PHÁP MÔN BẤT NHỊ

Một phần của tài liệu KINH DUY MA CẬT (THE VIMALAKIRTI SUTRA) (Trang 49 - 53)

Bấy giờ Duy Ma cật nói với đại chúng Bồ tát: “Các vị, Bồ tát nhập vào Pháp môn Bất Nhị như thế nào? Mỗi vị hãy tùy ý thuyết giảng.”

Trong chúng hội có một Bồ tát hiệu là Pháp Tự Tại bảo: “Các vị, khởi và diệt là nhị nguyên. Do các pháp căn bản chẳng khởi, giờ cũng chẳng diệt mất. Hiểu được như thế là đắc Vô sinh pháp nhẫn. Đây là vào Pháp mơn Bất Nhị.”

Trì Đức Bồ tát nói: “Ngã và ngã sở là nhị nguyên. Bởi sự tồn tại của ngã nên ngã sở xuất hiện. Nếu ngã chẳng tồn tại, cũng chẳng có ngã sở. Đây là nhập Pháp mơn Bất Nhị.” Bất Huyễn Bồ tát nói: “Thọ và chẳng thọ là nhị nguyên. Nếu các pháp chẳng thọ thì cũng chẳng thể chứng đắc. Do không chứng đắc, nên chẳng có bám chấp, cũng chẳng xả bỏ, chẳng tạo tác, chẳng hành động. Đây là nhập Pháp môn Bất Nhị.”

Đỉnh Đức Bồ tát nói: “Ơ uế và thanh tịnh là nhị ngun. Nếu nhìn thấy chân tính của ơ uế, thì chẳng có tướng thanh tịnh, và tùy thuận theo sự diệt tận của các tướng. Đây là nhập Pháp mơn Bất Nhị.”

Diệu Tú Bồ tát nói: “Hành động và ý niệm là nhị nguyên. Nếu chẳng có hành động, thì cũng chẳng có ý niệm. Nếu chẳng có ý niệm, cũng chẳng có phân biệt. Đây là nhập Pháp môn Bất Nhị.”

Diệu Nhãn Bồ tát nói: “Tướng và vơ tướng là nhị nguyên. Nếu biết rằng tướng là vô vướng và chẳng chấp vô tướng nhưng vẫn vào trong bình đẳng qn, đó là vào Pháp mơn Bất Nhị.”

Diệu Tý Bồ tát nói: “Nguyện Bồ tát và nguyện Thanh văn là nhị nguyên. Nếu quán niệm rằng tướng của tâm là trống rỗng, như ảo hóa, chẳng có nguyện Bồ tát cũng chẳng có nguyện Thanh văn. Đây là nhập Pháp môn Bất Nhị.”

Pusya Bồ tát nói: “Thiện và bất thiện là nhị nguyên. Nếu chẳng khởi thiện và bất thiện, vào trong và thâm nhập bến bờ vô tướng, đây là nhập Pháp mơn Bất Nhị.”

Sư Tử Bồ tát nói: “Hủy phạm và phước đức là nhị nguyên. Nếu thông đạt bản thể của hủy phạm, thì chẳng có khác biệt với phước đức. Dùng trí tuệ Kim Cương biết rõ tướng kia, chẳng có trói buộc cũng chẳng có giải thốt, là nhập Pháp mơn Bất Nhị.”

Sư Tử Tâm Bồ tát nói: “Lỗi lầm và chẳng thiếu sót là nhị ngun. Nếu có thể chứng đắc sự bình đẳng của các pháp, thì chẳng khởi tư tưởng lỗi lầm cũng như chẳng thiếu sót. Chẳng chấp trước vào tướng, nhưng cũng chẳng trụ vào vô tướng, là nhập Pháp mơn Bất Nhị.”

Tịnh Giải Thốt Bồ tát nói: “Tạo tác và vơ tác là nhị ngun. Nếu lìa khỏi tất cả tính đếm, thì tâm như hư khơng. Nếu trí tuệ thanh tịnh và chẳng có cản trở, là vào Pháp môn Bất Nhị.”

Na La Diên Bồ tát nói: “Thế gian và xuất thế gian là nhị ngun. Tính Khơng là bản thể của thế gian và xuất thế gian. Ở đó chẳng có nhập và xuất, chẳng có tràn đầy và tản mác,

là nhập Pháp mơn Bất Nhị.”

Diệu Tâm Bồ tát nói: “Sinh tử và Niết bàn là nhị nguyên. Nếu quán chiếu bản thể của sinh tử thì chẳng có sinh tử. Chẳng có trói buộc cũng chẳng giải thốt, chẳng sinh cũng chẳng diệt, là nhập Pháp môn Bất Nhị.”

Hiện Kiến Bồ tát nói: “Tận và vơ tận là nhị nguyên. Nếu các pháp cuối cùng sẽ tận diệt hay chẳng tận, đó đều là tướng vơ tận. Tướng vô tận tức là khơng. Khơng chẳng có tướng tận hay vơ tận. Vào như thế là vào Pháp mơn Bất Nhị.”

Phổ Trì Bồ tát nói: “Ngã và vơ ngã là nhị ngun. Bởi dù ngã là chẳng thể đắc, làm sao vơ ngã có thể đắc? Thấy được chân tính của ngã sẽ chẳng bao giờ khởi ra nhị nguyên. Đây là vào Pháp mơn Bất Nhị.”

Lơi Thiên Bồ tát nói: “Trí tuệ và vơ minh là nhị ngun. Thật tướng của vơ minh là trí tuệ. Lại nữa, trí tuệ khơng thể bám chấp và siêu việt khỏi tất cả. Bình đẳng và bất nhị như thế là vào Pháp môn Bất Nhị.”

Hỷ Qn Bồ tát nói: “Sắc và vơ sắc là nhị nguyên. Sắc là không – chẳng phải sắc diệt khơng mà bản chất của sắc là tự tính trống rỗng. Thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như thế. Ý thức và không là nhị nguyên. Ý thức là không – chẳng phải ý thức diệt không nhưng bản chất của ý thức là tự tính trống rỗng. Trụ vào và thâm nhập điều ấy là nhập Pháp môn Bất Nhị.”

Tuệ Tướng Bồ tát nói: “Bốn đại khác nhau với hư không khác nhau là nhị nguyên. Bản thể của bốn đại là bản thể của không. Cho rằng trước đây và sau này các đại đều không, và ở giữa cũng không. Hiểu thấu bản thể các đại theo cách ấy là nhập Pháp môn Bất Nhị.”

Diệu Ý Bồ tát nói: Mắt và tướng là nhị nguyên. Nếu hiểu rằng bản thể của mắt chẳng phóng túng, cũng chẳng sân hận, chẳng ngu độn với sắc, đây gọi là tịch diệt. Cũng như vậy, tai và thanh, mũi và hương, lưỡi và vị, thân và xúc, tâm và pháp đều là nhị nguyên. Nếu thấu biết bản thể của tâm chẳng phóng túng, chẳng sân hận, chẳng ngu độn đối với pháp, đó gọi là tịch diệt. An trụ trong đó là nhập Pháp mơn Bất Nhị.”

Vơ Tận Ý Bồ tát nói: Bố thí và hồi hướng về Nhất Thiết Trí là nhị nguyên. Bản thể của Bố thí là bản thể của hồi hướng Nhất Thiết Trí. Cũng như thế, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định và Bát nhã đối ngẫu với hồi hướng Nhất Thiết Trí. Bản thể của Bát nhã là bản thể của hồi hướng. Vào trong tướng như thế là nhập Pháp môn Bất Nhị.”

Thậm Thâm Tuệ Bồ tát nói: “Khơng, vơ tướng, vơ nguyện là nhị ngun. Khơng là vô tướng, và vô tướng là vô nguyện. Nếu thơng đạt khơng, vơ tướng, vơ nguyện, thì chẳng có tâm, ý và tưởng. Theo đó một mơn giải thốt tức là ba mơn giải thốt. Đây là nhập pháp mơn Bất Nhị.”

Tịch Căn Bồ tát nói: “Phật, Pháp, Tăng là nhị nguyên. Phật là Pháp, và Pháp là Tăng. Tam Bảo kia thẩy đều có tướng vơ vi và bình đẳng với hư khơng, và tất cả các pháp

cũng lại như thế. Có thể tu hành theo đó là nhập Pháp mơn Bất Nhị.”

Vơ Ngại Ý Bồ tát nói: “Thân và diệt thân là nhị nguyên. Thân giống với diệt thân. Vì sao? Người thấy được thật tướng của thân chẳng khởi sự thấy thân và thấy diệt thân. Thân và diệt thân chẳng đối ngẫu và chẳng thể phân biệt. Chẳng nhạc nhiên cũng chẳng sợ hãi với điều ấy là nhập Pháp mơn Bất Nhị.”

Thượng Diệu Bồ tát nói: “Các nghiệp thiện của thân, miệng, ý là nhị nguyên. Tất cả ba nghiệp ấy đều có tướng vơ tác. Tướng vơ tác của thân giống như tướng vô tác của miệng. Tướng vô tác của miệng giống như tướng vô tác của ý. Tướng vô tác của ba nghiệp kia giống như tướng vơ tác của tất cả các pháp. Có thể tùy thuận theo trí tuệ vơ tác là nhập Pháp mơn Bất Nhị.”

Phước Điền Bồ tát nói: “Hạnh cơng đức, việc hủy phạm và bất động là nhị nguyên. Chân tính của ba nghiệp kia là khơng. Khơng chẳng có hạnh cơng đức, việc hủy phạm và bất động. Chẳng khởi ba nghiệp kia là nhập Pháp môn Bất Nhị.”

Hoa Nghiêm Bồ tát nói: “Khởi các nhị nguyên từ ngã là nhị nguyên. Thấy rõ thật tướng của ngã là chẳng khởi các pháp nhị nguyên. Nếu chẳng trụ trong pháp nhị ngun thì chẳng có tưởng niệm. Chẳng có tưởng niệm là nhập Pháp mơn Bất Nhị.”

Đức Tạng Bồ tát nói: Các tướng có thể chứng đắc là nhị nguyên. Nếu chẳng thể chứng đắc, thì chẳng có chấp và xả. Nếu chẳng có chấp và xả là nhập Pháp mơn Bất Nhị.” Nguyệt Thượng Bồ tát nói: Tối và sáng là nhị ngun. Nếu khơng có tối và khơng có sáng, thì chẳng có nhị ngun. Vì sao? Nếu vào trong diệt tận định, thì chẳng cịn tối và sáng. Tướng của tất cả các pháp cũng lại như thế. Vào trong đây với tâm bình đẳng là nhập Pháp mơn Bất nhị.”

Bảo Ấn Thủ Bồ tát nói: Vui thích Niết bàn và chẳng thích thế gian là nhị nguyên. Nếu chẳng ưa thích Niết bàn cũng chẳng chán ghét thế gian, đó là bất nhị. Vì sao? Nếu có trói buộc thì phải có giải thốt. Nếu cơ bản chẳng trói buộc, ai sẽ tìm giải thốt? Chẳng có trói buộc và giải thốt, nên chẳng có ưa thích hay chán ghét. Đây là vào trong Pháp môn Bất Nhị.”

Châu Kế Vương Bồ tát nói: “Chính đạo và ngoại đạo là nhị nguyên. Người trụ trong chính đạo chẳng phân biệt tà hay chính. Lìa khỏi nhị ngun ấy là nhập Pháp mơn Bất Nhị.”

Hỷ Chân Bồ tát nói: “Thật và giả là nhị nguyên. Cái thật thấy là chẳng thấy sự thật làm sao còn thấy giả. Vì sao? Phàm nhãn chẳng thể thấy và chẳng bị thấy bởi tuệ nhãn, nhưng tuệ nhãn kia chẳng có thấy và chẳng có khơng thấy. Đây là nhập Pháp môn Bất Nhị.”

Sau khi các vị Bồ tát mỗi mỗi đều thuyết giảng như thế, Duy Ma cật hỏi Văn Thù Sư Lợi: “Bồ tát nhập vào Pháp môn Bất Nhị như thế nào?”

pháp – chẳng thị hiện, chẳng có qn niệm, lìa hết tất cả câu hỏi và lời đáp. Đây là nhập Pháp môn Bất Nhị.”

Văn Thù lại hỏi Duy Ma Cật: “Chúng tôi mỗi người đều đã tự giảng giải. Thưa ngài, ngài nên thuyết giảng Bồ tát nhập vào Pháp môn Bất Nhị như thế nào.”

Lúc ấy Duy Ma Cật yên lặng chẳng hề nói.

Văn Thù liền tán thán: “Lành thay, lành thay! Cho đến chẳng cịn ngơn từ và lời nói mới là chân thật nhập Pháp môn Bất Nhị.”

Khi “luận đàm về nhập Pháp mơn Bất Nhị” được thuyết giảng, năm nghìn vị Bồ tát trong đại chúng thảy đều nhập vào Bất Nhị Pháp môn và chứng đắc Vô sinh pháp nhẫn.

Một phần của tài liệu KINH DUY MA CẬT (THE VIMALAKIRTI SUTRA) (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)