Chương IV BÀN LUẬN
4.4.5. Hiệu quả đối với tình trạng tình trạng kẽm
Khẩu phần trung bình của học sinh tiểu học Thái Nguyên đáp ứng khoảng 55% nhu cầu về kẽm hàng ngày [199]. Sử dụng sữa tăng cườngVCDD cung cấp là 4,3 mg kẽm (tương ứng 26-46% NCDDKN) cho học sinh tiểu học của 6 trường tại Phú Bình đã cải thiện có ý nghĩa thống kê về chênh lệch nồng độ kẽm huyết thanh trung bình sau so với trước can thiệp.
Tại thời điểm T0, hàm lượng kẽm huyết thanh ba nhóm tương đương nhau.
Theo thời gian, hàm lượng này có xu hướng tăng ở hai nhóm can thiệp (t-test ghép cặp, p<0,05), trong khi ở nhóm chứng, hàm lượng này khơng tăng (thậm chí cịn giảm ở thời điểm T3). Tuy nhiên, sự khác biệt trong từng nhóm (T3 và T6 so với T0) chưa có ý nghĩa thống kê (ANOVA test, p>0,05).
Khi so sánh chênh hàm lượng giữa các nhóm, thay đổinồng độ kẽm huyết thanh có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm can thiệp với nhóm chứng ở thời điểm T3 (p<0,01) và T6 (p<0,05). Tương tự, chênh lệch hàm lượng kẽm huyết thanh trung bình sau 3 và 6 tháng can thiệp giữa nhóm 1 (0,28 µmol/L và 0,65 µmol/L) và nhóm 3 (0,36 µmol/L và 0,75µmol/L) với nhóm chứng (-0,15 µmol/L và 0,0 µmol/L) có ý nghĩa thống kê (ANOVA test, p <0,05).
Kết quả phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hà tiến hành can thiệp trên 450 trẻ 6-36 tháng tuổi thuộc 6 xã của huyện Gia Bình, Bắc Ninh. Can thiệp uống 10mg kẽm trong vòng 25 tuần cho trẻ uống 2 viên/tuần/lần; nhóm sprinkles 3g chứa 10 vitamin và 7 khoáng chất (bao gồm vitamin A; acid folic; sắt và kẽm), sử dụng 5 ngày/tuần/gói x 25 tuần. Kết quả cho thấy nồng độ kẽm tăng ở nhóm sprinkles và nhóm kẽm cao hơn có hơn ý nghĩa (p<0,05) so với nhóm chứng [179].
Kết quả cũng tương đương với nghiên cứu trên học sinh tiểu học huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An, được sử dụng sữa tươi tăng cườngVCDD với hàm lượng kẽm
là 2,16 mg/ngày. Sau 5 tháng can thiệp, hàm lượng kẽm huyết thanh nhóm can thiệp trước và sau 5 tháng so với nhóm chứng khơng có có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, chênh lệch kẽm huyết thanh trước và sau can thiệp (0,78 µmol/L) ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng (-0,05 µmol/L) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) [167].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương với nghiên cứu thử nghiệm của Ohiokpehai tiến hành trên 156 trẻ học đường từ 6 đến 9 tuổi tại Kenya. Sau 3 tháng can thiệp hàm lượng kẽm huyết thanh trung bình đã cải thiện từ 8,4 μm/l trước can thiệp lên đến 10,2 μm/l sau can thiệp ở nhóm sử dụng thực phẩm bổ sung (p = 0,012) [129]. Một nghiên cứu can thiệp tiến hành tại miền Nam, Thái Lan
cũng thu được kết quả tương đương. Tất cả có 92 học sinh tiểu học được ăn gạo bổ sung vi chất cung cấp (10 mg sắt, 9 mg kẽm, 890 µg vitamin A trong 1 ngày cho mỗi học sinh) trong bữa trưa trong vòng 5 tháng. Sau khi can thiệp, nồng độ Zn tăng lên ở cả nhóm can thiệp (11,1 ± 1,3 μmol / L) và nhóm chứng (10,6 ± 1,4 μmol / L). Nồng độ Zn tăng lên nhiều hơn trong nhóm can thiệp (p <0,05) [211].
Sữa tăng cường VCDD đă cải thiện nồng độ kẽm huyết thanh, do vậy đã cải thiện tỷ lệ thiếu kẽm. Tỷ lệ học sinh tiểu học Thái Nguyên thiếu kẽm ở nhóm 3 giảm một cách có ý nghĩa từ 64,2% trước can thiệp xuống 55,9% và 51,3% sau 3 và 6 tháng can thiệp, khác biệt có ý nghĩa so với giai đoạn ban đầu (p<0,05). Nhóm chứng khơng giảm mà còn tăng từ 56,4% lên 59,1% và 56,2% sau 3 và 6 tháng can thiệp. Sự cải thiện tỷ lệ thiếu kẽm tuy chưa có ý nghĩa thống kê ở giai đoạn 3 và 6 tháng
ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng, nhưng kết quả nghiên cứu cũng cho thấy xu hướng cải thiện tình trạng thiếu kẽm.
Kết quả này tương đương với nghiên cứu trên trẻ tại huyện Gia Bình, can thiệp kẽm 10 mg và sprinkles cho thấy sau 5 tháng tỷ lệ thiếu kẽm giảm 30,0% ở nhóm sprinker và nhóm kẽm (-33,8%) có ý nghĩa so với nhóm chứng (-13,9%). Tương đương với nghiên cứu của Pinkaew S tiến hành trên học sinh tiểu học cho ăn gạo tăng cường VCDD trong đó cung cấp (10 mg sắt, 9 mg kẽm, 890 µg vitamin A
trong 1 ngày /học sinh) trong bữa trưa. Sau 5 tháng can thiệp, tỷ lệ thiếu kẽm giảm có ý nghĩa so với ban đầu nhưng chưa thấy sự khác biệt so với nhóm can thiệp
ở giai đoạn sau can thiệp so với nhóm chứng. Mặc dù thời gian nghiên cứu của Pinkaew tiến hành dài hơn, hàm lượng kẽm bổ sung cao hơn; nghiên cứu cũng nhận thấy rằng, cần tìm hiểu lý do can thiệp 72-77% NCKN kẽm/ngày nhưng tỷ lệ thiếu kẽm giảm khơng đáng kể, và vẫn ở mức cao có YNSKCĐ. Trong nghiên cứu của chứng tôi, tỷ lệ thiếu kẽm giảm chưa rõ rệt, phải chăng trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ Phú Bình, có tồn tại những thực phẩm hạn chế hấp thu kẽm, cần có những nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này.
KẾT LUẬN