Giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của thủy sản Việt Nam

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN NHẬT BẢN (Trang 39 - 42)

V. ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI THÁCH THỨC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP THỦY SẢN

5.3 Giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của thủy sản Việt Nam

Để tận dụng được các cơ hội trên thị trường Nhật Bản, vượt qua những khó khăn, rào cản kỹ thuật và tăng thị phần, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam cần có các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của mình.

Đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và thích nghi với đặc điểm thị trường

Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược sản xuất và xuất khẩu với tầm nhìn sâu rộng thông qua nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng, đầy đủ cũng như tìm hiểu các tiêu chuẩn về sản phẩm, nhất là về an tồn vệ sinh thực phẩm để tạo được hình ảnh tin cậy cho các sản phẩm xuất khẩu.

Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản cần nâng cao chất lượng sản phẩm xuất sang thị trường Nhật Bản, đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và các quy định mới về bảo vệ môi trường của Nhật Bản. Riêng đối với sản phẩm tôm, mặt hàng xuất khẩu lớn nhất vào Nhật Bản hiện nay, doanh nghiệp cần nỗ lực và đầu tư hơn nữa để kiểm sốt Trifluralin (một loại hóa chất có nguồn gốc từ thuốc diệt cỏ được dùng để trị bệnh cho tơm ni). Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể tăng trưởng xuất khẩu tôm vào

40

thị trường Nhật một cách bền vững.

Mặc dù thuỷ sản sấy khơ, ướp hay xơng khói chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản của Việt Nam nhưng cần được bao gói để giữ ẩm và các hương vị khác, chống lại sự gia nhiệt làm cho sản phẩm nóng, đồng thời giảm sự phát triển của vi khuẩn và các men.

Doanh nghiệp cũng cần đa dạng hóa cơ cấu thuỷ sản chế biến đồng thời phát triển một số loại thủy sản chủ lực mang tính đặc trưng của Việt Nam, có giá trị và sức cạnh tranh cao. Ví dụ như tăng tỉ trọng xuất khẩu hàng thuỷ sản tươi sống, giảm tỉ trọng hàng đơng lạnh vì trên thị trường Nhật, hàng tươi sống thường có giá cao hơn các loại khác từ 20 – 25 % và phù hợp với đặc điểm tiêu dùng của thị trường Nhật Bản (ưa chuộng tiêu dùng các sản phẩm thủy sản tươi sống – sashimi). Ngồi ra cịn phải tăng tỉ trọng hàng thuỷ sản cao cấp và hàng thuỷ sản ăn liền.

Các doanh nghiệp chế biến cũng phải tuân thủ các quy định về trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường. Đối với nhà nhập khẩu Nhật Bản thì đây là các quy định bắt buộc phải tuân theo và do chính các nhà nhập khẩu đó trực tiếp kiểm tra và cơng nhận đạt chuẩn.

Xây dựng thương hiệu, đáp ứng yêu cầu về bao bì và nhãn mác

Để các nhà nhập khẩu Nhật Bản chấp nhận và tạo lập quan hệ kinh doanh lâu dài thì doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần đáp ứng các u cầu về bao bì và đóng gói. Khác với các thị trường nhập khẩu khác, thủy sản nhập khẩu vào Nhật Bản sẽ được đưa vào hệ thống phân phối để bán lẻ cho người tiêu dùng. Vì vậy, đóng gói phải theo đúng u cầu của nhà nhập khẩu về các loại bao bì với trọng lượng đáp ứng nhu cầu mua nhỏ lẻ của người tiêu dùng trực tiếp và của các nhà bán bn, bán lẻ. Trên bao bì thương mại cần có các thơng tin về thành phần thủy sản, ngày sản xuất và ngày hết hạn tiêu dùng, ghi rõ thông tin về nguồn gốc sản phẩm…

Một yêu cầu khác là ghi nhãn thủy sản xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Nhật Bản có những quy định rất chặt chẽ về ghi nhãn thực phẩm. Do đó, nhãn mác phải ghi đầy đủ các thông tin về sản phẩm, đặc biệt phải có đầy đủ mã số, mã vạch theo quy định để có thể bán hàng tự động tại các siêu thị và hệ thông bán lẻ tự phục vụ.

Bên cạnh đó, việc xây dựng danh mục sản phẩm thủy sản gắn liền với thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp xuất khẩu cũng rất quan trọng. Do yêu cầu cao về chất lượng và nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm nên các nhà nhập khẩu Nhật Bản rất coi trọng uy tín của các nhà xuất khẩu thủy sản. Họ thường tìm kiếm các nhà xuất khẩu thủy sản có thương hiệu, có uy tín và đã nhiều năm xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam trong dài hạn phải lựa chọn một danh mục thủy sản xuất khẩu gắn liền với thương hiệu của doanh nghiệp và từng bước định vị danh mục thủy sản và thương hiệu trên thị trường Nhật Bản. Cách làm này sẽ giúp thiết lập quan hệ mua bán dài hạn, chống lại sự cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh khác.

Giải pháp xúc tiến thương mại đối với doanh nghiệp

41

trên thị trường Nhật Bản vượt ra ngoài khả năng của các doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, các giải pháp marketing và bán hàng nên tập trung vào các vấn đề nghiên cứu thị trường, xúc tiến xuất khẩu, quảng bá thương hiệu và thực hiện một số dịch vụ khách hàng.

Trước mắt, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam cần đẩy mạnh nghiên cứu thị trường Nhật Bản. Thông thường, doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt các thông tin chậm và không đầy đủ. Nhất là những quy định mới về chất lượng và các biện pháp kiểm sốt thủy sản nhập khẩu của chính phủ Nhật Bản. Ngồi những thơng tin chung về thị trường, doanh nghiệp cũng nên có mối liên hệ trực tiếp với các đối tác nhập khẩu và trao đổi thông tin hai chiều với đối tác. Với những doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào Nhật Bản lớn, có thể cân nhắc việc thành lập văn phòng đại diện làm đầu mối xúc tiến xuất khẩu.

Ngoài ra, để đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nhật Bản, doanh nghiệp Việt Nam nên tăng cường tham gia các hội chợ triển lãm tại Nhật Bản để mở rộng đối tác nhập khẩu hoặc tổ chức các chuyến khảo sát thị trường Nhật Bản để thiết lập quan hệ mua bán trực tiếp với các nhà phân phối Nhật Bản. Doanh nghiệp cũng có thể gặp gỡ, giao thương với các đối tác nhập khẩu tiềm năng Nhật Bản tại các chương trình kết nối giao thương do các cơ quan xúc tiến thương mại tổ chức. Thông qua các hoạt động này, doanh nghiệp có thể tiến hành nghiên cứu thực địa, kết nối giao thương và đẩy mạnh bán hàng.

Bên cạnh đó, hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam hầu như chưa thực hiện các dịch vụ phục vụ khách hàng nhập khẩu Nhật Bản. Việc tổ chức thu nhận thông tin phản hồi của nhà nhập khẩu và của người tiêu dùng Nhật Bản chưa được thực hiện chuyên nghiệp và bài bản. Các chương trình quản trị quan hệ với khách hàng (CRM) chưa được đưa vào sử dụng ở các doanh nghiệp nên hoạt động chăm sóc khách hàng cịn hạn chế. Do đó, doanh nghiệp cần có giải pháp cụ thể cải thiện khả năng quản trị khách hàng, từ đó nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng và giải quyết nhanh chóng những vấn đề phát sinh.

42

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN NHẬT BẢN (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)