BẤT KHẢ TƯ NGHỊ

Một phần của tài liệu KINH DUY MA CẬT (THE VIMALAKIRTI SUTRA) (Trang 32 - 36)

PHẨM V VĂN THÙ SƯ LỢI THĂM HỎI

PHẨM VI BẤT KHẢ TƯ NGHỊ

Bấy giờ Xá Lợi Phất nhìn thấy trong phịng chẳng có chỗ ngồi. Ngài liền nghĩ: “Đại chúng Bồ tát và Đại đệ tử này sẽ ngồi ở đâu?”

Trưởng giả Duy Ma Cật đã biết được những gì Xá Lợi Phất đang nghĩ và bảo: “Thế nào, thưa ngài – ngài đến vì Pháp hay đến tìm kiếm một chỗ ngồi?”

Xá Lợi Phất đáp: “Tơi đến vì Pháp, chẳng phải vì chỗ ngồi.”

Duy Ma Cật bảo: “Thưa ngài Xá Lợi Phất, những người tìm cầu Pháp chẳng nên thèm khát thân mạng. Huống chi là một chỗ ngồi! Tìm cầu Pháp chẳng nên tìm trong sắc, thọ, tưởng, hành, thức, cũng chẳng nên tìm trong các căn và xứ. Tìm Pháp chẳng phải sự tìm kiếm trong dục giới, sắc giới và vơ sắc giới. Ngài Xá Lợi Phất, khi tìm Pháp chẳng nên chấp vào Phật, chấp vào Giáo Pháp, chấp vào chúng Tăng. Khi tìm Pháp, nên tìm cầu chẳng có thọ khổ, chẳng có đoạn diệt sự tụ tập các khổ, chẳng có đạt được sự chứng ngộ đầy đủ, chẳng có tu hành theo đạo. Vì sao? Pháp chẳng có những hý luận. Nếu có người nói: “Ta sẽ thọ khổ, đoạn diệt các khổ tập, chứng đắc diệt tận và tu đạo.” đây là hý luận và chẳng phải tìm Pháp.

Ngài Xá Lợi Phất, Pháp được gọi là diệt tận: nếu tu hành sinh và diệt đó là tìm sinh và diệt, chẳng phải tìm Pháp. Pháp được gọi là chẳng ô uế: nếu các pháp, vượt lên và bao quát cả Niết bàn, là ơ uế, đó là uế chấp và chẳng phải tìm Pháp. Pháp chẳng có cảnh giới trong tu hành: nếu tu hành trong Pháp, đây là một cảnh giới tu hành và chẳng phải tìm Pháp. Pháp chẳng có được và mất: nếu được và mất Pháp, đây là được và mất – chẳng phải tìm Pháp. Pháp chẳng có xứ sở: nếu chấp vào xứ sở, đó là chấp vào xứ sở và chẳng phải tìm Pháp. Pháp được gọi là “vô tướng”: nếu hiểu biết tùy theo các tướng, đó là tìm tướng chẳng phải tìm Pháp. Chẳng thể trụ vào Pháp: nếu trụ trong Pháp, đó là trụ trong Pháp chẳng phải tìm Pháp. Chẳng thể nhìn, nghe, cảm hay biết được Pháp: nếu thực hành nhìn, nghe, cảm, biết, đó là nhìn, nghe, cảm, biết và chẳng phải tìm Pháp. Pháp được gọi là vô duyên: nếu tu hành nhân duyên, đây là tìm nhân dun và chẳng phải tìm Pháp. Do đó, Xá Lợi Phất, nếu tìm cầu Pháp thì chẳng nên tìm trong tất cả các pháp.” Khi Duy Ma Cật thuyết những lời ấy, năm trăm vị Trời chứng đắc Pháp nhãn thanh tịnh với tất cả các pháp.

Khi ấy Trưởng giả Duy Ma Cật hỏi Văn Thù Sư Lợi: “Thưa ngài, khi ngài dạo chơi qua vơ lượng trăm nghìn câu chi các cõi Phật khơng thể kể xiết, cõi Phật nào có tịa sư tử trang nghiêm thắng diệu nhất?”

Văn Thù đáp: “Cư sĩ, ở phương Đông, cách đây ba mươi sáu hằng hà sa các cõi nước, có một thế giới tên là Tu Di Tướng. Đức Phật ở đó hiệu là Tu Di Đăng Vương, hiện nay đang thị hiện trong thế giới ấy. Thân Đức Phật ấy cao tám mươi tư nghìn do tuần. Tịa sư tử của ngài cao tám mươi tư nghìn do tuần và trang nghiêm đệ nhất.”

phái ba mươi hai nghìn tịa sư tử cao rộng, thanh tịnh trang nghiêm đến phòng của Duy Ma Cật. Điều này các Bồ tát, Đại đệ tử, Đế Thích, Phạm Thiên, Tứ Thiên Vương đều chưa từng thấy. Cả căn phịng chất đầy ba mươi nghìn tịa sư tử mà chẳng hề lộn xộn. Chẳng có bất kì thay đổi nào trong thành Tỳ-xá-ly, Nam Thiệm Bộ Châu, hay hết thảy các thế giới trong bốn châu thiên hạ. Tất cả hiện hữu như trước đó.

Khi đó Duy Ma Cật bảo Văn Thù Sư Lợi: “Hãy nhận lấy một tòa sư tử và ngồi lên cùng với các Bồ tát và Thánh chúng. Ngài nên biến hóa thân mình cho xứng với tịa ấy.” Các Bồ tát đã chứng đắc thần thơng vi diệu ngay lập tức biến hóa trở nên cao bốn mươi hai nghìn do tuần và ngồi trên tịa sư tử. Nhưng không một vị Sơ tâm Bồ tát hay Đại đệ tử nào có thể lên tịa.

Bấy giờ Duy Ma Cật nói với Xá Lợi Phất: “Hãy nhận lấy tịa sư tử.” Xá Lợi Phất nói: “Cư sĩ, tịa ấy cao lớn q tơi chẳng thể lên được.”

Duy Ma Cật đáp: “Ngài Xá Lợi Phất, sau khi ngài kính lễ Đức Tu Di Đăng Vương Như Lai ngài có thể ngồi ở đó.”

Sau đó các vị Sơ tâm Bồ tát và Đại đệ tử đều cung kính Đức Tu Di Đăng Vương Như Lai và tức thời có thể ngồi trên tịa sư tử.

Xá Lợi Phất bảo: “Cư sĩ, thật chưa từng có! Một căn phịng nhỏ bé như vậy lại tích chứa những bảo tịa khổng lồ này, và chẳng hề có chướng ngại trong thành Tỳ-xá-ly, cũng chẳng có bất kì sự méo mó nào trong các làng xóm và thị trấn của Nam Thiệm Bộ Châu, trong tất cả các thế giới khắp bốn châu thiên hạ, trong cung điện của Trời, Long Vương và các quỉ thần.”

Duy Ma Cật nói: “Thưa ngài Xá Lợi Phất, chư Phật và Bồ tát có một giải thốt gọi là “Bất khả tư nghị”. Bồ tát trụ trong giải thoát này, sự cao lớn của núi Tu Di có thể đưa vào trong một hạt cải mà chẳng hề tăng hay giảm kích thước. Núi chúa Tu Di sẽ duy trì hình dạng ban đầu, và các vị Trời ở cõi trời Tứ Thiên Vương và cõi trời Ba Mươi Ba chẳng hề cảm nhận hay biết rằng họ đang vào trong hạt cải. Chỉ những người cố gắng cứu độ mới thấy núi Tu Di vào trong hạt cải. Đó là trụ trong Giáo Pháp Bất khả tư nghị giải thoát.

Lại nữa, Bồ tát có thể khiến cho nước trong bốn đại dương vào trong một lỗ chân lông. Chẳng hề làm khó chịu các lồi cá, rùa, đồi mồi, cá sấu, và các loài thủy tộc khác, tướng cơ bản của những đại dương này vẫn giữ nguyên như trước đó. Các Rồng, quỉ thần và A tu la cũng chẳng nhận ra họ đang vào trong lỗ chân lơng. Khi ấy, các hữu tình đều chẳng bị rối loạn.

Lại nữa, Xá Lợi Phất, Bồ tát trụ trong giải thoát Bất khả tư nghị ném đi Tam thiên Đại thiên thế giới như người thợ gốm nắm lấy một bánh xe trong lòng bàn tay phải và quăng qua các thế giới nhiều như cát sông Hằng, các chúng sinh ở trong chẳng hề biết được nơi họ đã đi qua. Lại nữa, khi trở lại vị trí ban đầu, khơng một chúng sinh nào có suy

nghĩ rằng đã đi qua và quay trở lại, và tướng cơ bản của thế giới này vẫn như trước đó. Xá Lợi Phất, nếu có hữu tình nào được cứu độ qua sự ham thích sống lâu, Bồ tát sẽ kéo dài bảy ngày thành cả một kiếp và khiến những hữu tình kia thấy rằng đó là một kiếp. Nếu có chúng sinh được cứu độ qua tuổi thọ ngắn ngủi, Bồ tát sẽ co ngắn một kiếp thành bảy ngày mà khiến cho những chúng sinh này nghĩ rằng đó là bảy ngày.

Xá Lợi Phất, Bồ tát trụ trong giải thốt Bất khả tư nghị có thể tích tập sự trang nghiêm ở tất cả các cõi Phật trong một cõi để thị hiện cho các chúng sinh. Bồ tát có thể đặt các hữu tình trong một tịnh độ trong lịng bàn tay phải và bay đến khắp mười phương, cho họ thấy tất cả mọi thứ mà chẳng rời khỏi chỗ ban đầu. Xá Lợi Phất, Bồ tát có thể làm hiện hình trong một lỗ chân lông tất cả vật cúng dường chư Phật của tất cả các chúng sinh khắp mười phương. Lại nữa, Bồ tát có thể chẳng hề bị tổn hại khi nuốt vào miệng tất cả các loại gió của mười phương thế giới, và các cây cối bên ngoài cũng sẽ chẳng bị hư hoại. Trong lúc hỏa tai hết kiếp ở mười phương thế giới, Bồ tát có thể thu tồn bộ lửa kia vào trong bụng, và dẫu lửa ấy vẫn như lúc đầu nhưng ngài vẫn chẳng hề bị tổn hại. Lại nữa, đi qua các cõi Phật ở phương dưới nhiều hơn cát sơng Hằng, Bồ tát có thể lấy một cõi Phật và nâng lên phương trên, vượt qua các thế giới nhiều hơn cát sông Hằng - như nắm giữ một cây kim hay một cái gai, Bồ tát chẳng hề bị chướng ngại. Xá Lợi Phất, Bồ tát trụ trong giải thốt Bất khả tư nghị có thể dùng những thần thơng vi diệu hóa thân thành Phật, hoặc hóa thân thành Duyên Giác, hoặc hóa thân thành Thanh Văn, hoặc hóa thân thành Phạm Vương, hoặc hóa thân thành Hộ Thế Thiên Vương, hay hóa thân thành Chuyển Luân Thánh Vương. Lại nữa, Bồ tát có thể lấy tất cả âm thanh của mười phương thế giới, lớn, vừa, nhỏ và biến thành tiếng nói của Đức Phật, diễn nói các tiếng vơ thường, khổ, không, vô ngã với tất cả các Pháp khác nhau được chư Phật thuyết giảng khắp mười phương thế giới trong thanh âm đó, và khắp nơi đều nghe thấy. Xá Lợi Phất, tôi nay lược thuyết những thần lực giải thoát Bất khả tư nghị của Bồ tát. Nếu tôi thuyết dài cả một kiếp cũng chẳng thể hết được!”

Khi đó Ma ha Ca Diếp, nghe được lời dạy về giải thoát Bất khả tư nghị của Bồ tát, liền tán thán là chưa từng có và nói với Xá Lợi Phất: “Tựa như có người phơ trương với kẻ mù tất cả màu sắc và hình tướng mà kẻ ấy chẳng thể thấy. Theo cách ấy, khi tất cả các Thanh văn nghe được Giáo Pháp giải thoát Bất khả tư nghị kia, các vị chẳng thể hiểu rõ được. Khi có bậc trí nghe thấy việc ấy, ai trong số họ chẳng phát tâm Vơ thượng Chính Đẳng Giác? Sẽ thế nào khi chúng ta cắt bỏ các căn của mình. Với Đại thừa chúng ta như hạt giống đã hỏng. Khi các Thanh văn nghe được giảng giải về giải thốt Bất khả tư nghị, các vị nên gào khóc chấn động khắp Tam thiên Đại thiên thế giới. Hết thảy Bồ tát nên lĩnh ngộ Pháp này với tâm hoan hỷ. Nếu các Bồ tát nhiệt thành hiểu rõ sự giảng thuyết về giải thoát Bất khả tư nghị, tất cả chúng Ma chẳng thể làm gì các ngài.” Ma ha Ca Diếp nói những lời ấy xong, ba mươi hai nghìn vị Trời thảy đều phát tâm Vơ thượng

Chính Đẳng Giác.

Bấy giờ Duy Ma Cật bảo Ma ha Ca Diếp: “Thưa ngài, đa phần các vị Ma Vương trong vô lượng a-tăng-kỳ thế giới đều là Bồ tát trụ trong giải thoát Bất khả tư nghị. Các ngài thị hiện làm Ma Vương qua phương tiện, để dạy bảo chúng sinh. Lại nữa, Ca Diếp, như vơ lượng các Bồ tát khắp mười phương, có những người cầu xin các ngài tay, chân, tai, mũi, đầu, mắt, tủy, não, máu, thịt, da, xương, làng, xóm, vợ và con, kẻ hầu, voi, ngựa, phương tiện, vàng, bạc, lưu ly, ngọc bích, mã não, san hơ, lục bảo, trân châu, xà cừ, quần áo và thức ăn. Những người cầu xin như thế thường là Bồ tát trụ trong giải thoát Bất khả tư nghị, dùng lực phương tiện để thử thách và khiến các Bồ tát kia kiên cố. Vì sao? Các Bồ tát trụ trong giải thốt Bất khả tư nghị có cơng đức tuyệt vời và bởi vậy thị hiện việc làm bức bách, chỉ cho chúng sinh những việc khó khăn như vậy. Kẻ phàm phu thấp hèn và thiếu năng lực, họ chẳng thể bức bách Bồ tát theo cách ấy. Giống như cú đá của rồng hay voi, con lừa chẳng thể đứng vứng. Đây gọi là “cửa vào trí tuệ và phương tiện của Bồ tát trụ trong giải thoát Bất khả tư nghị.”

Một phần của tài liệu KINH DUY MA CẬT (THE VIMALAKIRTI SUTRA) (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)