1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH
1.3.1.2. KINH NGHIỆM CỦA HUYỆN NGHĨA ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN
Huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An được thành lập sau khi chia tách để thành lập thị xã Thái Hồ theo Nghị định 164 CP của Chính phủ, Nghĩa Đàn là một huyện nghèo với diện tích trên 61.000 ha đất tự nhiên, dân số trên 13 vạn người, có 24 xã trong đó sản xuất nơng nghiệp là chủ yếu, CN - TTCN và thương mại - dịch vụ còn sơ khai, cơ sở hạ tầng thấp kém, tỷ lệ hộ nghèo cao, đời sống nhân dân nhìn chung cịn thấp, có 9/24 xã đặc biệt khó khăn và hơn một nửa số xã có xóm, bản đặc biệt khó khăn. Các lĩnh vực giáo dục -đào tạo, y tế, văn hố xã hội có mặt bằng phát triển thấp, trật
tự an tồn xã hội cịn những bất cập. Là địa phương duy nhất chưa có thị trấn huyện lỵ, trụ sở các cơ quan hành chính huyện phải xây mới hoàn toàn.
Dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng bợ huyện và sự nỗ lực không ngừng của cả hệ thống chính trị, của đồng bào các dân tộc trên địa bàn, Nghĩa Đàn từng bước khẳng định được vị trí và nỗ lực của địa phương, tạo thế và lực mới cho những năm tiếp theo với những thành tựu nổi bật.
Sớm ổn định tổ chức bộ máy của cả hệ thống chính trị. Tập trung chỉ đạo quyết liệt trong việc lập quy hoạch, xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020. Điều chỉnh mở rộng quy hoạch thị trấn hợp lý. Xác định lại cơ cấu kinh tế trên địa bàn.
Sau chia tách Nghĩa Đàn là huyện sản xuất nông nghiệp thuần túy, trước thực tế đó, huyện đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để phát huy tiềm năng, lợi thế, tranh thủ mọi sự quan tâm, đầu tư từ các cấp, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng từ hơn 10% cuối năm 2008 lên 11,27% năm 2010; tổng giá trị sản xuất đã tăng 684.850 triệu đồng năm 2008 lên 782 tỷ 741 triệu đồng vào năm 2010, tăng 14,05% so với cùng kỳ. Năm 2010, nông lâm ngư nghiệp đạt 439.878 triệu đồng (tăng 7,66%); công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản đạt 201.442 triệu đồng (tăng 33,13% so với……); thương mại - dịch vụ đạt 141.421 triệu đồng (tăng 11,86% so với......); giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt 16,4 triệu đồng/ người/ năm; thu ngân sách tăng, từ 24.302 triệu đồng (2008) lên 31 tỷ đồng (năm 2010) vượt 158% kế hoạch. Là huyện đầu tiên trong tỉnh áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Năm 2010, được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen về thành tích thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn.
Đồng thời đề ra nhiều giải pháp cụ thể, đồng thời xác định và lựa chọn hợp lý các mũi và khâu đột phá trong từng ngành nghề sản xuất - kinh doanh phù hợp với tình hình của địa phương. Tạo mơi trường thuận lợi, hấp dẫn các nhà đầu tư. Tích cực kêu gọi, thu hút đầu tư và khai thác có hiệu quả các tiềm năng góp phần đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ sự quan quan tâm, tạo điều kiện của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, với tiềm năng, lợi thế của mình, Nghĩa Đàn đã kêu gọi được nhà đầu tư trong
lĩnh vực chăn ni bị sữa tập trung quy mô công nghiệp và một số dự án công nghệ cao khác vào địa bàn, đưa Nghĩa Đàn trở thành một trong những huyện dẫn đầu toàn tỉnh về thu hút đầu tư với số vốn hàng ngàn tỷ đồng.
Tập trung cao độ cho xây dựng quy hoạch và thực hiện quy hoạch. Đó là các quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất đai, tài nguyên môi trường; khu trung tâm thị trấn, các thị tứ; quy hoạch khu công nghiệp như khu công nghiệp nhỏ Nghĩa Long bước đầu đã thu hút một số doanh nghiệp vào hoạt động. Triển khai tốt quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên cơ sở gắn với các dự án nông nghiệp công nghệ cao, tiến hành quy hoạch xây dựng khu tái định cư cho các hộ dân ở vùng dự án.
Quan tâm đến công tác đền bù giải phóng mặt bằng, xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, từ đó dành nhiều thời gian, huy động lực lượng lớn cán bộ, công chức triển khai một cách quyết liệt, hiệu quả, đảm bảo đúng luật pháp, chính sách và đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân liên quan, trong thời gian những dự án đã được triển khai tại huyện Nghĩa Đàn như: Đường nối quốc lộ 1 A – huyện Nghĩa Đàn – thị xã Thái Hịa, đường nối Hồ Chí Minh đi quốc lộ 48, đường nối quốc lộ 15 A đi đường Hồ Chí Minh, Nhà máy chế biến sữa của Công ty Cổ phần thực phẩm sữa TH với quy mô 2.245, 6 ha với tổng tiền bồi thường, hỗ trợ là 414,2 tỷ đồng.
Nhiều cơng trình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng. Tính từ thời điểm chia tách đến đầu tháng 4 năm 2011 tổng mức đầu tư các dự án là 707 tỷ 166 triệu đồng. Tập trung đẩy nhanh tiến độ khởi công, xây dựng các tuyến đường giao thông lớn như: Đường Đông Hồi - Nghĩa Đàn - Thái Hồ , đường Hồ Chí Minh nối quốc lộ 48, đường Trung - Bình – Lâm, đường cứu hộ cứu nạn, Trung tâm Y tế huyện, Nghĩa trang liệt sỹ huyện… và nhiều dự án đã phát huy hiệu quả. Đặc biệt, hạ tầng khu trung tâm hành chính huyện đang được khẩn trương xây dựng khang trang, đẹp đẽ, được đưa vào sử dụng từ tháng 5/2011.
Để đạt được kết quả nêu trên, trong thời gian qua chính quyền huyện Nghĩa Đàn đã thực hiện những nội dung sau:
vụ chính trị quan trọng của các cấp ủy Đảng chính quyền từ cấp huyện đến cấp xã. Cả
hệ thống chính trị đã tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện, trong đó chú trọng việc rà sốt các cơng trình, dự án cịn vướng mắc để kịp thời nắm bắt, giải quyết, cụ thể hàng tháng, hàng quý trực tiếp Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND và trưởng các ban ngành đều tổ chức đối thoại để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để từ đó có phương án giải quyết vừa đúng pháp luật và đảm bảo hài hòa lợi ích của người bị thu hồi đất.
- Quan tâm đến việc giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất sau khi giải phóng mặt bằng, như đã thống nhất với Công ty Cổ phần thực phẩm sữa TH có chính sách thu hút con em của các hộ gia đình, cá nhân là đối tượng bị ảnh hưởng có trình độ từ Trung cấp chun nghiệp trở lên vào làm việc tại Công ty.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho chính quyền thị xã Thái Hịa
Thị xã Thái Hịa là đơn vị có nhiều nét tương đồng về tình hình kinh tế xã hội với huyện Quỳnh Lưu và huyện Nghĩa Đàn. Đây là những đô thị mới, trẻ được cấp trên quan tâm đầu tư để làm đầu tàu phát triển cho các vùng phụ cận. Từ những kinh nghiệm của chính quyền huyện Quỳnh Lưu và huyện Nghĩa Đàn, trong thời gian tới để tổ chức thực thi chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành cơng chính quyền thị xã Thái Hịa cần thực hiện tốt những nội dung sau:
- Xác định BTHTTĐC là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, từ các cấp lãnh đạo cao nhất của địa phương phải thực sự vào cuộc để kịp thời có sự chỉ đạo, điều hành kịp thời, giải quyết dứt điểm cịn vướng mắc.
- Đẩy mạnh cơng tác tun truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao dân trí, vận động nhân dân; xác định tuyên truyền vận đồng là công cụ quan trọng, cốt yếu trong công tác BTHTTĐC.
- Bố trí cán bộ có trình độ, kinh nghiệm, có đức, có tài để thực hiện các nhiệm vụ về thu hồi đất.
- Đề nghị UBND tỉnh thành lập Trung tâm phát triển quỹ đất để công tác thu hồi đất đảm bảo chuyên nghiệp, khoa học và chủ động.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC
THU HỒI ĐẤT CỦA CHÍNH QUYỀN THỊ XÃ THÁI HỊA