THẤY NHƯ LAI BẤT ĐỘNG

Một phần của tài liệu KINH DUY MA CẬT (THE VIMALAKIRTI SUTRA) (Trang 63 - 67)

PHẨM X NHƯ LAI HƯƠNG TÍCH

PHẨM XII THẤY NHƯ LAI BẤT ĐỘNG

Khi ấy Đức Thế Tôn hỏi Duy Ma Cật: “Khi ông muốn thấy Đức Như Lai, ông thấy Như Lai bằng những cách nào?”

Duy Ma Cật thưa: “Như quán chiếu thật tướng của thân con – như thế con thấy Như Lai. Khi con thấy Như Lai, ngài chẳng đến từ quá khứ, chẳng đi tương lai, và chẳng trụ trong hiện tại. Con chẳng thấy ngài là hình tướng, cũng chẳng thấy ngài là chân như của tướng, cũng chẳng thấy ngài như bản thể của tướng. Con chẳng quán ngài như thọ, tưởng, hành hay thức; cũng chẳng quán ngài là chân như của thức; cũng chẳng quán ngài như bản thể của thức. Ngài chẳng khởi từ tứ đại và tương đồng với hư khơng. Ngài chẳng tích tụ sáu căn, và mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý của ngài đều đã vượt qua và chẳng cịn ở trong tam giới. Lìa khỏi ba độc, ngài thuận theo ba giải thoát. Đầy đủ tam minh, ngài tương đồng với vô minh. Ngài chẳng phải một tướng cũng chẳng phải các tướng khác nhau. Ngài chẳng phải ngã tướng cũng chẳng phải tha tướng. Chẳng phải vô tướng cũng chẳng phải hữu tướng. Chẳng phải bờ bên này, cũng chẳng phải bờ bên kia, chẳng phải ở giữa , mà vẫn độ chúng sinh. Con thấy Như Lai tận diệt, mà chẳng mãi tận diệt. Chẳng phải đây chẳng phải kia, và cũng chẳng phải dùng điều này hay dùng điều kia. Chẳng thể hiểu biết với trí tuệ, cũng chẳng thể biết rõ bằng thiền định. Chẳng có vơ minh, cũng chẳng giác ngộ, chẳng có danh hiệu và chẳng có hình tướng. Chẳng mạnh, chẳng yếu, và chẳng thanh tịnh cũng chẳng ô uế. Chẳng ở một nơi, cũng chẳng siêu việt khỏi các nơi. Chẳng hữu vi cũng chẳng vô vi. Chẳng thị hiện cũng chẳng thuyết giảng. Chẳng bố thí cũng chẳng keo kiệt, chẳng trì giới cũng chẳng phạm giới, chẳng nhẫn nhục cũng chẳng sân hận, chẳng tinh tấn cũng chẳng biếng nhác, chẳng điềm tĩnh cũng chẳng rối loạn, chẳng trí tuệ cũng chẳng ngu xuẩn. Chẳng chân thành cũng chẳng xảo trá, chẳng đi cũng chẳng đến, chẳng ra cũng chẳng vào. Tất cả mọi ngôn từ đều bị xóa diệt. Như Lai chẳng phải phước điền cũng chẳng phải không phước điền. Chẳng phải ứng cúng cũng chẳng phải không ứng cúng. Chẳng chấp trước cũng chẳng xả bỏ. Chẳng có tướng cũng chẳng vơ tướng. Tương đồng với thật tướng và bình đẳng với Pháp tính. Chẳng thể diễn đạt, chẳng thể tính đếm; ngài siêu việt khỏi các danh hiệu và đo lường. Chẳng to lớn cũng chẳng bé nhỏ. Chẳng thấy, chẳng nghe, chẳng thọ, chẳng biết; ngài siêu việt khỏi tất cả xiềng xích. Ngài bình đẳng với vơ lượng trí tuệ và tương đồng với các hữu tình. Ngài chẳng hề có sự phân biệt đối với các pháp. Hồn tồn chẳng có lỗi lầm, chẳng có bất tịnh, chẳng có ý muốn, chẳng có tạo tác, chẳng có khởi, chẳng có diệt; chẳng có sợ hãi, chẳng có buồn rầu, chẳng có hoan hỉ, chẳng có ghét bỏ, chẳng có ái chấp; chẳng có quá khứ, chẳng có tương lai, chẳng có hiện tại. Ngài chẳng thể phân biệt hay diễn tả bởi bất kì ngơn từ giảng thuyết nào.

Thế Tôn, như thế là thân Như Lai, và do đó con quán niệm điều này. Quán như thế gọi là chính quán. Quán khác đi, gọi là tà quán.”

Xá Lợi Phất liền hỏi Duy Ma Cật: “Ngài thác ở nơi nào mà sinh về đây?” Duy Ma Cật bảo: “Sinh và diệt trong các pháp có như ngài vẫn hiểu hay chăng?” Xá Lợi Phất đáp: “Chẳng có sinh và diệt.”

Duy Ma Cật nói: “Nếu các pháp chẳng có tướng sinh và diệt, tại sao ngài lại hỏi tôi thác ở đâu mà sinh về nơi này. Ý ngài là sao? Giống như nhà ảo thuật biến hóa ra người nam và người nữ - họ có sinh và diệt chăng?”

Xá Lợi Phất đáp: “Họ chẳng hề sinh cũng chẳng hề diệt.”

Duy Ma Cật hỏi: “Nhưng ngài há chẳng nghe Đức Phật thuyết rằng các pháp giống như ảo tướng chăng?”

Xá Lợi Phất đáp: “Tơi đã nghe.”

Duy Ma Cật nói: “Nếu tất cả các pháp giống như ảo ảnh, vì sao ngài lại hỏi tôi thác ở đâu mà sinh về nơi này. Xá Lợi Phất, diệt là tướng hủy hoại các tà pháp, sinh là tướng tiếp diễn của các tà pháp. Tuy Bồ tát diệt, các ngài chẳng tận những thiện căn, dù các ngài sinh nhưng chẳng trưởng dưỡng những căn xấu.”

Khi ấy Đức Phật bảo Xá Lợi Phất: “Có một thế giới tên là Diệu Hỷ, nơi Đức Phật có danh hiệu là Bất Động. Duy Ma Cật thác ở cõi nước ấy trước và sinh về nơi đây.” Xá Lợi Phất thưa: “Thật chưa từng có! Thế Tơn, vị kia có thể khước từ tịnh độ và đến vui thích trong nơi đầy rẫy sân hận và độc hại này.”

Duy Ma Cật bảo Xá Lợi Phất: “Ngài nghĩ thế nào? Khi ánh sang mặt trời xuất hiện, có dính liền với bóng tối chăng?”

Xá Lợi Phất đáp: “Khơng. Khi ánh mặt trời xuất hiện, bóng tối liền biến mất.” Duy Ma Cật hỏi: “Tại sao mặt trời lại đến Nam Thiệm Bộ Châu?”

Xá Lợi Phất đáp: “Để soi sáng và xóa diệt bóng tối.”

Duy Ma Cật bảo: “Bồ tát cũng lại như thế. Kể cả các ngài hóa sinh ở nơi Phật độ bất tịnh để giáo hóa chúng sinh, các ngài cũng chẳng vì đó mà dính liền với bóng đan của ngu xuẩn. Các ngài chỉ hủy diệt bóng tối phiền não của các hữu tình.”

Bấy giờ đại chúng thiết tha muốn thấy thế giới Diệu Hỷ, Bất Động Như Lai, và đại chúng các Bồ tát cùng Thanh văn của ngài.

Biết được suy nghĩ ấy của tất cả chúng hội, Đức Phật bảo Duy Ma Cật: “Thiện nam tử, đại diện cho đại chúng này, hãy thị hiện thế giới Diệu Hỷ, Bất Động Như Lai, và đại chúng các Bồ tát và Thanh văn của ngài. Chúng hội đây đều muốn được thấy.”

Sau đó Duy Ma Cật liền tự suy nghĩ: “Chẳng rời khỏi chỗ ngồi, Ta nên nâng thế giới Diệu Hỷ, gồm những núi Thiết Vi, suối, sông, đại dương, kênh rạch; núi Tu Di và những núi khác; mặt trăng, mặt trời và các tinh tú; cung điện của trời, rồng, quỷ thần và Phạm Thiên; đại chúng Bồ tát và Thanh văn; thành phố, thị trấn, làng xóm, đàn ơng và phụ nữ, trẻ em và người già; và cả Đức Bất Động Như Lai với cây Bồ đề và hoa sen thù thắng – có thể thực hiện Phật sự khắp mười phương. Có ba cầu thang báu từ Nam Thiệm Bộ

Châu đến cung trời Đâu Suất, các vị trời đi xuống những thang báu này. Tất cả đều cúng dường Đức Bất Động Như Lai và lắng nghe Giáo Pháp. Dân chúng ở Nam Thiệm Bộ Châu cũng đi lên những cầu thang kia đến trời Đâu Suất để thấy những vị trời ở đây. Thế giới Diệu Hỷ được hóa hiện với vơ lượng cơng đức như thế, từ cõi trời Sắc Cứu Kính ở trên cho đến thủy luân ở dưới. Ta sẽ nắm lấy trong tay phải, như người thợ gốm làm một bánh xe, đưa cõi kia đến vào trong thế giới này như đeo một vòng hoa, để thị hiện cho tất cả đại chúng.”

Nghĩ như vậy, Duy Ma Cật liền nhập Tam muội và thị hiện thần thông vi diệu. Với cánh tay phải ngài nâng thế giới Diệu Hỷ và đặt vào thế giời này. Đại chúng Bồ tát và Thanh văn kia ở cõi Diệu Hỷ, cũng như những vị trời và người khác đã đắc thần thông thù thắng, đều nói: “Thưa Đức Thế Tơn, ai đang đưa chúng con đi? Xin hãy cứu lấy chúng con.”

Bất Động Phật bảo: “Chẳng phải do ta làm. Việc này được thực hiện bởi thần lực thù thắng của Duy Ma Cật.”

Những vị khác chưa chứng đắc thần thông, chẳng hề biết họ đang đi đến đâu. Mặc dù cõi Diệu Hỷ nhập vào nhưng thế giới này chẳng hề mở rộng hay co rút. Khi đó cõi Ta bà chẳng hề thắt hẹp cũng chẳng thay đổi với trước.

Khi đó Đức Thích Ca Mâu Ni bảo với đại chúng: “Các ơng có thể thấy thế giới Diệu Hỷ, Bất Động Như Lai, và sự trang nghiêm của cõi nước ấy, những hạnh thanh tịnh của chư Bồ tát và sự thanh tịnh của các Đệ tử.”

Tất cả đều thưa: “Vâng, chúng con đã thấy.”

Đức Phật nói: “Các Bồ tát muốn chứng đắc cõi Phật thanh tịnh như thế phải nên học theo con đường đã được tu hành bởi Bất Động Như Lai.”

Khi thế giới Diệu Hỷ kia được thị hiện, mười bốn na-do-tha người ở cõi Ta bà liền phát tâm Vơ thượng Chính Đẳng Giác, hết thảy đều muốn sinh về cõi Phật Diệu Hỷ. Đức Thích Ca Mâu Ni thọ kí cho họ: “Các ơng sẽ sinh về cõi nước kia.” Sau đó những lợi ích đối với sự thị hiện thế giới Diệu Hỷ trong cõi này được hoàn thành, và thế giới kia trở về chỗ ban đầu, tồn bộ đại chúng đều nhìn thấy.

Đức Phật bảo Xá Lợi Phất: “Ông đã thấy thế giới Diệu Hỷ và Đức Phật Bất Động chưa?”

Xá Lợi Phất thưa: “Vâng, con đã thấy. Thế Tôn, con mong rằng tất cả mọi chúng sinh có thể chứng đắc tịnh độ giống như Đức Phật Bất Động và thông đạt thần lực vi diệu như Duy Ma Cật. Thế Tơn, chúng con đã nhanh chóng đạt được lợi ích thù thắng, thấy những người này và cúng dường trực tiếp cho họ. Những hữu tình nghe được kinh điển này, cả hiện tại lẫn sau khi Đức Phật nhập Niết bàn, cũng sẽ đạt được lợi ích thù thắng. Cịn bao nhiêu nữa nếu sau khi nghe được, họ thành kính hiểu rõ, chấp nhận, tụng niệm, thuyết giảng và tu hành theo! Những người trì giữ kinh này sẽ chứng đắc kho báu Pháp

bảo. Nếu có người đọc tụng, nhớ nghĩ, thuyết giảng những nghĩa này, hay tu hành theo giáo lý, người ấy sẽ được bảo vệ và nhớ niệm bởi các Đức Phật. Cúng dường người như thế - hiểu rằng đó là cúng dường Đức Phật. Ấn tống và gìn giữ kinh điển này – hiểu rằng Như Lai đang hiện hữu trong căn phịng đó. Những người lắng nghe kinh này và có thể tùy hỷ sẽ chứng đắc Nhất Thiết Trí. Nếu có thể cung kính tỏ ngộ bộ kinh này, kể cả chỉ là bốn câu kệ và giảng giải nghĩa ấy cho người khác – biết rằng người như thế sẽ ngay lập tức nhận được lời thọ kí Vơ thượng Chính Đẳng Giác.”

Một phần của tài liệu KINH DUY MA CẬT (THE VIMALAKIRTI SUTRA) (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)