Địa điểm: Nghiên cứu được tiến hành tại 6 trường tiểu học của 5 xã thuộc huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Phú Bình là một huyện trung du, giáp thành phố Thái Ngun về phía bắc, thuộc nhóm địa hình đồng bằng nằm ở rìa đồng bằng Bắc bộ, xen kẽ gị đồi. Huyện có kinh tế nơng nghiệp là chủ yếu với cây nơng nghiệp chính là lúa, có các tuyến đường giao thông nối với các khu công nghiệp nhưng chưa phát triển nên kinh tế vẫn nghèo. Đây là địa phương đáp ứng u cầu:
Dân số đơng, tình trạng suy dinh dưỡng trẻ tiểu học cao,
Chính quyền địa phương, trung tâm y tế dự phòng tỉnh, huyện, trạm y tế xã, và các trường tiểu học tình nguyện hợp tác.
Chọn 5 xã của huyện Phú Bình bao gồm: Bàn Đạt, Tân Khánh, Nga Mi, Hà Châu và Dương Thành. Có bốn xã có bốn trường tiểu học tương ứng, riêng xã Nga Mi có hai trường tiểu học là Nga Mi 1 và Nga Mi 2
Hình 2.1. Bản đồ huyện Phú Bình
( : các xã lựa chọn tham gia nghiên cứu. Nguồn: Internet)
2.1.3. Chất liệu nghiên cứu
2.1.3.1. Sữa sử dụng cho nghiên cứu
Hai sản phẩm sữa sử dụng trong nghiên cứu là sữa tươi tiệt trùng có đường và sữa hồn ngun hay cịn gọi là sữa tiệt trùng có đường, được tăng cường VCDD. Đây là hai loại sữa được sử dụng rộng rãi trên thị trường hiện nay. Cả hai loại sữa đều được phép sử dụng tại Việt Nam theo xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm của Cục An tồn Thực phẩm, Bộ Y tế.
Sữa tươi đóng hộp là sữa tươi tiệt trùng được xử lý ở nhiệt độ cao từ 140 đến 150 độ C trong khoảng thời gian ngắn (dưới 30 giây), sau đó sữa được làm lạnh và đóng gói trong bao bì giấy tiệt trùng đặc biệt nên có thể bảo quản ở nhiệt độ bình thường trong khoảng thời gian khá dài từ 6 tháng đến 1 năm. Sữa hoàn nguyên là sữa bột được nhà sản xuất pha chế lại với nước, đóng hộp và có thể cho thêm các loại hương liệu khác nhau. Người tiêu dùng, đặc biệt ở nơng thơn thường ít phân biệt rõ hai loại sữa này và sử dụng rộng rãi như nhau.
Xây dựng công thức tăng cường VCDD vào sữa là một phần của nghiên cứu này, được tiến hành trước khi sản xuất sữa tăng cường VCDD để đánh giá hiệu quả tại Phú Bình, Thái Ngun
Cơng thức tăng cường VCDD vào sữa sau khi xây dựng xong được chuyển cho công ty sản xuất. Sữa được tăng cường VCDD theo phương pháp khuấy trộn, có trải qua các cơng đoạn thanh trùng, tiệt trùng, đồng hóa. Các ngun liệu thành phần theo cơng thức được khuấy trộn, hoà tan với sữa nguyên liệu. Sau đó hỗn hợp này được đồng hố, thanh trùng, làm lạnh và đi vào bồn chứa trung gian. Sau khi được chuẩn hoá, hỗn hợp lại được đồng hoá, tiệt trùng, làm nguội rồi đivào hệ thống máy rót và đóng hộp. Cơng nghệ sản xuất hiện đại trên dây chuyền khép kín từ khâu trộn ngun liệu đến khâu rót và đóng hộp. Tại cơng ty sản xuất, từng cơng đoạn trên dây chuyền đều được phịng kiểm sốt chất lượng của nhà máy kiểm soát chặt chẽ theo hệ thống kiểm soát chất lượng quốc tế đạt tiêu chuẩn ISO 9001 và FSSC 22000 (Phụ lục 1).
2.1.3.2. Trang thiết bị
Cân điện tử TANITA SC 330 của Nhật xác định chính xác cân nặng với độ chính xác 0,1kg. Cân có chức năng tự tính các thơng số về chỉ số khối cơ thể, khối
mỡ, khối lượng cơ, khối lượng xương theo phần mềm tự động của máy.
Thước gỗ của Việt Nam với độ đo chính xác 0,1cm để đo chiều cao đứng Máy sắc ký lỏng cao áp (LCMS/MS ABSiex của Mỹ) được sử dụng để đo nồng độ retinol huyết thanh.
Máy đo quang phổ hấp phụ nguyên tử (AAS Analytik jena novAA 400p, của Đức) được sử dụng định lượng Hb huyết thanh theo phương pháp cyanmethemoglobin.
Bộ kit ELISA và máy xác định (Bio tek, của Mỹ) được sử dụng để định lượng ferritin huyết thanh theo phương pháp xác định bản chất kháng thể đặc hiệu.
Máy quang phổ hấp phụ nguyên tử (AAS AAS Analytik jena novAA 400p, của Đức) được sử dụng để định lượng nồng độ kẽm huyết thanh.
2.2. Phương pháp nghiên cứu