2.2.1 .Xây dựng công thức tăng cường vi chất dinh dưỡng vào sữa
2.2.5. Theo dõi, giám sát
Để đảm bảo thơng tin thu thập chính xác trong q trình can thiệp, nhóm nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng, bao gồm cả nghiên cứu sinh tập huấn cho nhân viên y tế, các cộng tác viên là giáo viên, người cấp dưỡng và phụ huynh về các thông tin cần thu thập, cách thức ghi chép vào biểu mẫu báo cáo (phụ lục 2).
Theo dõi lượng sữa sử dụng hàng ngày của trẻ (nhóm can thiệp) tại gia đình và nhà trường: số lượng sữa được trẻ uống hàng ngày tại trường và tại hộ gia đình được giáo viên và bà mẹ ghi lại vào biểu mẫu theo dõi đã được thiết kế sẵn. Giáo viên chủ nhiệm kiểm tra giám sát lại hàng tuần ghi chép việc uống và theo dõi tình hình bệnh tật (trẻ nhóm chứng được theo dõi tình hình bệnh tật).
Đối với trẻ nhóm chứng: giáo viên và gia đình theo dõi tình hình bệnh tật. - Theo dõi triển khai can thiệp tại các trường: Trung tâm Y tế huyện, trạm y tế các xã làm nhiệm vụ giám sát phân phát sản phẩm, sử dụng sản phẩm, ghi chép
tình hình sử dụng sữa ở các trường, lớp thuộc địa bàn quản lý. Các cán bộ trạm y tế có nhiệm vụ đến thăm các lớp có trẻ tham gia (2 lần/tuần) để thu thập, giám sát triển khai. Tổng kết theo tuần và theo tháng về số lượng sản phẩm trẻ uống, số ngày uống. Trẻ tiêu thụ trên 80% số lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ được coi là dùng đủ số lượng và đưa vào phân tích số liệu.
-Theo dõi giữa giám sát viên và các cộng tác viên: Giám sát viên là cán bộ triển khai đề tài (của Viện Dinh dưỡng, bao gồm nghiên cứu sinh) thực hiện giám sát 2 tuần/lần, giám sát ngẫu nhiên ít nhất 10% số trẻ để xem xét lại các thông tin do giáo viên các trường báo cáo. Nếu thông tin giữa giáo viên và nghiên cứu viên không trùng nhau, thông tin được kiểm tra lại.
- Nghiên cứu sinh trực tiếp theo dõi, giám sát triển khai các kỹ thuật định lượng các VCDD trong nghiên cứu, trực tiếp cùng nhóm nghiên cứu triển khai các kỹ thuật xét nghiệm tại Viện Dinh dưỡng theo quy trình kỹ thuật quy định.