CÚNG DƯỜNG PHÁP

Một phần của tài liệu KINH DUY MA CẬT (THE VIMALAKIRTI SUTRA) (Trang 67 - 71)

PHẨM X NHƯ LAI HƯƠNG TÍCH

PHẨM XIII CÚNG DƯỜNG PHÁP

Bấy giờ Đế Thích Thiên ở trong đại chúng thưa với Đức Phật: “Thế Tôn, dù con đã từng nghe trăm nghìn kinh điển từ ngài và Đức Văn Thù Sư Lợi, con vẫn chưa bao giờ được nghe giảng thuyết về thật tướng cuối cùng của thần lực không thể nghĩ bàn, tự tại và thù thắng này. Theo ý hiểu của con về những nghĩa đã được thuyết giảng bởi ngài, nếu có chúng sinh nghe được kinh điển này và cung kính tỏ ngộ, chấp nhận và giữ gìn, đọc tụng và nhớ nghĩ, họ chắc chắn sẽ chứng ngộ Pháp này, và chẳng mảy may nghi ngờ. Còn bao nhiêu nữa nếu họ tu hành theo giáo thuyết trong kinh! Những người như thế sẽ lập tức đóng các ác đạo và mở cánh cửa của thiện đạo. Họ sẽ luôn được bảo hộ và nhớ niệm bởi các Đức Phật. Họ sẽ giáng phục các ngoại đạo và hủy diệt các Ma oán. Họ sẽ tu hành Bồ đề và an trụ trong đạo tràng. Họ sẽ đi theo những dấu chân mà Như Lai từng bước. Thế Tơn, nếu có người chấp nhận và giữ gìn, đọc tụng và nhớ nghĩ, tu hành như giáo thuyết, con cùng các quyến thuộc sẽ cúng dường và hầu hạ những vị ấy. Như ở làng xóm, thị trấn, núi rừng, những nơi hoang dã nơi kinh này được tìm thấy, con cùng các quyến thuộc sẽ đến nơi này để lắng nghe Pháp. Con sẽ khiến những người chưa tin trở nên tin, và những người đã tin được bảo hộ.”

Đức Phật bảo: “Lành thay, lành thay! Thiên Đế, như ơng nói. Ta hoan hỷ cho ông. Kinh điển này rộng tuyên thuyết quả vị Vơ thượng Chính Đẳng Giác khơng thể nghĩ bàn của chư Phật quá khứ, hiện tại và tương lai. Do đó, Thiên Đế, nếu Thiện nam tử và Thiện nữ nhân chấp nhận và gìn giữ, đọc tụng và nhớ nghĩ, và cúng dường kinh điển này, việc ấy tương đương với cúng dường các Đức Phật quá khứ, hiện tại và tương lai. Thiên Đế, cả khi tất cả Tam thiên Đại thiên thế giới chứa đầy Như Lai nhiều như cây mía, cây tre, cây lau, lúa gạo, cây gai và những khu rừng, nếu một Thiện nam tử hay Thiện nữ nhân cung kính, cúng dường, tán thán, cúng dường và cung cấp tất cả những nhu cầu của các ngài trong một kiếp hay cả ít hơn một kiếp đến khi những Như Lai kia nhập Niết bàn; Sau đó, nếu những người kia dựng tháp bảy báu thờ xá lợi của tất cả những Như Lai ấy, dài và rộng như bốn châu thiên hạ và cao như cõi trời Phạm Thiên, mỗi tháp kia trang nghiêm với mn lồi hoa, trầm hương, anh lạc, tràng phan và các âm nhạc, vi diệu thù thắng đệ nhất. Nếu những người ấy lại cúng dường tháp kia suốt một kiếp hay ít hơn một kiếp – Ông nghĩ sao, Thiên Đế? Công đức gieo trồng được của người ấy có lớn hay chăng?”

Đế Thích thưa: “Vô cùng lớn, Thế Tôn! Không thể thuyết giảng hết công đức của những vị ấy, dù là trong trăm nghìn câu chi kiếp.”

Đức Phật bảo Thiên Đế: “Ơng nên biết, Thiện nam tử hay Thiện nữ nhân nghe được kinh điển Giải Thoát Khơng Thể Nghĩ Bàn cung kính thấu suốt, thọ trì, đọc tụng, và tu hành theo sẽ có cơng đức vượt hơn những người kia. Vì sao? Giác ngộ của tất cả chư Phật đều sinh ra từ đây. Tướng của Bồ đề chẳng thể đo lường, và như vậy công đức cũng

chẳng thể tính đếm. Vào thuở vơ lượng A tăng kỳ kiếp quá khứ, có một Đức Phật hiệu là Dược Vương Như Lai, Ứng Cúng, Chính Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Điều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Thế giới của ngài tên là Đại Nghiêm. Kiếp tên Trang Nghiêm. Đức Phật ấy tại thế hai mươi tiểu kiếp. Đại chúng có ba mươi hai câu chi na do tha Thanh văn và mười hai câu chi Bồ tát. Thiên Đế, bấy giờ có vị Chuyển Luân Thánh Vương hiệu là Bảo Cái có đầy đủ bảy châu báu và cai quản khắp bốn châu thiên hạ. Đức vua có một nghìn người con trai, khơi ngơ, dung mãnh, và có thể hàng phục các đối thủ của mình. Khi đó Bảo Cái cùng quyến thuộc của ngài cúng dường Đức Dược Vương Như Lai, phụng sự tất cả nhu cầu của Đức Phật kia hết năm kiếp. Sau năm kiếp, ngài bảo với nghìn người con: “Các con cũng nên cúng dường Đức Phật kia với tâm sâu vững, giống như ta.” Sau đó một nghìn người con, nghe theo lời cha, cúng dường Đức Dược Vương Như Lai và cung phụng theo nhu cầu của ngài hết năm kiếp nữa. Trong số những người con, có một Hồng tử tên là Nguyệt Cái, ngồi một mình, suy nghĩ: “Có thể có cúng dường nào vượt hơn cả điều này?”

Nhờ thần lực của Đức Phật, một tiếng nói của vị Thiên thần được nghe thấy từ không trung: “Thiện nam tử, cúng dường Pháp vượt hơn tất cả những cúng dường khác.” Nguyệt Cái hỏi: “Thế nào là cúng dường Pháp?”

Thiên thần đáp: “Ơng có thể đến hỏi Dược Vương Như Lai. Ngài sẽ cho ông sự thuyết giảng sâu rộng về cúng dường Pháp.”

Vương tử Nguyệt Cái lập tức đến nơi Dược Vương Như Lai và đảnh lễ sát chân Phật, rồi đứng sang một bên và thưa với Phật: “Thế Tôn, trong tất cả cúng dường, cúng dường Pháp là đệ nhất. Thế nào là cúng dường Pháp?”

Đức Dược Vương Như Lai bảo: “Thiện nam tử, cúng dường Pháp là khiến cho những kinh điển sâu sắc được thuyết giảng bởi chư Phật. Trong tất cả các thế giới, những kinh điển ấy khó tin, khó nhận. Kinh ấy vi diệu khó thấy, thanh tịnh và chẳng hề ô uế. Kinh ấy chẳng thể chứng đắc chỉ với suy nghĩ phân biệt. Kinh ấy được chứa trong kho tàng Pháp bảo của chư Bồ tát. Kinh ấy được ấn chứng bởi dấu ấn của Đà la ni. Kinh ấy khiến người vào địa vị Bất thoái chuyển và thành tựu lục độ Ba la mật. Khéo phân biệt các nghĩa lý, tùy thuận theo pháp của Bồ đề. Là đệ nhất trong tạng kinh điển và dẫn dắt vào đại từ đại bi. Siêu việt khỏi những việc làm của chúng Ma và vô số các ngoại đạo. Tùy thuận theo pháp nhân duyên. Kinh ấy chẳng có ngã, chẳng có nhân, chẳng có chúng sinh, chẳng có tuổi thọ. Kinh ấy giảng dạy ba giải thốt khơng, vơ tướng, vơ nguyện và vơ tác. Kinh ấy có thể khiến các hữu tình ngồi trong đạo tràng chuyển bánh xe Pháp. Kinh ấy được tán thán bởi tất cả trời, rồng, dạ xoa, càn thát bà,… Kinh ấy có thể khiến cho các chúng sinh vào trong kho tàng của Phật – Pháp. Kinh ấy chứa đựng tất cả trí tuệ của các bậc ứng cúng và bậc thánh. Kinh ấy thuyết giảng con đường tu hành của chúng Bồ tát. Kinh ấy dựa vào những nghĩa lý thật tướng của các pháp. Kinh ấy chiếu soi các

pháp vô thường, khổ, không, vô ngã và diệt tận. Kinh ấy có thể cứu độ tất cả các hữu tình phạm phải lỗi lầm. Kinh ấy có thể làm sợ hãi Ma Vương, các ngoại đạo và những kẻ ái chấp tham dục. Kinh ấy được xưng tụng bởi tất cả chư Phật, Thánh Hiền. Kinh ấy chấm dứt đau khổ của sinh tử và mở ra hỷ lạc của Niết bàn. Kinh ấy được thuyết giảng bởi tất cả chư Phật khắp mười phương và trong ba đời. Người nghe được những kinh điển như thế, cung kính thấu suốt, thọ trì và đọc tụng, với sức phương tiện sẽ thuyết giảng kinh ấy rõ ràng và khéo phân biệt cho các chúng sinh. Đó là bởi người kia sẽ gìn giữ và bảo hộ Chính Pháp. Đây gọi là “cúng dường Pháp”.

Lại nữa, khi một người tu hành như thuyết giảng trong Pháp, sẽ tùy thuận theo mười hai nhân duyên, lìa khỏi tà kiến, và chứng đắc Vơ sinh pháp nhẫn. Dứt khốt chẳng có ngã và chẳng có chúng sinh, với quả báo và nhân duyên chẳng hề trái nghịch và chẳng hề tranh cãi, lìa khỏi tất cả những ngã sở. Những người ấy dựa vào nghĩa lý, chẳng chấp vào văn tự. Dựa vào trí tuệ, chẳng dựa vào hiểu biết. Dựa vào những kinh điển nghĩa lý toàn diện mà chẳng dựa vào kinh không đủ nghĩa lý. Dựa vào Pháp và chẳng dựa vào một người. Tùy theo các tướng của Pháp, chẳng có nơi nào vào được, chẳng có bất kì nơi nương tựa nào. Vô minh sẽ bị tận diệt hồn tồn, và vì thế các hành cũng sẽ bị xóa diệt hồn tồn. Sinh cũng sẽ hồn tồn bị xóa diệt, và từ đó già chết cũng sẽ hồn tồn xóa diệt. Nếu tu hành qn niệm, mười hai nhân duyên chẳng có tướng tận diệt – sẽ chẳng khởi ra kiến chấp nữa. Đây gọi là “cúng dường Pháp”.”

Khi vương tử Nguyệt Cái nghe Pháp này từ Đức Phật Dược Vương, ngài liền chứng đắc Vơ sinh pháp nhẫn. Cởi áo chồng châu báu và đồ trang sức trên thân, ngài cúng dường cho Đức Phật kia: “Thế Tôn, sau khi ngài Niết bàn con sẽ tu hành cúng dường Pháp và bảo hộ Chính Pháp. Xin hãy dùng thần lực thắng diệu từ bi, để khiến con có thể giáng phục các Ma oán và tu hành hạnh Bồ tát.”

Biết được suy nghĩ sâu kín trong tâm vương tử, Dược Vương Như Lai liền thọ kí: “ Vào thuở cuối cùng lâu xa, ơng sẽ thủ hộ thành trì Chính Pháp.”

Sau đó Nguyệt Cái thấy được sự thanh tịnh của Pháp. Nghe Đức Phật thọ kí, ngài phát khởi đức tin và xuất gia. Sau khi tu hành thiện Pháp với lịng tinh tấn khơng lâu, ngài đắc ngũ thông và trở thành một vị Bồ tát. Ngài đã chứng đắc Đà la ni và tài hùng biện vô tận. Đức Phật kia nhập Niết bàn rồi, dùng những thần thông vi diệu, Đà la ni, và biện tài đã chứng ngộ, ngài hoằng truyền bánh xe Pháp mà Đức Dược Vương Như Lai đã chuyển trước đó suốt mười tiểu kiếp. Nhờ tu hành siêng năng và tinh tấn thủ hộ Chính Pháp, trong đời ấy Tỳ kheo Nguyệt Cái hóa độ mười triệu câu chi người bất thối chuyển với quả vị Vơ thượng Chính Đẳng Giác. Mười bốn na do tha người khởi tín tâm sâu sắc với Thanh văn thừa và Dun giác thừa. Vơ lượng chúng sinh được ích lợi sinh về các cõi trời.

Đạo và danh hiệu là Bảo Diệm Như Lai. Một nghìn vương tử kia đã trở thành một nghìn Đức Phật trong Hiền Kiếp. Vị đầu tiên chứng đắc Phật Đạo là Câu Lưu Tôn, và vị cuối cùng thành Như Lai hiệu là Lâu Chí. Tỳ kheo Nguyệt Cái chính là Ta. Như thế, Thiên Đế, ơng nên biết tâm yếu này: cúng dường Pháp vượt trội hơn tất cả các cúng dường khác. Đây là đệ nhất, khơng thể so sánh được. Do đó, Thiên Đế, ơng nên dùng cúng dường Pháp để cúng dường chư Phật.”

Một phần của tài liệu KINH DUY MA CẬT (THE VIMALAKIRTI SUTRA) (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)