Đánh giá môi trường cạnh tranh cho doanh nghiệp thủy sản Việt Nam

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN NHẬT BẢN (Trang 36 - 37)

V. ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI THÁCH THỨC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP THỦY SẢN

5.1 Đánh giá môi trường cạnh tranh cho doanh nghiệp thủy sản Việt Nam

Nhật Bản vẫn được đánh giá là thị trường xuất khẩu thủy sản tiềm năng của các doanh nghiệp Việt Nam. Một số mặt hàng thị trường này nhập chủ yếu bao gồm tôm, cá ngừ, mực, lươn, surimi, cua… Nhìn chung, hầu hết các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của thị trường Nhật và được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật đang gặp khó khăn lớn khi phải cạnh tranh với sản phẩm của các nước Ấn Độ, Indonesia… là những nước xuất khẩu sản phẩm tương tự và rất mạnh về xuất khẩu thủy sản. Mặt khác, sản phẩm thủy sản của Việt Nam chưa đạt được chất lượng cao, chủng loại chưa đa dạng nên cịn gặp nhiều khó khăn và phải cạnh tranh với một số nước có sản phẩm chất lượng cao như Australia, Nauy, Chile… Trong phần này, Báo cáo sẽ đánh giá tình hình cạnh tranh trên thị trường Nhật Bản đối với ba sản phẩm thủy sản xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam sang thị trường này.

Tôm

Gần 10 năm qua, Nhật Bản là thị trường nhập khẩu tôm quan trọng nhất của Việt Nam. Nhưng nhu cầu thị trường nước này lại có sự suy yếu khi sản lượng và giá trị nhập khẩu trong một vài năm qua liên tục giảm.Tại Nhật Bản, Việt Nam là nước xuất khẩu tôm lớn nhất. Giá bán tôm Việt Nam tại thị trường này cũng cao nhất và duy trì tốt, thường cao hơn nguồn khác 10 - 14%. Theo Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJFTA) được ký năm 2008, mặt hàng tôm đông lạnh được miễn thuế khi xuất sang Nhật, đây là lợi thế rất lớn của Việt Nam so với nước khác.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, mặt hàng tôm của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ tôm giá rẻ của các nước khác. Do khủng hoảng kinh tế, đồng yên mất giá nên các nhà nhập khẩu Nhật Bản có xu hướng tìm tới nguồn cung tơm giá rẻ từ Ấn Độ, Indonesia. Do giá thành sản xuất tăng cao nên tôm Việt Nam đang phải cạnh tranh mạnh về giá trên thị trường Nhật Bản so với các đối thủ như Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan và Trung Quốc.

Cá ngừ

Kể từ năm 2013 đến nay, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản liên tục giảm, rơi từ vị trí thứ 3 trong số những quốc gia nhập khẩu cá ngừ của Việt Nam xuống vị trí thứ 4 và có thể xuống thứ 5 vào cuối năm nay. Lý giải nguyên nhân khiến cá ngừ xuất khẩu vào Nhật Bản ngày càng suy giảm, theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cá ngừ xuất khẩu sang Nhật Bản đang phải chịu mức thuế nhập khẩu khá cao, khoảng 6,4-7,2%. Trong khi đó, các đối thủ của cá ngừ Việt Nam là cá ngừ Thái Lan và Philippines lại chỉ chịu mức thuế 0% ở thị trường này.

Bên cạnh đó, do giá thành sản xuất còn cao nên giá chào bán của các doanh nghiệp Việt Nam thường cao hơn so với giá bán của các doanh nghiệp Trung Quốc, Indonesia, Philippines. Những điều này khiến cá ngừ Việt Nam khó cạnh tranh hơn so với các đối

37

thủ khác.

Đáng chú ý, Nhật Bản hiện vẫn đang nhập khẩu cá ngừ tươi sống đông lạnh cao nhất trong số những sản phẩm cá ngừ nhập khẩu song lại nhập khẩu ngày càng ít sản phẩm này từ Việt Nam, do lo ngại chất lượng không đảm bảo để chế biến sashimi.

Mực, bạch tuộc

Nhật Bản là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn thứ hai của Việt Nam, sau Hàn Quốc. Nhật nhập khẩu mực, bạch tuộc từ trên 20 nước trên thế giới, trong đó nhập khẩu nhiều nhất là từ Trung Quốc. Việt Nam là nước có khối lượng xuất khẩu mực, bạch tuộc đứng trong số 5 nước xuất khẩu hàng đầu sang Nhật Bản. Trong số những nước này, Thái Lan là nước có giá trung bình xuất khẩu cao nhất. Các nước cịn lại có mức giá gần như tương đương nhau. Nhật Bản hiện đang gia tăng nhập khẩu nhuyễn thể chân đầu về để tiêu thụ trong nước. Nguyên nhân một phần là do cơ quan nghề cá Nhật Bản đang tăng cường thắt chặt giới hạn khai thác nhằm giải quyết những lo ngại về việc lạm thác trong vùng biển của nước mình.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN NHẬT BẢN (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)