4.1.1. Tuổi và giới + Tuổi:
THA là yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng đối với mọi lứa tuổi, nhất là ở ng−ời cao tuổị
Theo kết quả của bảng 3.1 cho thấy bệnh nhân có tuổi thấp nhất là 43 tuổi, cao nhất là 77 tuổi (phù hợp với điều kiện lựa chọn đối t−ợng nghiên cứu). Tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi là 61,9 ± 8,9. Lứa tuổi d−ới 50 là 10,6%, nhóm tuổi 51-60 chiếm 42,6%, nhóm tuổi >60 chiếm tỷ lệ cao nhất (46,8%).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nhiều tác giả khác, khi nghiên cứu về tình hình dịch tễ bệnh THA ở Việt Nam.
Năm 1992, Trần Đỗ Trinh điều tra dịch tễ học bệnh THA thấy tỷ lệ mắc bệnh tăng dần lên theo lứa tuổi, ở lứa tuổi từ 15-39 có 4,3% mắc bệnh nh−ng đén lứa tuổi trên 70 thì tỷ lệ này lên đến 47,4%. Trong đó lứa tuổi trên 50 đ−ợc xác định là có nguy cơ cao của bênh THA, tỷ lệ mắc bệnh ở lứa tuổi này chiếm tới 20,2% [55].
Năm 1993, Trần Nguyệt Hồng cho thấy tỷ lệ bệnh THA ở lứa tuổi trên 50 chiếm tới 83% tổng số bệnh nhân THA [25].
Năm 1999, Phạm Gia Khải và cộng sự nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ học bệnh THA tại Hà Nội thấy tỷ lệ bệnh nhân THA ở lứa tuổi từ 65 trở lên chiếm tới 90% [28].
Năm 2003, Phạm Thắng nghiên cứu về tỷ lệ THA ở ng−ời cao tuổi tại một số vùng thành thị và nông thôn thấy tỷ lệ THA ở ng−ời trên 60 tuổi là 45,6% [49].
THA là bệnh lý gặp sớm và kéo dài, nếu đ−ợc điều trị đúng cách thì có tuổi thọ t−ơng đ−ơng với ng−ời bình th−ờng, do vậy tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi là rất caọ
Hơn nữa số bệnh nhân của nhóm nghiên cứu còn ít nên không hoàn toàn đồng nhất với kết quả qua điều tra trên số l−ợng lớn và diện rộng.
Tuổi càng cao HA càng tăng theo mức độ xơ hóa của động mạch [19]. Tính đàn hồi của thành mạch giảm dần, đặc biệt là các thân động mạch lớn. Thành động mạch trở lên xơ cứng do sự thoái hóa các sợi elastin kết hợp với sự tăng sinh collagen, bắt đầu xuất hiện các cầu nối giữa các sợi trong thành mạch làm giảm khả năng giãn của hệ động mạch dẫn tới tăng hậu gánh, ảnh h−ởng trực tiếp đến HATT gây THẠ
Theo quan niệm của YHCT, ở vào độ tuổi 40 trở lên, thiên quý bắt đầu suy, thận khí chỉ còn một nửa, chính khí giảm, cân bằng âm d−ơng dần dần bị rối loạn, công năng tạng phủ bắt đầu suy kém dễ đ−a đến hình thành các chứng bệnh, mà ở ng−ời có tuổi th−ờng xuất hiện các chứng huyễn vựng, đầu thống, tâm quý…[50].
Nh− vậy bệnh THA và chứng huyễn vựng có liên quan mật thiết đến tuổi tác. Tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh càng lớn, phù hợp với học thuyết kinh điển trong lý luận của YHCT, khi tuổi càng cao thì chức năng hoạt động của các tạng phủ càng suy giảm, trong đó sự suy giảm chức năng của tạng thận là biểu hiện rõ nhất qua cách tính thiên quý trong YHCT với nữ mốc 7 và nam mốc 8.
+ Giới:
Theo biểu đồ 3.1 trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bệnh nhân nam bị mắc bệnh là 55,3% nhiều hơn bệnh nhân nữ là 44,7%.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhiều tác giả khác khi nghiên cứu tình hình dịch tễ bệnh THA ở Việt Nam.
Trần Đỗ Trinh (1992) điều tra dịch tễ học bệnh THA thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nam chiếm 12,2% cao hơn ở nữ 11,2% có ý nghĩa thống kê với p < 0,01 [55].
Trong nghiên cứu của Phạm Gia Khải và cộng sự (2000) về đặc điểm dịch tễ học bệnh THA tại Hà Nội thấy tỷ lệ bệnh THA ở nam là 17,99% cao hơn ở nữ là 14,51% [28].
4.1.2. Thời gian phát hiện bệnh:
Trong nghiên cứu của chúng tôi 93,6% bệnh nhân có thời gian phát bệnh trong vòng 5 năm, trên 5 năm chiếm 6,4% (bảng 3.6). Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của một số tác giả khác:
Nguyễn Đình Đạo (2001) nghiên cứu 40 bệnh nhân THA thì có 80% bệnh nhân có thời gian phát hiện bệnh d−ới 5 năm. Trên 5 năm là 20% [18].
Trần Thị Hồng Thúy (2005) nghiên cứu 97 bệnh nhân THA thì có tới 71,1% số bệnh nhân có thời gian phát hiện bệnh d−ới 5 năm [53].
Sở dĩ trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi phần lớn bệnh nhân có thời gian phát hiện ngắn là do đối t−ợng nghiên cứu của chúng tôi chỉ bao gồm những bệnh nhân THA độ I (bảng 3.6). Những bệnh nhân có thời gian phát hiện bệnh cao hơn th−ờng sẽ bị THA ở mức nặng hơn.
4.1.3. Mối liên quan giữa đối t−ợng nghiên cứu và yếu tố gia đình:
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì có tới 23,4% số bệnh nhân có ng−ời cùng huyết thống bị mắc THA (bảng 3.5). Yếu tố tiền sử gia đình có ng−ời bị THA là một trong những yếu tố nguy cơ cao về bệnh tim mạch. Điều
này đã đ−ợc đề cập đến trong rất nhiều y văn [3], [7], [8], [14], [19]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt và cộng sự khi điều tra dịch tễ học THA tại vùng Duyên Hải Nghệ An (2002) là 29,1%, khi trong gia đình có ng−ời bị THA thì nguy cơ mắc bệnh THA cao hơn gấp 1,2 lần so với những ng−ời không có tiền sử này [31]. Nguyễn Đình Đạo (2001) khi nghiên cứu 40 bệnh nhân THA thì có 12 bệnh nhân chiếm 30% có ng−ời cùng huyết thống bị mắc bệnh THA [18]. Nguyễn Văn Trung (2004) trong nghiên cứu tác dụng của trà nhúng Bạch hạc cũng cho thấy 54,4% số ng−ời có tiền sử gia đình mắc THA [56].
4.1.4. Chỉ số khối của cơ thể (BMI)
Theo bảng 3.2 chỉ số khối của cơ thể (BMI) ở nhóm nghiên cứu ở cả 2 giới đều không có bệnh nhân béo phì, chỉ số BMI đa số nằm trong khoảng 18,5-24,9. Theo các tác giả n−ớc ngoài, thể trạng béo phì cũng là một yếu tố nguy cơ của bệnh THẠ YHCT cho rằng ng−ời có thể trạng mập phì do ăn nhiều đồ béo ngọt trong thời gian dài làm tổn th−ơng đến tỳ vị, làm ảnh h−ởng đến chức năng kiện vận của tỳ vị tạo nên đàm thấp, làm cho thanh d−ơng bất thăng và trọc âm bất giáng mà gây ra huyễn vựng.
Các đối t−ợng nghiên cứu của chúng tôi đại đa số có thể trạng trung bình, đây có lẽ là đặc điểm của ng−ời Việt Nam nói chung và của bệnh nhân THA nói riêng.
4.1.5. Thể bệnh theo YHCT.
Theo kết quả bảng 3.4 thì bệnh nhân thể Can thận âm h− có tỷ lệ cao 57,4%. Điều này chứng tỏ thể bệnh YHCT có liên quan mật thiết đến tuổị ở
tuổi 40 trở lên, thiên quý bắt đầu cạn, thận khí chỉ còn một nửa, công năng tạng phủ bắt đầu suy kém, xung nhâm bất điều hòa, sự sơ tiết của tạng can kém, can d−ơng v−ợng gây lên chứng huyễn vựng, đầu thống, tâm quý. Khi nam tuổi 64 (8x8) và nữ 49 (7x7) thiên quý kiệt nhất là tạng thận h−. Thận
thủy h− không nuôi d−ỡng đ−ợc can mộc dẫn đến chứng huyễn vựng, đầu thống, tâm quý. Tuổi càng cao tỷ lệ mắc bệnh càng lớn, phù hợp với thuyết kinh điển về sự thay đổi thể chất theo thời gian của YHCT với cách tính thiên quý theo nhịp sinh học ở nữ là 7 và ở nam là 8.
4.2. Hiệu lực điều trị của nấm hồng chi trên lâm sμng
4.2.1. Hiệu lực của nấm hồng chi trên huyết áp
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 47 bệnh nhân THA nguyên phát độ I theo YHHĐ và trên 2 thể Can thận âm h−, Đàm thấp theo YHCT. Sau 30 ngày điều trị kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy Nấm hồng chi có tác dụng làm giảm rõ rệt cả HATT và HATTr.
Trong quá trình điều trị không có bệnh nhân nào có hiện t−ợng hạ HA quá mức, thể hiện trên kết quả đo HA theo quy −ớc bằng huyết áp kế cột thủy ngân.
HATT, HATTr và HATB giảm từ từ cho đến hết quá trình điều trị nh−ng không có bệnh nhân nào hạ huyết áp quá mức.
Chỉ số HATT tr−ớc điều trị là 153,6 ±2,5 (mmHg), sau điều trị là 126,9 ± 6,1 (mmHg) (bảng 3.8). Nh− vậy sau 30 ngày điều trị HATT giảm khoảng 17,65%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác.
Nguyễn Đình Đạo (2001) sau 30 ngày dùng trà Casoran cho kết quả hạ HATT là 14,48% [18].
Nguyễn Văn Trung (2004) khi nghiên cứu trà nhúng Bạch hạc sau 30 ngày điều trị cho kết quả hạ HATT là 19% [56].
Trần Thị Hồng Thúy (2005) khi nghiên cứu tác dụng của Địa long trên bệnh nhân THA nguyên phát với những tr−ờng hợp THA độ I ở tất cả các thể bệnh của YHCT cho kết quả hạ HATT sau 30 ngày điều trị là 13,5% [53].
Phạm Thị Vân Anh (2008) khi nghiên cứu tác dụng của bài thuốc Lục vị kỷ cúc thang trong điều trị THA nguyên phát độ I thể can thận âm h− cho kết quả hạ HATT là 25,5% [2].
Chỉ số HATTr tr−ớc điều trị là 88,4 ±3,8 (mmHg), sau điều trị là 77,3 ± 4,2 (mmHg) (bảng 3.9). Nh− vậy sau 30 ngày điều trị HATTr giảm 12,56%.
Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi t−ơng đ−ơng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Trung (2004) khi nghiên cứu trà nhúng Bạch hạc sau 30 ngày điều trị cho kết quả hạ HATTr là 14,6% [56]. Của Phạm Thị Vân Anh (2008) khi nghiên cứu tác dụng của bài thuốc Lục vị kỷ cúc thang sau 30 ngày điều trị cho kết quả hạ HATTr là 15,8% [2].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Đạo (2001) với 30 ngày dùng trà Casoran cho kết quả hạ HATTr là 19,2% [18].
Nh−ng kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn của Trần Thị Hồng Thúy (2005) khi nghiên cứu tác dụng của Địa long trên bệnh nhân THA nguyên phát với những tr−ờng hợp THA độ I ở tất cả các thể bệnh của YHCT cho kết quả hạ HATTr sau 30 ngày điều trị là 7,8% [53].
Tiêu chuẩn đánh giá mức độ HA trở về bình th−ờng là d−ới 107 mmHg, huyết áp trở về bình th−ờng là mục tiêu điều trị của bất kỳ một loại thuốc hạ huyết áp nàọ Theo bảng 3.10 thì HATB tr−ớc điều trị là 110,2 ± 2,5 (mmHg), sau điều trị là 93,9 ± 4,2 (mmHg), nh− vậy sau 30 ngày điều trị HATB giảm khoảng 14,64%.
Nh− vậy sau điều trị giá trị trung bình của huyết áp đã đạt đ−ợc mục tiêu điều trị là đ−a về giới hạn bình th−ờng theo h−ớng dẫn của JNC-VIỊ
Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác.
Nguyễn Đình Đạo (2001) khi nghiên cứu trà tan Casoran cho kết quả hạ HATB là 17% [18].
Nguyễn Văn Trung (2004) khi nghiên cứu trà nhúng Bạch hạc cho kết quả hạ HATB là 16,75% [56].
Phạm Thị Vân Anh (2008) khi nghiên cứu tác dụng của bài thuốc Lục vị kỷ cúc thang cho kết quả hạ HATB là 20,1% [2].
Biểu đồ 3.2 cho thấy HATT, HATTr, HATB hạ với tốc độ từ từ cho đến hết điều trị nh−ng không có bệnh nhân nào hạ HA d−ới mức bình th−ờng. Điều này nói lên tính hiệu quả cao và an toàn khi sử dụng “Nấm hồng chi” cho bệnh nhân THẠ
+ Xét về ph−ơng diện tuổi tác, theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.15 và biểu đồ 3.4, những bệnh nhân ở lứa tuổi d−ới 60 có chỉ số HA có xu h−ớng thấp hơn so với lứa tuổi trên 60. Sau 30 ngày điều trị, HA ở nhóm bệnh nhân trên 60 tuổi có xu h−ớng giảm ít hơn song điều này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi phù hợp với tác giả Trần Thị Hồng Thúy (2005) khi nghiên cứu tác dụng của Địa long trên bệnh nhân THA nguyên phát [53].
Phạm Thị Vân Anh (2008) khi nghiên cứu tác dụng của bài thuốc Lục vị kỷ cúc thang trong điều trị THA nguyên phát độ I thể can thận âm h− [2].
+ Xét về ph−ơng diện giới, kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.14 và biểu 3.3, bệnh nhân ở cả 2 giới có tỷ lệ hạ HA sau một tháng điều trị là t−ơng đ−ơng nhau (p > 0,05).
+ Xét về ph−ơng diện thể bệnh, kết quả thể hiện trên bảng 3.16 và biểu 3.5 bệnh nhân ở cả 2 thể Can thận âm h− và Đàm thấp có tỷ lệ hạ HA là t−ơng đ−ơng nhau (p > 0,05).
+ Mức độ hạ HA cụ thể đ−ợc thể hiện trong bảng 3.11 và bảng 3.12 cho thấy thuốc có hiệu lực ở 100% bệnh nhân đối với HATT và 85,11% đối với HATTr và 100% đối với HATB.
+ Hiệu quả của thuốc đ−ợc tính theo HATB đ−ợc trình bày trong bảng 3.13 với 70,21% loại tốt, 25,53% loại khá và 4,26% loại trung bình, 0% đạt mức kém.
Kết quả hạ HA của “Nấm hồng chi” so sánh với một số bài thuốc theo nghiên cứu của một số tác giả đ−ợc trình bày trong bảng 4.1.
Bảng 4.1. So sánh tác dụng hạ huyết áp của một số bài thuốc YHCT theo kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác.
Tên bài thuốc Tên tác giả Thành phần Hiệu lực hạ áp Trạch tả hạ áp thang (Chu Văn Ngọc) [67]
Tri mẫu, sa tiền, hạ khô thảo, thạch quyết minh, câu đằng, tang ký sinh, đan bì, trạch tả.
98,1%
Hoạt huyết giáng áp (D− Quý Thành) [68]
Xích th−ợc, đan sâm, câu đằng, nữ trinh tử, xuyên khung, cát căn, trạch tả, ích mẫu thảo, táo nhân, hổ phách.
83,3%
Trà tan Casoran
(Nguyễn Đình Đạo) [18]
Dừa cạn, cỏ ngọt, cúc hoa, hòe hoa,
tâm sen 85%
Trà nhúng Bạch hạc (Nguyễn Văn Trung) [56]
Bạch hạc 83,8% Thuốc MD (Trần Thị Hồng Thúy)[53] Địa long 89,7% Lục vị kỷ cúc (Phạm Thị Vân Anh) [2]
Thục địa, hoài sơn, sơn thù, đan bì, bạch linh, trạch tả, kỷ tử, cúc hoạ
100%
So sánh một cách t−ơng đối về tác dụng hạ HA với một số bài thuốc của một số tác giả khác đã vận dụng để điều trị THA, chúng tôi thấy hiệu lực hạ HA của Nấm hồng chi t−ơng đ−ơng với hiệu lực hạ áp của bài thuốc “Trạch tả hạ áp thang” [67] và “Lục vị kỷ cúc” [2], cao hơn hiệu lực hạ áp của bài “Hoạt huyết giáng áp” [68], “Trà tan Casoran” [18], “Trà nhúng Bạch hạc” [56] và “thuốc MD” [53]. Đây chính là một trong những điểm lý thú vì trong khi các bài thuốc trên có sự phối ngũ giữa các vị thuốc thì ở đây chúng tôi chỉ dùng độc vị Nấm hồng chi. Một bài thuốc với quân-thần-tá-sứ đầy đủ tất yếu sẽ đem lại hiệu quả điều trị tốt, tuy nhiên độc vị Nấm hồng chi dễ sử dụng và dễ đánh giá hơn về tác dụng điều trị. Những ph−ơng pháp điều trị theo biện chứng luận trị hay đối pháp lập ph−ơng của YHCT tuy vẫn đ−ợc vận dụng song do sự phát triển của YHHĐ mà ngày nay các nhà YHCT đã có cách nhìn nhận mớị Việc sử dụng YHCT trong điều trị bệnh đ−ợc áp dụng dựa trên những thành tựu của YHHĐ. Tác giả Chu Văn Ngọc căn cứ vào một trong các nguyên tắc điều trị THA theo cơ chế lợi niệu của YHHĐ, đã sử dụng bài “Trạch tả giáng áp thang” tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, an thần và trừ đàm với trạch tả liều cao (50-100g) dẫn tới hiệu quả hạ áp gần nh− tuyệt đối trên lâm sàng 98,1% [67].
Bệnh THA hay chứng huyễn vựng dựa theo quan niệm của YHCT, nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh do phong - đàm - h− - hỏa gây nên làm ảnh h−ởng chủ yếu đến công năng các tạng can, tỳ, thận. Nấm hồng chi là vị thuốc YHCT có công dụng tức phong trấn kinh, thanh nhiệt, thông kinh hoạt lạc, lợi tiểu, phù hợp với nguyên tắc chính điều trị chứng huyễn vựng là bình can - tiềm d−ơng - lợi niệụ Chính vì vậy Nấm hồng chi đã đạt hiệu quả giảm đ−ợc huyết áp trên lâm sàng.
Tuy nhiên, chúng tôi ch−a nghiên cứu đ−ợc sự biến đổi giữa các thể bệnh của chứng huyễn vựng khi THA đ−ợc điều trị có hiệu quả. Ví dụ nh− theo tiêu chuẩn chẩn đoán mức độ THA của YHHĐ thì những bệnh nhân sau điều trị