HẠNH BỒ TÁT

Một phần của tài liệu KINH DUY MA CẬT (THE VIMALAKIRTI SUTRA) (Trang 58 - 63)

PHẨM X NHƯ LAI HƯƠNG TÍCH

PHẨM XI HẠNH BỒ TÁT

Trong lúc đó, Đức Phật đang thuyết Pháp trong khu vườn Amrapali. Khu vườn ấy bỗng nhiên trở nên rộng lớn trang nghiêm, và tất cả chúng hội đều ánh lên màu vàng ròng.

A Nan liền hỏi Đức Phật: “Thế Tơn, do nhân dun gì mà có điềm lành ứng hiện? Nơi đây bỗng rộng lớn nghiêm trang, tất cả đại chúng đều hiện sắc vàng ròng?”

Đức Phật bảo A Nan: “Đó là bởi Văn Thù Sư Lợi và Duy Ma Cật, cùng với đại chúng cung kính vây quanh, sẽ quyết định muốn đến đây. Đây là ứng hiện trước của việc ấy mà điềm lành kia xảy ra.”

Sau đó, Duy Ma Cật nói với Văn Thù Sư Lợi: “Chúng ta nên cùng đến chiêm ngưỡng Đức Phật, để cung kính và cúng dường ngài cùng với các vị Bồ tát.”

Văn Thù đáp: “Lành thay! Hãy đi ngay. Nay chính là lúc đúng thời.”

Duy Ma Cật, dùng thần lực thắng diệu, nâng đại chúng cùng với các tòa sư tử trên tay phải và đi đến chỗ Đức Phật. Khi đến nơi ngài đặt tất cả đất. Ngài đảnh lễ sát chân Đức Phật, và đi nhiễu quanh bảy lần. Nhất tâm chắp tay, ngài đứng sang một bên. Các vị Bồ tát đều rời tòa ngồi và đảnh lễ sát chân Phật, nhiễu quanh bảy vòng và đứng sang một bên. Các Đại đệ tử, Đế Thích, Phạm Vương, Tứ Thiên Vương cùng các vị như thế tất cả cũng đều rời khỏi tòa ngồi, đảnh lễ sát chân Phật và đứng sang một bên. Khi ấy Đức Thế Tôn, theo lễ nghi, bảo chư Bồ tát ngồi lại một lần nữa. Hết thảy đều theo lời dạy, và đại chúng ngồi xuống an ổn.

Đức Phật bảo Xá Lợi Phất: “Ơng có thấy những việc Bồ tát Đại sĩ kia đã làm với thần lực tự tại chăng?”

Xá Lợi Phất thưa: “Vâng, con đã thấy.” Đức Phật nói: “Ơng nghĩ gì về điều ấy?”

Xá Lợi Phất đáp: “Thế Tôn, con nghĩ những việc đã được làm là không thể nghĩ bàn. Đó là những điều tâm con chẳng thể tính đếm và thần lực của con chẳng thể ước lượng.” Bấy giờ A Nan liền hỏi Phật: “Thế Tôn, hương thơm con ngửi được hiện giờ là điều con chưa từng thấy trước đây. Hương thơm ấy là gì?”

Đức Phật bảo A Nan: “Đây là hương thơm từ các lỗ chân lông của các vị Bồ tát kia.” Sau đó Xá Lợi Phất nói với A Nan: “Những lỗ chân lơng của chúng tôi cũng tỏa ra hương thơm ấy.”

A Nan hỏi: “Hương ấy từ đâu đến?”

Xá Lợi Phất đáp: “Vị trưởng giả này, Duy Ma Cật, mang phần bữa ăn thừa của Đức Phật cõi Chúng Hương đến nhà ông ấy cho chúng tôi ăn, nên tất cả những lỗ chân lông của chúng tôi đều ngát hương thơm như thế này.”

A Nan liền hỏi Duy Ma Cật: “Bao lâu thì hương thơm này sẽ hết?” Duy Ma Cật đáp: “Cho đến khi thức ăn tiêu hóa hết.”

A Nan lại hỏi: “Khi nào thức ăn sẽ được tiêu hóa hết?”

Duy Ma Cật bảo: “Thức ăn này sẽ được tiêu hết sau bảy ngày. Lại nữa, A Nan: Nếu có vị Thanh văn còn chưa nhập vào sơ địa của Tiểu thừa ăn thức ăn này, nó sẽ chỉ tiêu hết sau khi vị ấy đã nhập sơ địa. Nếu có người đã nhập sơ địa Tiểu thừa thọ thức ăn này, chỉ sau khi tâm vị ấy giải thốt thức ăn mới tiêu hết. Nếu có người chưa phát tâm Đại thừa thọ thức ăn này, chỉ sau khi vị ấy phát tâm thức ăn mới tiêu hết. Nếu có người đã phát tâm Đại thừa thọ thức ăn này, nó sẽ chỉ tiêu hết sau hết sau khi vị ấy chứng đắc Vô sinh pháp nhẫn. Nếu người đã đắc Vô sinh pháp nhẫn thọ thức ăn này, chỉ sau khi vị ấy đến lần tái sinh cuối cùng thức ăn mới tiêu hết. Giống như có vị thuốc gọi là “Tối thượng vị” chỉ tiêu hết sau khi tất cả các chất độc trong thân của người uống đã tận diệt. Như thế, thức ăn này xóa diệt tất cả những chất độc phiền não và sau đó mới tiêu hết.” A Nan thưa với Phật: “Thật chưa từng có! Thế Tơn, thức ăn hương thơm có thể thị hiện Phật sự như vậy.”

Đức Phật bảo: “Đúng vậy, đúng vậy, A Nan. Có những tịnh độ nơi hào quang của Đức Phật hiện làm Phật sự, hay các Bồ tát hiện làm Phật sự, hay những hóa nhân của Đức Phật hiện làm Phật sự, hay cây Bồ đề hiện làm Phật sự, hay y phục và tọa cụ của Đức Phật thi hành Phật sự, hay thức ăn thi hành Phật sự, hay bụi cây và đình đài thực hiện Phật sự, hay ba mươi hai tướng và tám mươi vẻ đẹp thực hiện Phật sự, hay thân Phật hiện làm Phật sự, hay hư không hiện làm Phật sự. Các chúng sinh đối với những nhân duyên kia và có thể vào trong hạnh Giới Luật. Hoặc những giấc mơ, ảo ảnh, hình bóng, tiếng vọng, ảnh trong gương, ánh trăng phản chiếu trong nước, những ảo hóa lúc nóng bức, và những phép ẩn dụ khác thi hành Phật sự; hoặc các âm thanh, ngôn từ, và những văn tự thực hiện Phật sự; hoặc cõi Phật thanh tịnh êm đềm và lặng lẽ, nơi chẳng có ngơn từ, chẳng có thuyết giảng, chẳng thị hiện, chẳng có tư tưởng, vơ tác và vơ vi hiện làm Phật sự. Do đó, A Nan, theo việc thi hành những oai nghi của chư Phât và vơ lượng việc làm của các ngài, chẳng có gì không phải là Phật sự. A Nan, tám mươi tư nghìn lối vào phiền não của bốn chúng ma nhiễu hại chúng sinh, Các Đức Phật dùng các pháp thi hành Phật sự, đó là “nhập vào Pháp mơn của tất cả chư Phật”. Khi các vị Bồ tát vào trong những Pháp môn ấy, cả khi các ngài thấy tất cả những cõi Phật thanh tịnh thù thắng – các ngài cũng chẳng hề hoan hỷ, chẳng hề ham thích, và chẳng hề tự hào; nếu các ngài nhìn thấy hết thảy cõi Phật bất tịnh, các ngài cũng chẳng hề buồn bã, chẳng hề ngăn trở, và chẳng hề u uất. Các ngài chỉ khởi tâm thanh tịnh đối với chư Phật, hoan hỷ và kính trọng những lời dạy chưa từng có mà các ngài được gặp. Cơng đức của chư Phật, chư Như Lai, là bình đẳng, và chỉ để giáo hóa chúng sinh mà các ngài thị hiện những tịnh độ khác nhau. A Nan, khi ông chứng kiến các cõi nước của chư Phật, những cõi nước thì vơ số nhưng hư khơng thì không. Cũng như thế, khi ông quán sát thân tướng của các Đức Phật, tướng ấy là vơ kể mà trí tuệ vơ thượng của các ngài thì khơng. A Nan, đối với

thân tướng của chư Phật, diệu tướng và diệu hạnh; giới, định, tuệ, giải thoát và giải thốt tri kiến; thần lực, vơ úy và các Pháp bất cộng; tâm đại từ, đại bi, và các hạnh oai nghi; tuổi thọ, thuyết Pháp, và giáo hóa, sự thanh tịnh cõi Phật nơi thành tựu hữu tình của các ngài – tất cả chư Phật đều đầy đủ như nhau trong tất cả Phật – Pháp này. Do đó, các ngài được tơn xưng là Chính Đẳng Chính Giác, xưng là Như Lai, xưng là Phật Đà. A Nan, nếu ta thuyết giảng ý nghĩa của ba danh hiệu kia rộng rãi, ông sẽ chẳng thể nghe hết được cả khi ơng có tuổi thọ một kiếp! Thậm chí tất cả các hữu tình trong Tam thiên Đại thiên thế giới, giống như A Nan, đa văn đệ nhất, và nhớ nghĩ chính niệm với Đà La Ni, cả khi có tuổi thọ một kiếp, cũng chẳng thể nghe hết được! Như thế, A Nan, Vơ thượng Chính Đẳng Giác của chư Phật là bất tận, và trí tuệ cùng biện tài của các ngài không thể nghĩ bàn!”

A Nan đáp lời Phật: “Từ bây giờ con sẽ chẳng thể tự nhận mình đa văn nữa.”

Đức Phật bảo A Nan: “Đừng nản chí. Vì sao? Ta đã thuyết rằng ông là đệ nhất đa văn trong các Thanh văn. Ta chẳng hề nói trong số các Bồ tát. Nhưng hãy dừng lại, A Nan! Bậc trí tuệ chẳng nên đánh giá chư Bồ tát. Làm sao độ sâu của đại dương có thể đo lường được? Tất cả những cơng đức thiền định, trí tuệ, Đà La Ni và biện tài của các vị Bồ tát là vô lượng. A Nan, ông đã từ bỏ hạnh Bồ tát. Thần lực vi diệu mà Duy Ma Cật đã thị hiện trong dịp này là bất khả thi cho các Thanh văn và Duyên giác thực hiện với thần lực của các vị ấy cả trong trăm ngàn kiếp.”

Khi đó các vị Bồ tát đến từ thế giới Chúng Hương chắp tay và thưa với Đức Phật: “Thế Tơn, khi chúng con mới nhìn thấy cõi nước này, chúng con liền khởi ra ý niệm về sự thấp hèn của thế giới này. Giờ đây chúng con tự hổ thẹn và đã từ bỏ thái độ ấy. Vì sao? Phương tiện của chư Phật khơng thể nghĩ bàn. Để cứu độ hữu tình, các ngài thị hiện những cõi Phật khác nhau tùy thuận theo đáp ứng của chúng sinh. Thưa Thế Tôn, xin Người hãy ban cho chúng con một chút Giáo Pháp của ngài để khi trở về thế giới khác, chúng con có thể nhớ niệm đến Người.”

Đức Phật bảo các vị Bồ tát: “Các ơng nên học Giáo Pháp giải thốt tận và vơ tận. Những gì là tận? Đó là các pháp hữu vi. Những gì là vơ tận? Đó là các pháp vơ vi. Nếu các ông là Bồ tát, các ông chẳng nên đoạn diệt hữu vi cũng chẳng trụ trong vô vi. Chẳng đoạn diệt hữu vi là gì? Chẳng lìa khỏi tâm đại từ cũng chẳng từ bỏ đại bi, phát tâm sâu vững với Nhất Thiết Trí và chẳng bao giờ quên lãng dù là trong khoảnh khắc. Giáo hóa chúng sinh chẳng hề mệt mỏi, ln giữ chính niệm theo Tứ Nhiếp Pháp. Bảo vệ Chính Pháp chẳng hề lo sợ cho mạng sống, trồng các thiện căn chẳng hề chán nản. Luôn an trụ tâm ý và hồi hướng những phương tiện về Vơ thượng Chính Đẳng Giác. Tìm cầu Pháp chẳng hề mỏi mệt và thuyết Pháp chẳng có keo kiệt, và hang hái cúng dường chư Phật. Bởi tu những hạnh như thế mà vào trong luân hồi chẳng sợ hãi, chẳng phiền muộn hay vui thích đối với những danh dự hay nỗi nhục, chẳng xem nhẹ người

chưa học và cung kính người đã học như là các Đức Phật, lìa xa khỏi niềm vui và chẳng quan tâm đến giá trị của nó, chẳng chấp vào niềm vui mà vẫn chào mừng hạnh phúc của người khác, ở trong thiền định giống như ở trong địa ngục, vào trong sinh tử giống như vào vườn rạp. Thấy người đến để cầu xin giống như thấy bậc đạo sư vô thượng, xả bỏ tất cả sở hữu để đầy đủ Nhất Thiết Trí, nhìn kẻ phạm giới để khởi tâm cứu độ, xem Ba la mật là cha mẹ, xem ba mươi bảy phần Bồ đề là quyến thuộc. Tạo lập cõi Phật của mình với vơ số sự trang nghiêm của các tịnh độ. Tu hành bố thí vơ hạn để đầy đủ ba mươi hai tướng và tám mươi vẻ tùy hình. Diệt trừ tất cả xấu ác để thanh tịnh thân, miệng và ý. Sinh ra và mất đi vơ số kiếp để giữ gìn tâm dũng mãnh. Nghe thấy vô lượng công đức và ý định của chư Phật chẳng bao giờ chán mệt. Dùng kiếm trí tuệ phá diệt giặc phiền não, và vượt khỏi tất cả các căn, thức, xứ. Nhẫn chịu gánh nặng cuart các chúng sinh và luôn khiến họ được giải thốt. Với lịng đại tinh tấn hàng phục các Ma qn. Ln ln tìm cầu hạnh Bát nhã của thật tướng vơ niệm. Biết rõ sự thỏa mãn qua ham muốn nhỏ đối với các pháp thế gian. Kiếm tìm các pháp xuất thế gian khơng nản chán. Dù có thể thuận theo kẻ ngoại đạo, cũng chẳng từ bỏ các pháp thế gian và hủy phạm các oai nghi. Khởi thần lực và nhiếp phục các chúng sinh. Chẳng quên những gì đã nghe nhờ Đà La Ni diệu trí. Khéo phân biệt các căn tính và xóa diệt nghi ngờ của hữu tình. Giảng giải Pháp chẳng có chướng ngại, vui thích trong tài hùng biện. Thanh tịnh nhờ tu hành mười nghiệp thiện và hưởng những phước đức của trời và người. Tu hành tứ vô lượng tâm và mở ra con đường đến cõi trời Phạm Thiên. Khuyến khích và thỉnh cầu người thuyết Pháp và tùy hỷ tán thán lành thay. Chứng đắc âm thanh của Đức Phật mà ba nghiệp thân, miệng, ý được tốt đẹp. Chứng đắc oai nghi của Phật, mà trồng sâu các căn lành, tu hành tăng trưởng thù thắng. Với giáo lý Đại thừa làm Bồ tát. Chẳng xao lãng nên chẳng rơi khỏi các căn lành. Tu hành Pháp như thế, vị ấy được xưng là “Bồ tát chẳng diệt hữu vi.”

Thế nào là Bồ tát chẳng trụ vào vơ vi? Tu hành tính khơng chẳng lấy không làm chứng đắc. Tu hành vô tướng và vô nguyện chẳng lấy vô tướng và vô nguyện làm chứng đắc. Tu hành vô tác chẳng lấy vô tác làm chứng đắc. Quán niệm vô thường chẳng hề ác cảm với các căn lành. Quán khổ thế gian chẳng hề quan tâm sinh tử xấu ác. Quán niệm vơ ngã khi giáo hóa chúng sinh chẳng hề mệt mỏi. Quán niệm diệt tận chẳng hề trải qua thường tịch. Quán niệm siêu việt khi tu các hạnh tâm và thân. Quán tưởng chẳng có nơi nương tựa nào khi nương vào các thiện pháp. Quán tưởng vô sinh, nhưng vãn nhẫn chịu những gánh nặng của chúng sinh nhờ các pháp sinh ra. Qn niệm khơng có thiếu sót, nhưng vẫn chẳng xóa diệt lỗi lầm. Quán niệm vơ hành, mà vẫn giáo hóa chúng sinh với các pháp tu hành. Quán không và vô trụ, mà chẳng từ bỏ tâm đại bi. Quán Chính Pháp địa, mà vẫn chẳng theo Tiểu thừa. Quán các pháp trống rỗng hư giả, chẳng vững chắc, chẳng ích kỉ, chẳng có chủ, chẳng có tướng. Chẳng coi cơng đức, thiền định, và trí tuệ

là vơ nghĩa khi thệ nguyện ban đầu còn chưa viên mãn. Tu hành Pháp như thế, vị ấy được xưng là “Bồ tát chẳng trụ vô vi.”

Lại nữa, để đầy đủ công đức – chẳng nên trụ vơ vi, để đầy đủ trí tuệ - chẳng nên đoạn hữu vi. Để thành tựu đại từ đại bi – chẳng nên trụ vô vi; để viên mãn sơ nguyện – chẳng nên đoạn hữu vi. Để tích tập các vị thuốc Pháp – chẳng nên trụ vô vi; để ban thuốc tùy thuận nhu cầu của chúng sinh – chẳng nên đoạn hữu vi. Để biết rõ các bệnh của chúng sinh – chẳng nên trụ vơ vi; để diệt trừ bệnh tật của hữu tình – chẳng nên đoạn hữu vi. Các Thiện nam tử, Bồ tát tu hành Pháp này chẳng tận hữu vi cũng chẳng trụ vô vi. Đây là “Pháp môn giải thốt tận và vơ tận.” Các ơng nên tu hành như thế.”

Khi các Bồ tát kia nghe được sự thuyết giảng Pháp này, tất thảy đều vô cùng hoan hỷ, các vị tung rải những hoa báu vô số màu sắc và lương thơm khắp Tam thiên Đại thiên thế giới, cúng dường Phật, Pháp và chư Bồ tát của thế giới này. Các ngài đảnh lễ sát chân Phật và tán dương Pháp chưa từng có này: “Đức Thích Ca Mâu Ni có thể thị hiện những phương tiện tu hành tuyệt vời như vậy trong cõi này.” Nói lời ấy xong, các ngài bỗng nhiên biến mất, trở về cõi nước kia.

Một phần của tài liệu KINH DUY MA CẬT (THE VIMALAKIRTI SUTRA) (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)