PHẨM V VĂN THÙ SƯ LỢI THĂM HỎI
PHẨM VII QUÁN CHÚNG SINH
Khi ấy Văn Thù Sư Lợi hỏi Duy Ma Cật: “Bồ tát nên quán chúng sinh như thế nào?”
Duy Ma Cật đáp: “Giống như nhà ảo thuật nhìn một người ảo hóa, Bồ tát nên qn các hữu tình như thế. Như bậc trí giả thấy trăng trong nước, như thấy ảnh của khuôn mặt trong gương, như ảo ảnh khi nóng bức, như âm vang của tiếng thét, như mây trên bầu trời, như nước chứa trong bọt biển, như bong bóng trên mặt nước, như sự kiên cố của cây chuối, như sự lâu dài của tia chớp, như đại thứ năm, như uẩn thứ sáu, như căn thứ bảy, như xứ thứ mười ba, như giới thứ mười chín – Bồ tát nên quán chúng sinh như thế. Như hình tướng trong thế giới vơ sắc, như cây con nảy lên từ hạt đã cháy, như tà kiến của vị Nhập lưu về thân, như vị Bất lai vào bào thai, như ba độc của A La Hán, như Bồ tát đắc nhẫn nhục hủy phạm cấm giới sân hận, như tập khí phiền não của Đức Phật, như người mù thấy hình tướng, như sự hít vào thở ra của người đã nhập diệt tận định, như dấu vết chim trên trời, như con của người phụ nữ vơ sinh, như người ảo hóa khởi các phiền não, như tỉnh dậy từ giấc mơ, như người đã nhập Niết bàn còn tái sinh, như lửa khơng có khói – Bồ tat nên như thế mà quán chúng sinh.”
Văn Thù Sư Lợi nói: “Nếu Bồ tát quán chúng sinh theo cách này, vị ấy nên thực hành lòng từ như thế nào?”
Duy Ma Cật bảo: “Bồ tát quán chúng sinh theo cách như thế nên tự nghĩ: “Ta nên thuyết Pháp cho các chúng sinh theo cách ấy, và đây là xây dựng lịng từ chân chính. Ta nên tu hành tâm từ diệt tận, bởi chẳng có thứ gì phát sinh. Nên tu hành tâm từ vơ nhiệt, bởi chẳng có phiền não. Nên tu hành tâm từ bình đẳng, bởi ba thời đều bình đẳng. Nên tu hành tâm từ vơ tranh, bởi chẳng có khởi phát. Nên tu hành tâm từ bất nhị, bởi chẳng vướng mắc bên trong và bên ngồi. Nên tu hành tâm từ vơ hoại, bởi các tướng của tâm từ đều tận diệt. Nên tu hành tâm từ kiên cố, bởi chẳng thể hoại diệt; tu hành tâm từ thanh tịnh, bởi bản thể các pháp đều thanh tịnh. Nên tu hành tâm từ vô biên, bởi tựa như hư không; tu hành tâm từ của A La Hán, bởi phá tan giặc xiềng xích. Nên tu hành tâm từ của Bồ tát, bởi an yên các hữu tình; tu hành tâm từ của Như Lai, bởi chứng đắc tướng chân như. Nên tu hành tâm từ của Phật, bởi giác ngộ các chúng sinh; tu hành tâm từ tự nhiên, bởi chẳng thể thấy nhân duyên. Nên tu hành tâm từ Bồ đề, bởi các hương vị đều bình đẳng. Nên tu hành tâm từ bất đồng, bởi tận diệt các phiền não. Nên tu hành tâm từ đại bi, bởi dìu dắt chúng sinh với nghĩa Đại thừa. Nên tu hành tâm từ vô úy, bởi quán niệm không và vô ngã. Nên tu hành tâm từ Pháp thí, bởi chẳng có hối hận. Nên tu hành tâm từ Trì giới, bởi độ thốt các hủy phạm; tu hành tâm từ Nhẫn nhục, bởi bảo hộ bản thân và chúng sinh. Nên tu hành tâm từ Tinh tấn, bởi nâng đỡ gánh nặng của các hữu tình. Nên tu hành tâm từ Thiền định, bởi chẳng nhận lấy những hương vị ái dục. Nên tu hành tâm từ Bát nhã, bởi chẳng có lúc nào chẳng thấu biết. Nên tu hành tâm từ phương
tiện, bởi hóa thân tất cả các phương pháp chỉ dạy. Nên tu hành tâm từ không ẩn khuất, bởi cảnh định thanh tịnh. Nên tu hành tâm từ sâu vững, bởi chẳng tu hành ngoại đạo. Nên tu hành tâm từ bất loạn, bởi chẳng dùng những tục lệ sai lầm. Nên tu hành tâm từ an lạc và hoan hỷ, bởi khiến cho chứng ngộ tâm hoan hỷ với Phật Đạo – như thế gọi là tâm từ của Bồ tát.”
Văn Thù Sư Lợi lại hỏi: “Tâm bi là gì?”
Duy Ma Cật đáp: “Các cơng đức thành tựu bởi Bồ tát toàn thảy đều san sẻ với tất cả chúng sinh.”
Văn Thù hỏi tiếp: “Tâm hỷ là gì?”
Đáp: “Nếu có lợi ích, liền tự hoan hỷ chẳng hề hối tiếc.” Lại hỏi: “Tâm xả là gì?”
Đáp: “Những phước đức khởi ra chẳng hề mong cầu.”
Lại hỏi: “Với Bồ tát còn sợ luân hồi, vị ấy nên nương tựa vào đâu?” Đáp: “Bồ tát sợ hãi luân hồi nên dựa vào công đức của Như Lai.” Lại hỏi: “Bồ tát muốn dựa vào công đức của Như Lai nên trụ vào đâu?”
Đáp: “Bồ tát muốn dựa vào công đức Như Lai nên trụ ở trong cứu độ tất cả các hữu tình.”
Lại hỏi: “Nếu muốn cứu độ hữu tình, điều gì nên bị xóa diệt?” Đáp: “Nếu muốn cứu độ chúng sinh, phiền não nên bị xóa diệt.” Lại hỏi: “Nếu muốn diệt trừ phiền não, nên tu hành những gì?” Đáp: “Nên tu hành chính niệm.”
Lại hỏi: “Làm sao tu hành chính niệm?”
Đáp: “Nên tu hành khơng sinh cũng khơng diệt.”
Hỏi: “Những gì là pháp khơng sinh và pháp khơng diệt là gì?” Đáp: “Bất thiện chẳng sinh, pháp thiện chẳng diệt.”
Lại hỏi: “Nền tảng căn bản của thiện và ác là gì?” Đáp: “Thân là gốc căn bản.”
Lại hỏi: “Gốc của thân là gì?” Đáp: “Tham dục là gốc.”
Lại hỏi: “Gốc của tham dục là gì?” Đáp: “Phân biệt chấp trước là gốc?”
Lại hỏi: “Gốc của phân biệt chấp trước là gì?” Đáp: “Điên đảo vọng tưởng là gốc.”
Lại hỏi: “Gốc của điên đảo vọng tưởng là gì?” Đáp: “Chẳng trụ là gốc.”
Lại hỏi: “Gốc của vơ trụ là gì?”
từ gốc vơ trụ.”
Bấy giờ, có một Thiên nữ ở trong phịng của Duy Ma Cật, khi thấy Đại sĩ nghe giảng Pháp, liền hiện hình và rải những thiên hoa khắp các Bồ tát và Đại đệ tử. Khi những hoa ấy chạm vào các Bồ tát lập tức thảy đều rơi xuống, nhưng khi chạm vào các Đại đệ tử liền dính chặt vào và chẳng hề rơi xuống. Kể cả dùng hết mọi thần lực của mình, các vị đệ tử vẫn chẳng thể gỡ bỏ hoa kia.
Khi ấy, Thiên nữ liền hỏi Xá Lợi Phất: “Vì sao ngài gỡ bỏ hoa?”
Xá Lợi Phất đáp: “Những hoa này trái ngược với Pháp, nên tôi gỡ chúng ra.”
Thiên nữ nói: “Đừng nói rằng những hoa kia trái với Pháp! Vì sao? Những hoa ấy chẳng có phân biệt. Thưa ngài, đó là ngài đang khởi tâm phân biệt. Nếu có người xuất gia trong Phật – Pháp cịn phân biệt, đó là trái với Pháp; nếu chẳng có phân biệt như vậy, đây là thuận theo Pháp. Hãy nhìn chư Bồ tát – chẳng bị hoa bám vào – đó là bởi các ngài đã tận diệt tất cả những suy nghĩ phân biệt. Giống như, khi một người sợ hãi, phi nhân có thể điều khiển người ấy. Cũng như thế, bởi các đệ tử sợ hãi luân hồi, và sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp điều khiển các vị. Chẳng gì trong năm dục có thể tác động đến người đã lìa khỏi sợ hãi. Chỉ vì những tập khí phiền não chưa trừ bỏ nên những hoa kia mới bám trên thân ngài. Với những vị tập khí phiền não đã xóa diệt, hoa ấy chẳng bám vào.”
Xá Lợi Phất hỏi: “Thiên nữ ở trong phòng này lâu chưa?” Đáp: “Tơi ở phịng này lâu như ngài được giải thoát.” Xá Lợi Phất lại hỏi: “Thiên nữ ở đây bao lâu rồi?” Thiên nữ bảo: “Ngài giải thoát bao lâu rồi?” Xá Lợi Phất liền im lặng và chẳng trả lời.
Thiên nữ hỏi: “Đại trí tuệ của ngài là gì sao lại giữ im lặng?” Đáp: “Giải thoát chẳng thể diễn thuyết, nên tơi khơng biết nói gì.”
Thiên nữ liền nói: “Lời nói và ngơn từ đều là tướng của giải thốt. Vì sao? Giải thốt chẳng có bên ngồi, chẳng có bên trong, cũng chẳng có ở giữa. Ngơn từ cũng chẳng có bên ngồi, chẳng có bên trong, cũng chẳng có ở giữa. Do đó, Xá Lợi Phất, thuyết giảng giải thốt chẳng siêu việt khỏi ngơn từ. Vì sao? Tất cả các pháp đều là tướng của giải thoát.”
Xá Lợi Phất lại hỏi: “Chẳng phải giải thốt siêu việt khỏi phóng túng, sân hận, và si độn sao?”
Thiên nữ đáp: “Với những kẻ kiêu căng tự phụ, Phật thuyết rằng giải thốt là lìa khỏi phóng túng, sân hận và si độn. Nếu người chẳng ngạo mạn, Phật thuyết rằng phóng túng, sân hận, si độn là giải thốt.”
Xá Lợi Phất liền nói: “Lành thay, lành thay! Thiên nữ, ngài đã chứng đắc những gì, và nhờ tu hành gì mà có được biện tài như thế?”
Thiên nữ bảo: “Bởi tơi chẳng có chứng đắc cũng chẳng có tu hành mà biện tài của tơi được như thế. Vì sao? Nếu có chứng đắc và tu hành, đây là ngạo mạn đối với Phật – Pháp.”
Xá Lợi Phất lại hỏi: “Ngài tìm cầu thừa nào trong ba thừa?”
Thiên nữ đáp: “Khi tơi hóa độ các chúng sinh với Pháp Thanh văn, tơi là Thanh văn. Khi hóa độ các chúng sinh với Pháp Duyên giác, tôi là Duyên giác. Khi hóa độ các chúng sinh với Pháp Đại bi, tôi là hành giả Đại thừa. Xá Lợi Phất, tựa như có người vào trong rừng hoa Chiêm-bặc chỉ có thể ngửi thấy hương Chiêm bặc và chẳng có mùi nào khác, như thế nếu ngài vào trong phòng này – ngài chỉ có thấy ngửi thấy hương thơm nơi công đức của Đức Phật mà chẳng vui mến nhận lấy hương thơm công đức của Thanh văn hay Duyên giác.
Xá Lợi Phất, các vị Đế Thích, Phạm Thiên, Tứ Thiên Vương, và các trời, rồng, quỷ thần thường vào phòng này tất cả đều nghe vị Thánh nhân kia thuyết giảng Chính Pháp, và hết thảy đều rời đi trong tâm hoan hỷ với hương công đức Phật và phát tâm Vơ thượng Chính Đẳng Giác.
Xá Lợi Phất, tơi ở trong phịng này đã mười hai năm. Từ thuở ban đầu tôi chẳng hề nghe Pháp của Thanh văn và Duyên giác; Tôi chỉ nghe Pháp bất khả tư nghị của chư Phật diễn nói tâm đại từ và đại bi của chư Bồ tát.
Xá Lợi Phất, phịng này thường hóa hiện tám pháp thù thắng chưa từng có. Những gì là tám? Trong phịng ln ln được ánh sáng vàng rịng chiếu sáng rực rỡ, chẳng có ngày hay đêm thay đổi. Chẳng hề chiếu sáng nhờ ánh sáng mặt trời hay mặt trăng. Đây là pháp thù thắng chưa từng có đầu tiên. Người vào trong phịng này chẳng hề bị phiền não bởi những ô uế. Đây là pháp thù thắng chưa từng có thứ hai. Phịng này thường có các Đế Thích, Phạm Thiên, Tứ Thiên Vương và các Bồ tát từ các cõi khác đến vân tập chẳng hề lộn xộn. Đây là pháp thù thắng chưa từng có thứ ba. Trong phịng ln diễn giải sáu Ba la mật và Pháp bất thoái chuyển. Đây là pháp thù thắng chưa từng có thứ tư. Phịng này ln tấu khúc nhạc trời thượng diệu, phát ra âm thanh giảng dạy vô lượng Pháp. Đây là pháp thù thắng chưa từng có thứ năm. Phịng này có bốn kho chứa đầy ắp với rất nhiều châu báu, được đưa đến những kẻ nghèo túng và dùng để cứu độ những kẻ khốn khổ mà chẳng có giới hạn. Đây là pháp thù thắng chưa từng có thứ sáu. Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai, Vơ Lượng Quang Như Lai, Bất Động Như Lai, Bảo Đức Như Lai, Bảo Diệm Như Lai, Bảo Nguyệt Như Lai, Bảo Nghiêm Như Lai, Nan Thắng Như Lai, Sư Tử Âm Như Lai và Nhất Thiết Lợi Thành Như Lai, và vô lượng các Như Lai khắp mười phương như thế đều đến đây khi vị Thánh nhân kia nhớ niệm các ngài; và các ngài rộng tuyên cho vị ấy Pháp tạng bí mật của chư Phật, thuyết giảng xong lại trở về cõi nước của mình. Đây là pháp thù thắng chưa từng có thứ bảy. Trong phịng này xuất hiện tất cả những cung điện trang nghiêm của các Thiên thần và quốc độ thanh tịnh của các
đức Phật. Đây là pháp thù thắng chưa từng có thứ tám. Xá Lợi Phất, phịng này ln thị hiện tám pháp thù thắng chưa từng có. Ai có thể nhìn thấy những điều bất khả tư nghị kia mà vẫn vui thích Pháp Thanh văn?”
Xá Lợi Phất nói: “Tại sao ngài khơng chuyển thân nữ của mình?”
Thiên nữ đáp: “Trong mười hai năm nay tơi đã tìm tướng nữ nhân và hiểu rằng điều đó chẳng thể chứng đắc. Vì sao tơi nên chuyển thân nữ? Tựa như nhà ảo thuật tạo ra những nữ nhân ảo hóa. Nếu có người hỏi nữ nhân: “Vì sao cơ khơng chuyển thân nữ của mình?” câu hỏi của người ấy đúng hay chăng?”
Xá Lợi Phất bảo: “Không đúng. Một tướng chẳng xác định được biến hóa ra – tại sao lại nên chuyển?”
Khi đó Thiên nữ dùng thần thơng vi diệu và biến thân Xá Lợi Phất giống như một Thiên nữ, và ngài biến thân mình giống như Xá Lợi Phất. Rồi ngài hỏi: “Tại sao ngài không chuyển thân nữ của ngài?”
Xá Lợi Phất, trong hình tướng Thiên nữ, đáp rằng: “Tôi không biết ngài biến tôi hiện nay thành thân nữ như thế nào.”
Thiên nữ bảo: “Xá Lợi Phất, nếu ngài có thể chuyển thân nữ này, thì tất cả các nữ nhân cũng có thể chuyển thân họ. Như Xá Lợi Phất chẳng phải nữ nhưng đang thị hiện thân nữ, tất cả nữ nhân cũng vậy. Mặc dù họ thị hiện thân nữ, họ chẳng phải là phụ nữ. Bởi vậy, Đức Phật thuyết rằng tất cả các pháp chẳng phải nam cũng chẳng phải nữ.”
Lúc ấy Thiên nữ liền thu lại thần lực của ngài, và thân Xá Lợi Phất trở lại như ban đầu. Thiên nữ hỏi: “Giờ tướng thân nữ xuất hiện ở đâu?”
Xá Lợi Phất đáp: “Tướng thân nữ chẳng xuất hiện cũng chẳng ẩn khuất.”
Thiên nữ bảo: “Tất cả các pháp cũng như thế, chẳng xuất hiện cũng chẳng ẩn khuất. “Chẳng xuất hiện cũng chẳng ẩn khuất” đó giống như chư Phật đã thuyết.”
Xá Lợi Phất hỏi Thiên nữ: “Khi ngài xả báo thân ở đây, ngài sẽ tái sinh ở đâu?” Thiên nữ bảo: “Bất kể nơi nào Đức Phật hóa sinh, như thế tơi sẽ sinh.”
Xá Lợi Phất nói: “Nơi Đức Phật hóa sinh chẳng có sinh và diệt.” Thiên nữ bảo: “Các hữu tình cũng như thế chẳng có diệt và sinh.”
Xá Lợi Phất lại hỏi: “Khi nào ngài sẽ đắc Vơ Thượng Chính Đẳng Giác.”
Thiên nữ đáp: “Khi ngài tái sinh làm kẻ phàm phu, tơi sẽ đắc Vơ thượng Chính Đẳng Giác.”
Xá Lợi Phất nói: “Tơi là kẻ phàm phu – điều ấy chẳng bao giờ xảy ra!”
Thiên nữ bảo: “Tơi đắc Vơ thượng Chính Đẳng Giác – điều ấy cũng sẽ chẳng bao giờ xảy ra. Vì sao? Bồ đề chẳng có chỗ trụ. Bởi vậy chẳng ai đắc được.”
Xá Lợi Phất lại nói: “Chư Phật đã chứng đắc Vơ thượng Chính Đẳng Giác, kể cả những vị đã chứng đắc và những vị sẽ chứng đắc, nhiều như cát sơng Hằng. Tất cả các ngài thì sao?”
Thiên nữ đáp: “Tất cả đều thông qua những ngơn từ và số lượng thơng thường mà nói về sự tồn tại trong ba thời. Chẳng có quá khứ, tương lai và hiện tại trong Bồ đề! Xá Lợi Phất, ngài đã chứng đắc A La Hán chăng?”
Đáp: “Chẳng có chứng đắc, do đó mà tơi đắc.”
Thiên nữ bảo: “Chư Phật và Bồ tát cũng như thế, Chẳng có chỗ chứng đắc, nên các ngài đắc Vơ thượng Chính Đẳng Giác.”
Bấy giờ Duy Ma Cật nói với Xá Lợi Phất: “Thiên nữ kia đã hầu hạ chín mươi hai câu chi Đức Như Lai. Vị ấy có thể dạo chơi trong thần thơng diệu lực của Bồ tát, các thệ nguyện đã đầy đủ, đã chứng đắc Vơ sinh pháp nhẫn, và trụ trong Bất thối chuyển. Bởi hạnh nguyện ban đầu mà vị ấy có thể thị hiện giáo hóa các chúng sinh tùy mong muốn.”