Nhiều n−ớc trên thế giới quan tâm đến vấn đề sử dụng nguồn đông d−ợc để điều trị bệnh THA, đặc biệt ở Trung Quốc. Sau nhiều năm nghiên cứu, ứng dụng và kết hợp Trung tây Y một cách hệ thống, YHCT Trung Quốc đã thu đ−ợc nhiều kết quả điều trị bệnh THA [36], [64], [65], [66], [67], [68].
YHCT Trung Quốc thống nhất quy định bệnh THA thuộc vào chứng huyễn vựng, có quan hệ mật thiết với các tạng can, tỳ, thận. Trị pháp cơ bản vẫn là bình can tiềm d−ơng, bổ thận t− âm, hoá đàm trừ huyễn và ích khí bổ h−, với các bài thuốc cổ ph−ơng hay dùng điều trị THA là "Thiên ma câu đằng ẩm", "Tam hoàng tả tâm thang", "Bán hạ bạch truật thiên ma thang", "long đởm tả can thang", "Kỷ cúc địa hoàng hoàn".
Song song với việc ứng dụng cổ ph−ơng các nhà YHCT Trung Quốc còn nghiên cứu tạo lập nhiều nghiệm ph−ơng trên lâm sàng. Các bài thuốc này đ−ợc nghiên cứu trên cơ sở lý luận chặt chẽ, kết hợp YHHĐ với YHCT.
Bài thuốc "Hoạt huyết bình can" do tác giả Trần Bình (1997), thành phần bài thuốc gồm: Xuyên khung, Xích th−ợc, Đan bì, Đan sâm, Thuỷ Điệt, Linh d−ơng... Hiệu quản trên lâm sàng đạt 87,62% trên tổng số bệnh nhân 105 cạ Ta thấy trong thành phần bài thuốc này có rất nhiều vị thuốc có tác dụng hoạt huyết, phá huyết. Tác giả dùng nh− vậy là do vận dụng nguyên tắc hoạt huyết
bình can để điều trị bệnh THẠ Với lý luận THA thuộc chứng "bản h− tiêu thực", liên quan đến can, tỳ, thận và ứ huyết là hậu quả của âm d−ơng khí huyết thất điều, cho nên trong điều trị phải chú trọng đến vấn đề giải quyết ứ huyết.
Bài “Trạch tả hạ áp thang” của Chu Văn Ngọc (1984) gồm có các vị thuốc nh−: Trạch tả 50- 100gr, ích mẫu thảo, Xa tiền tử, Hạ khô thảo, Thảo quyết minh, Câu đằng, Tang ký sinh, Đan bì với số l−ợng th−ờng dùng, kết quả lâm sàng chung là 78,26% trong đó loại tốt là 33,9%.
Bài "ích linh giáng áp thang" của Đoàn Học Trung và Triệu Hàn Lâm (2002) với thành phần bài thuốc nh− sau: Sinh hoàng kỳ, Nhục dung, Tiên linh tỳ, Đỗ trọng, Sinh địa, Kỷ tử, Tang ký sinh, Ng−u tất.... có hiệu quả hạ huyết áp. Trên lâm sàng là 81,60% (p <0,001). Các tác giả đã nhận định bệnh THA và VXĐM có quan hệ mật thiết với nhau, coi VXĐM là cơ sở bệnh lý quan trọng cuả bệnh THA ở ng−ời có tuổi, thúc đẩy sự tiến triển của bệnh THẠ Do vậy điều trị THA phải đồng thời điều trị VXĐM.