Hình thành rõ hơn diện mạo thơ

Một phần của tài liệu thơ thái nguyên thập niên đầu thế kỷ xxi (Trang 73 - 77)

Chương 2 THƠ THÁI NGUYÊN TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI

2.4. Hình thành rõ hơn diện mạo thơ

Khi viết lời mở đầu cuốn “Tuyển thơ 1987 – 1991” của Hội văn nghệ Bắc Thái (Thái Nguyên ngày nay), nhà thơ Trần Văn Loa (tác giả của bài thơ

“Suối Lênin” đã được nhạc sỹ Phạm Tuyên phổ nhạc) có giới thiệu về thơ

Thái Nguyên: “Thơ Bắc Thái năm năm qua là vậy. Rồi ai đó sẽ hỏi: “Bản sắc

Bắc Thái ở đâu?” - Chịu!...” [64 , Tr.6].

Thế mà chỉ khoảng mười năm sau, người ta đã có thể nói đến “Bản sắc thơ Thái Nguyên”. Sang thập niên đầu thế kỷ XXI, thơ Thái Nguyên hình thành rõ hơn diện mạo riêng. Nhìn tồn cảnh, có thể khái qt ba đặc điểm cơ bản sau: Một nền thơ hội tụ đa sắc thái; Có sự phát triển linh hoạt; Một nền

thơ đa phong cách.

Thứ nhất: Một nền thơ hội tụ đa sắc thái.

Thái Nguyên là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, cách mạng; là nơi hội tụ của nhiều dân tộc, nhiều vùng miền mang nhiều nét đặc trưng về văn hóa, phong tục, tập quán bởi vậy đến với thơ Thái Nguyên là ta đến với nền thơ hội tụ đa sắc thái. Người làm thơ Thái Nguyên hôm nay có nhà thơ là người dân tộc Kinh như Nguyễn Đức Hạnh, Nguyễn Thúy Quỳnh, Võ Sa Hà,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lưu Thị Bạch Liễu; cũng có nhà thơ là người dân tộc thiểu số như Ma Trường Nguyên, Phạm Văn Vũ...; có người quê ở Thái Nguyên; có người quê gốc miền xi theo gia đình lên sinh cơ lập nghiệp tại Thái Nguyên từ lâu. Nhưng cũng có người chỉ mới đến Thái Nguyên từ khi trưởng thành để học tập, công tác. Sự hội tụ và tiếp xúc đó là cơ sở hình thành đặc điểm “đa sắc thái” của thơ Thái Nguyên.

Các nhà thơ dân tộc thiểu số có cách thể hiện tâm hồn bằng cách cảm,

cách nghĩ, cách nói riêng. Hình ảnh núi, rừng, ruộng, nương...ngập tràn trong

thơ. Những sinh hoạt văn hóa tinh thần với những trị chơi dân gian đặc sắc như tung còn, hát then, sli cũng trở thành những hình ảnh quen thuộc của thơ. Dù viết thơ bằng tiếng dân tộc mình hay tiếng Kinh, họ vẫn thể hiện chân thực lối cảm, lối nghĩ và cách diễn đạt chân tình, mộc mạc mà giàu hình tượng. Tiêu biểu như Ma Trường Nguyên - một hồn thơ mộc mạc, hồn nhiên, giản dị. Ta không thể quên những câu thơ đậm chất văn hóa Tày của ơng. Các nhà thơ là người dân tộc Kinh đem đến những trang thơ mang cảm xúc và hình thức hình thức biểu đạt riêng của người Việt: ý nhị, tinh tế

Có điều đáng lưu ý là, các nhà thơ Thái Nguyên luôn chịu ảnh hưởng phong cách văn hóa của nơi mình sống (dù là người Kinh hay người dân tộc thiểu số). Có nhà thơ là người Kinh nhưng chịu ảnh hưởng sâu sắc có phong tục văn hóa văn hóa của đồng bào Tày. Ví dụ như Võ Sa Hà quê gốc Bắc Ninh nhưng thơ ông đậm chất miền núi với những hình ảnh của đá, của núi, của trăng; với những phong tục tập quán như ném cịn, hát sli, hát lượn.v.v...Tính “đa sắc thái” đưa lại cho thơ Thái Nguyên

những cung bậc cảm xúc và cách thể hiện đa dạng, phong phú - một yếu tố làm nên sự hấp dẫn của thơ.

Thứ hai: Một nền thơ phát triển linh hoạt

Những thập niên đầu thế kỷ XXI chứng kiến sự phát triển vượt trội của thơ Thái Nguyên về cả số lượng và chất lượng, về nội dung và nghệ thuật. Có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

được điều này là do các tác giả Thái Nguyên có sự nhanh nhạy, linh hoạt trong q trình hội nhập, hịa vào dịng chảy chung của thơ ca đất nước.

Cuộc sống đang tự vận động đi lên. Trên hành trình đi tìm cái hay, cái đẹp cho thơ ca, người làm thơ Thái Nguyên phải chấp nhận cả cái hay, cái dở. Nhưng trước yêu cầu bức bách của cuộc sống, của thời đại thông tin bùng nổ. Nhà thơ Thái nguyên đã có sự linh hoạt trong việc lựa chọn con đường đi cho mình. Họ cố gắng tìm tịi tạo ra sự mới lại trong thi pháp thơ, trong tư tưởng. Họ không hài lịng với cái với những gì mình được hưởng từ truyền thống mà luôn cố gắng tiếp nhận sự chuyển biến thông tin thơ hiện đại để thay đổi bút pháp. Có thể kể đến những người đầu tiên nhen nhóm ngọn lửa ấy là nhà thơ Trần Thị Vân Trung, Võ Sa Hà, Nguyễn Đức Hạnh, Nguyễn Thúy Quỳnh… Tiếp đến là các nhà thơ trẻ như: Mai Liễu, Nguyễn Kiến Thọ, Dương Thu Hằng, Phạm Văn Vũ…Họ là những người được đào tạo bài bản, có tri thức vững chắc, có đủ niềm đam mê để đến với thơ và làm mới nó. Thơ Thái Ngun hơm nay đem đến cái nhìn mới mẻ về thế giới, con người, cuộc sống.

Sự linh hoạt, cố gắng tìm tịi của các nhà thơ Thái Nguyên trong thập

niên đầu thế kỷ XXI là điều đáng ghi nhận. Một bằng chứng rõ nét là nhiều hoạt động văn chưong, nhiều cuộc giao lưu, những sinh hoạt văn hóa lớn đều có sự góp mặt của nhà thơ Thái Nguyên. Điều đó tạo tiền đề cho thơ ca Thái Nguyên tiếp tục phát triển trong những chặng đường sau.

Thứ ba: Một nền thơ có hƣớng đa phong cách.

Ngọn gió “đổi mới” trong văn học cũng là điều kiện tác động để các nhà thơ Thái Nguyên trong thập niên đầu thế kỷ XXI thêm mạnh dạn, tự tin khi phát huy sở trường và năng lực cá nhân; mở rộng, khơi sâu ngòi bút để khám phá hiện thực, biểu hiện tư tưởng và tìm tịi phương thức biểu hiện, tạo dấu ấn riêng trong thơ: “Nguyễn Thúy Quỳnh cùng những độc bạch nội tâm,

giàu triết lý, thấp thống hình ảnh thơ siêu thực. Lưu Thị Bạch Liễu với giọng lạnh lùng, bất an chất chứa nhiều ẩn số. Rồi Nguyễn Đức Hạnh, Thế Chính, Nguyễn Kiến Thọ, Phạm Văn Vũ.v.v…, mỗi người một vẻ đã góp phần thổi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn bùng lên ngọn lửa thi ca Thái Nguyên hôm nay” [73, tr.19]. Ở một số cây bút

tiêu biểu như Ma Trường Nguyên, Võ Sa Hà...đã có thể mạnh dạn nói đến sự hình thành phong cách thơ.

Dù đã đạt được nhiều thành công về đổi mới cảm hứng và hình thức thể hiện, nhưng thơ Thái Nguyên thập niên đầu thế kỷ XXI vẫn chưa có được sự cách tân mang tính đột phá. Sự đổi mới chỉ tập trung ở một số tác giả có nội lực mạnh. Một số tác giả vẫn giữ cách thể hiện mang tính truyền thống, thiếu những tìm tịi thử nghiệm mới. Có lẽ vì vậy, đọc thơ Nguyễn Long, nhà lý luận phê bình văn học Nguyễn Bích Thu cảm nhận: “ Đổi mới cũng là sự sống còn của thơ. Là người đọc và cũng là đồng nghiệp của Nguyễn Long, tơi ao ước tác giả có có sự chuyển kênh, đổi giọng, tránh sự lặp lại trong chất liệu và thi tứ trước đây”. Nhận xét này cũng đúng với một số cây bút khác của thơ Thái Nguyên.

Với bản thân một số tác giả có ý thức tự giác về sự đổi mới thơ thì sự thành công chỉ mới dừng lại ở một số phương diện nhất định và một số tác phẩm cụ thể. Nó chưa thành một chân dung sáng tạo hoàn toàn mới, chưa thành một hệ thống thi pháp. Đề cập vấn đề này, đề tài hy vọng vào sự phát triển vượt trội hơn nữa của thơ Thái Nguyên, mặc dù biết rằng đó là cả một q trình khó khăn, lâu dài, địi hỏi dám chấp nhận thể nghiệm, kiên tâm sáng tạo để đạt đến thành công mới của mỗi nhà thơ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu thơ thái nguyên thập niên đầu thế kỷ xxi (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)