nồng nàn. Nó chính là biểu tượng ngọn nguồn thẳm sâu cho tâm hồn chất phác chân thành và giàu tình cảm của con người miền núi.

Đặc biệt, thiên nhiên trong thơ Võ Sa Hà cịn hiện lên bởi vẻ đẹp tình tứ, giao hịa của núi, của trăng:

„„Núi ngửa mặt sững sờ muôn thuở Ngắm nàng trăng đi dạo giữa rừng sao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Trăng diêm dúa xiêm y nô giỡn

Đâu biết núi si tình cứ đứng ngóng trời cao‟‟

(Núi Sa Hà)

Núi, trăng và đá cịn có sự hịa nhập thú vị: làm nảy nở giữa đất trời

những bơng hoa tình u rực ánh vàng trong màn sương tơ mịn.

„„Trăng nở vàng ngực núi Đá rực ánh huyền linh Sương buông màn tơ mịn Hoa núi cười rung rinh‟‟

(Hoa núi)

Thiên nhiên trong thơ Võ Sa Hà còn hiện lên với cơn mưa rừng tinh khiết, có khả năng rửa sạch mọi buồn lo khiến con người như được hồi sinh, trẻ lại: “Trong mưa ta thành trẻ nhỏ/ Cả đời ước cũng khơng ra”(Mưa rừng).

Một dịng suối trong mát, thơ mộng: „„Anh đưa em về quê

Đến con suối đầu nguồn ta hãy tắm Suối bản anh trong mát lắm

Hoa rừng thơm từng giọt nước lung linh‟‟

(Về đi em)

Với cả ngọn gió trời Võ Sa Hà cũng ngầm nhắn gửi tâm tư:

„„Gió à, gió ơi Chia tay gió nhé

Về Cao Bằng thơi‟‟

(Về Cao Bằng)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn „„Đã cao mà lại vẫn bằng

Đã lên quá núi lại ngang với trời … Vì bằng tiếng Lượn bay quanh Vì cao câu nói nghe thành líu lo‟‟

(Cao Bằng)

Như vậy, Võ Sa Hà đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên sinh động bằng tình yêu quê hương tha thiết của mình. Đối với ơng, về với quê núi mãi là về với thế giới của miền cổ tích:

„„Suối hát bài ca năm cũ Gió rừng rủ rỉ rung cây Đá giấu nỗi niềm rêu phủ

Núi mơ trong mộng sương bay”

(Về với người cổ tích)

Vì vậy, nhà thơ tìm về quê hương bắt đầu từ niềm tự hào:

„„Những quả núi cao ngửa mặt nhìn trời Vẫn vững chãi qua mn ngàn nắng gió Người thương đất nên từng mỏm đá Dù giặc giã bao lần vẫn ôm đất không đi …Q hưong mình vẫn sừng sững khơng đi‟‟

(Khúc hát quê hương)

Con người nói chung và nhà thơ nói riêng ln lấy đời sống văn hóa dân tộc mình làm điểm tựa cho tâm hồn. Chỉ khi nào thấm đẫm trong văn hóa của dân tộc mình, ta mới bộc lộ được đầy đủ bản ngã. Đúng như nhà văn Aimatop đã khẳng định: Trước hết anh phải là người con của dân tộc anh đã.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đọc thơ Võ sa Hà, ta dễ nhận thấy đời sống văn hóa miền núi hết sức đậm nét. Nó thể hiện tiêu biểu nhất qua phong tục, tập quán, nếp sống nếp nghĩ và tính cách con người.

Đó là các lễ hội mùa xuân:

„„Mùa xuân vui trong tiếng Lượn dập dìu Hội lùng tùng của con trai, con gái Quả còn bay đi nặng lòng chờ đợi Quả cịn bay về, hị hẹn tìm nhau‟‟

(Khúc hát quê hương)

Đó là tập tục uống rượu bởi “rượu nhiều như nước sông cứ uống”, tập tục tảo mộ, đi chơi hội…

Ngay cả nếp ứng xử của con người nơi đây cũng đặc biệt. Khi đón nhận một thành viên mới, tình u thương giữa con người cũng có cách bộc lộ độc đáo:

“Anh sẽ dắt em leo bậc sàn chông chênh ...Bố sẽ đón em bằng cái gật đầu rồi im lặng Mẹ sẽ xuống cầu thang sau bếp chọn gà Đêm em ngủ với bà

Bà sẽ kể cho em nghe những bài ca mùa xuân đi hội ...Rồi họ hàng kéo đến hỏi thăm em”

(Về đi em)

Hay miêu tả sự ra đi của con người, từ giã cõi đời và cả cách đưa tiễn người đã khuất cũng mang nét khác biệt:

„„Rồi bà lên giường đắp chăn Cứ thế bà đi

...Đám ma bà, con cháu đều say rượu‟‟

(Bà Ké)

Con người quê núi là vậy : vui cũng say, buồn cũng say, đón và tiễn biệt đều say.Đưa tiễn một người thân yêu về cuối trời, người sống cũng có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

niềm nhớ thương khôn xiết nhưng không buồn vì người thân đã đi trọn một quãng đường dài thanh thản, nhẹ nhàng.

Đặc biệt Võ Sa Hà có tình cảm đằm thắm với các bài hát q hương. Đó là sức sống, là linh hồn của quê hương:

„„Bà tóc bạc như mây vẫn hát cháu nghe Điệu Phong-Slư để cháu mình giữ lại Điệu Hà Lều, điệu Then, Nàng Ới

Từ khi có ơng trăng giờ vẫn ngọt ngào‟‟

(Khúc hát quê hương)

Với nhà thơ, bài hát quê hương không chỉ là giai điệu, cung bậc của âm thanh mà còn là một sinh thể mang “hồn cốt” của quê hưong. Vì vậy nhà thơ khơng chỉ nghe nó mà cịn gắn bó với nó, trân trọng nó. Nhà thơ cảm thấy xót xa khi bài hát ấy trở thành lời hát cũ xa xơi. Bởi điều đó đồng nghĩa với việc những giá trị cổ truyền của quê hương bị mai một:

„„Chỉ cịn một cụ bà hát bài hát ấy thơi

...Một người hát nên lời ca buồn rũ Nó khơng đủ sức chạy ra ngồi cửa Nó phải tựa lưng vào vách nứa Nó ngã vào bếp lửa...‟‟

(Bài hát cũ)

Bài hát cũ chính là hình ảnh tượng trưng cho giá trị văn hóa cổ truyền

vậy mà giờ người hát nó chỉ có một. Những lời ca vui từng làm cho cuộc đời có ý nghĩa hơn ngày nào giờ thay thế bằng lời ca buồn rũ, ảo não. Dường như nó bị lạc lõng giữa thế giới này, trở nên yếu ớt nhường nào.

Những năm tháng tuổi thơ luôn là những dấu ấn đậm nét nhất, có sức ám ảnh trong suốt hành trình cuộc sống mỗi người. Một nhà thơ khi tìm về ký ức tuổi nhỏ là tìm về những vẻ đẹp trong sáng, thánh thiện, cũng có khi cịn là những vất vả, cơ cực một thời. Vì vậy, Võ Sa Hà gắn bó và tìm về với q hương cịn là tìm về với kỷ niệm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Võ Sa Hà sinh ra và lớn lên ở vùng đất Quảng Un. Ơng có những năm tháng thơ ấu đầy vất vả, nhọc nhằn, không chỉ thiếu thốn về đời sống vật chất mà cịn nhiều thiệt thịi trong đời sống tình cảm. Quê núi như một ám ảnh trở đi trở lại trong thơ Võ Sa Hà. Võ Sa Hà hóa thân thành „„cánh chim‟‟ tìm về với núi chính là tìm về với kỷ niệm. Kỷ niệm dắt nhà thơ đi. Khi là những hình ảnh sinh hoạt trong cuộc sống thường ngày với hình ảnh đặc trưng :

ngọn đèn dầu li ti, bếp lửa đỏ suốt ngày đêm, sương muối phủ đầy : “Những ngọn đèn dầu li ti bóng núi

Bếp lửa đó suốt đêm ngày Mùa đơng sương muối phủ dày

Bảy giờ tối cả làng chất vào mộng mị”

(Quê tôi)

Khi là cái đói nghèo đến mức thật khó hình dung:

“Q tôi

Những căn nhà khép nép ven khe Cây trái thì nhiều mà gạo ít ...Vắt đầy rừng

Dĩn bóng trịn hạt vừng Muỗi to bằng ruồi

Chỉ có bắp ngơ ngày càng bé lại..”

(Q tơi)

Q hương nghèo đói cũng chính là một phần kỷ niệm trong thơ Võ Sa Hà. Đó là những ám ảnh khó quên. Cái nghèo đói vẫn đeo bám người

dân nơi đây. Vùng quê ấy „„tụt trong đáy rốn rừng‟‟, „„chín phần mười trẻ

con khơng cần học chữ‟‟, được nối liền văn minh bởi câu chuyện của

những người đi chợ.

Khi là nỗi đau đớn tột cùng, xiết chặt tâm can:

“ Mẹ ra đi đúng lúc trăng trịn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ...Con sắp thành sinh viên, bố về với mẹ rồi

Núi Sa Hà thêm một vòng mây phủ Trăng ở xa mà núi thì gần quá Hai dải mây chì đè xiết đời con”

(Dải tang mây)

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy một sự khác biệt rất rõ của thơ Võ Sa Hà với những nhà thơ khác khi nói về tuổi thơ. Trong ký ức của ông, dường như chỉ có những trăn trở, nỗi buồn, ám ảnh đến mức nặng nề, còn những kỷ niệm vui, những tiếng cười hầu như vắng bóng. Điều đó một lần nữa cho thấy thơ là tiếng nói chân thực và kết lắng nhất của tâm tưởng con người.

Viết về con người quê núi, thơ Võ Sa Hà có giọng điệu riêng, thành kính và xúc động. Trước hết, đó là hình bóng những người thương yêu nhất: Em, Bố, Mẹ,Chị v.v…Họ đã chìm khuất vào bóng núi, để nhà thơ mải miết mơ tìm:

“Khơng em tơi biết về đâu

Thơi thì bệt ln xuống cỏ Thơi đành tự ru mình ngủ Ơ kìa! Bóng núi vươn che”

(Chiều)

Đặc biệt, trong thơ Võ Sa Hà ln tràn ngập hình ảnh người mẹ thân yêu. Lớn lên trong sự chăm sóc, nâng niu của người cha, mang theo nỗi đau mất mẹ từ lúc lọt lòng. Đối với Võ Sa Hà, đây là nỗi đau đớn tột cùng, chỉ có thể nói được bằng thơ. Mẹ hiện về trong những giấc mơ, qua những lời trị

chuyện với nỗi buồn thương vơ hạn „„Mẹ/ Có nỗi buồn đè lên mọi niềm vui/

Nụ cười con nửa chừng chợt tắt../ Con nghẹn ngào gọi mẹ”, qua nỗi nhớ tha

thiết và qua những lời ru “Lời ru của mẹ/ Từ dưới mồ vọng lên/ À ơi suốt đời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn độc giữa cuộc đời náo động/ Dù sống trăm năm chưa thành kiếp con người”.

Đây cũng là lý do khiến nhà thơ ln tìm về q núi, vì ở đó nhà thơ được sống trong thế giới ngập tràn cổ tích và vì ở đó có mẹ. Bởi vậy nhà thơ ln kiếm tìm hình bóng thân thương của mẹ:

“Mẹ ở đâu sợi khói lả giữa chiều

Chút yên tĩnh đi hoang vào lũng núi Bóng núi xô nghiêng căn nhà của mẹ Lưng đá gầy run rẩy giữa sương trăng”

(Về quê)

Quê núi hiện về gắn liền với cuộc đời của những con người bình dị nhưng cũng có biết bao thăng trầm: Ơng ngoại, Bà Ké, những bà già phố núi. Họ là những con người chứng kiến bước đi thăng trầm của quê hương, mang hồn của quê hương:

„„Họ đã ngồi đấy từ thế kỷ trước Phố núi ngày càng nhiều người

Nhưng các bà già ngồi dưới mái hiên ít dần Hồn phố cũng mờ theo‟‟

(Những bà già phố núi)

Ơng ngoại, Bà Ké ln gắn liền với hình ảnh bếp lửa: “Ơng ngồi

cúi mặt trong nhà/ Bóng ngã xuống tàn tro lạnh lửa”; „„Bà dính vào bếp

lửa/ Tay cời tro, than cháy cả tay”. Bên bếp lửa là hình ảnh những người

già nua nhưng chính họ lại là người giữ lửa cho căn nhà ấm áp, hồn q ln ấm nóng.

Tự hào về quê núi, Võ Sa Hà cịn có hướng khái qt lịch sử ngồn cội của q hương ơng :

„„Chân đạp mịn đá tai mèo nhọn sắc Con dao quắm tự rèn, lưỡi cày tự đúc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Khẩu súng Phẩy đuổi thú giữ nương ngô‟‟

(Khúc hát quê hương)

Khái quát về truyền thống anh hùng, bất khuất của con người đất núi :

„„Người thương đất nên ôm từng mảnh đá

Một phần của tài liệu thơ thái nguyên thập niên đầu thế kỷ xxi (Trang 91 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)