ở Việt Nam cũng có nhiều tác giả nghiên cứu về các vị thuốc và bài thuốc nam có tác dụng hạ huyết áp.
Năm 1965 Đào Văn Phan và cộng sự nghiên cứu trên thực nghiệm thấy cao lỏng Dừa cạn (Vinca rosea) có tác dụng hạ huyết áp ở chó tới 60- 70% trong vòng 30 phút [40].
Năm 1979 Phạm Minh Thi, Tr−ơng Ngọc Liên đã xác định Câu Đằng, Hạ khô thảo, Lá dâụ.. cũng có tác dụng hạ huyết áp. Tác dụng hạ áp của Câu đằng còn đ−ợc xác định rõ ràng hơn qua nghiên cứu của Trần Thị Ph−ơng và cộng sự (1996) [41].
Năm 1981 Lã Tiến Dũng và Phạm Khuê đã công bố viên Ng−u tất có tác dụng hạ huyết áp trên lâm sàng với 83% số bệnh nhân đ−ợc điều trị, sau đó
Trần Thị Hoa và Ngô Thế Ph−ơng đã chứng minh Ng−u tất có tác dụng trong điều trị chứng rối loại chuyển hoá Lipid máu [15].
Năm 1992 Đoàn Văn Quýnh và cộng sự nghiên cứu trên thực nghiệm cho thấy cao lỏng Bạch hạc (hay kiến cò) làm giảm 21% huyết áp ở mèo sau 60 phút [5].
Trên lâm sàng qua nghiên cứu của Trần Thuý và cộng sự cũng cho thấy Kiến cò có tác dụng hạ huyết áp [51].
Nhiều vị thảo mộc khác gây hạ huyết áp đã đ−ợc các tác giả nghiên cứu về cơ chế gây hạ huyết áp chứng minh cho kết quả lâm sàng nh− nghiên cứu Nguyễn Thị Lê Hồng, Nguyễn Ngọc T−ớc, Trần Đỗ Trinh, Đỗ Trung Đàm về lá sen, nghiên cứu về hoa hoè, hoa cúc, rễ nhàụ.. của một số tác giả khác.
Nhiều bài thuốc nam đã đ−ợc nghiên cứu trên lâm sàng d−ới dạng chè hạ áp nh−:
- Chè hạ áp do nhóm nghiên cứu Nguyễn Quỳnh H−ơng, Nguyễn Châu Quỳnh Năm 1990 thành phần có: Hoa hoè, Ng−u tất, Ngũ gia bì, Nhân trần, Rau má, Cam thảo dây, Hồng bì cũng có tác dụng hạ áp [26].
- Bài thuốc kinh nghiệm của Viện YHCT Việt Nam thành phần có: Ng−u tất, Đẳng Sâm, Hoè hoa, Cúc hoa, Cỏ ngọt, Lá sen và Vỏ đậu đã đ−ợc Phạm Thị Bạch Yến đánh giá cơ chế tác dụng của bài thuốc trên thực nghiệm năm 1998 và Đỗ Linh Quyên đánh giá qua lâm sàng năm 1999 đều cho thấy hiệu quả, cơ chế tác dụng trên động vật thí nghiệm cũng nh− trên lâm sàng của bài thuốc [42], [44].
- chè tan Carosan do Nguyễn Đình Đạo năm 2001 cho thấy hiệu quả hạ áp ở 85% bệnh nhân nghiên cứu và sử dụng an toàn thuận lợi [18].
- Năm 2000 Nguyễn Ph−ơng Mai cùng cộng sự (Bệnh viện YHCT Hà Nội) đã nghiên cứu đánh giá tác dụng của bài thuốc cổ ph−ơng "Bán hạ bạch
truật thiên ma thang" gia Ng−u tất thấy có tác dụng hạ Cholesterol máu nh−ng tác dụng hạ huyết áp không rõ rệt [38].
- Năm 2004 Đỗ Thị Thuý Anh đã đánh giá bài thuốc TTH có tác dụng HHA ở 90,60% bệnh nhân [1].
- Năm 2005 Trần Thị Hồng Thúy nghiên cứu tác dụng điều trị THA nguyên phát của Địa long thấy tác dụng HHA ở 89,7% bệnh nhân [53].