II. CƠ SỞ ĐỂ XÂY DỰNG DỰ ÁN 1.1 Cơ sở pháp lý
3) Thử nghiệm triển khai OCOP của HTX cà phê Bích Thao Sơn La
Theo Khảo sát của Sở NNvà PTNT tỉnh, Sơn La hiện có gần 200 sản phẩm thế mạnh có thể phát triển thành sản phẩm OCOP. Trong năm 2019, tỉnh đã lựa chọn được 20 sản phẩm làm điểm, bước đầu thử nghiệm đánh giá và xếp hạng OCOP làm cơ sở nhân rộng trong những năm tiếp theo. Trong đó có, sản phẩm cà phê của HTX Bích Thao là hồ sơ duy nhất đối với sản phẩm cà phê được tỉnh lựa chọn làm điểm trong 20 sản phẩm chương trình OCOP năm 2019.
Năm 2017, Hợp tác xã cà phê Bích Thao được thành lập với mục đích liên kết những người sản xuất cà phê trên địa bàn xã Hua La – thành phố Sơn La. HTX cà phê Bích Thao được thành lập theo đúng luật HTX 2012, với 11 thành viên tham gia góp vốn, diện tích sản xuất 16 ha, với sản lượng hàng năm đạt 1.000 – 1.600 tấn. Năm 2018, HTX đã liên kết với 800 hộ sản xuất trên địa bàn thành phố với diện tích 1.500 ha, tiến hành hoạt động sơ chế, chế biến sản phẩm cà phê với sản lượng cà phê thóc đặt mức 7.000 tấn/năm. Tiến hành xuất khẩu sản phẩm cà phê nhân bằng hình thức ủy thác, tiên phong sử dụng “Cà phê Sơn La – Product of Viet Nam” cho cà phê nhân và thử nghiệm chế biến sản phẩm cà phê. Năm 2019, HTX đã tập trung đầu tư sản xuất cà phê đặc sản, cà phê honey, đầu tư hệ thống phơi trong nhà kính (800m2), máy rang công nghệ Đức (công suất 3k/giờ), máy bắn màu, mở rộng hợp tác với các nhà rang xay trong nước, quốc tế, mở rộng thị trường và tập trung cải tiến và nâng cao chất lượng đối với sản phẩm cà phê rang xay nhằm nâng cao giá trị cho sản phẩm, mang lại thu nhập cao hơn cho người sản xuất. Tuy nhiện, hoạt động của HTX còn một số hạn chế sau:
- Vùng nguyên liệu chưa ổn định và chưa có chứng nhận để tham gia hiệu quả vào thị trường quốc tế: Khi tham gia vào xuất khẩu, yêu cầu của các doanh
nghiệp nhập khẩu (bao gồm nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu ủy thác) đòi hỏi sản phẩm cà phê phải được chứng nhận (certificate) theo các tiêu chuẩn quốc tế (Utz, 4C, Fair Trade…) trong đó Utz là hình thức chứng nhận phổ biến đang được các nhà nhập khẩu lựa chọn với mục tiêu kết nối người sản xuất, nhà phân phối và nhà rang xay cà phê, có nhiệm vụ giúp cho người sản xuất cà phê và các thương hiệu cà phê thể hiện sự cam kết sản xuất cà phê có trách nhiệm, đáng tin cậy và hướng đến thị trường. Vấn đề này đang là khó khăn của HTX bởi nhận thức của các thành viên, nơng dân cịn hạn chế. Tiến hành các hoạt động đào tạo, tập huấn cho nông dân kiến thức, tuân thủ các quy định của các chứng nhận quốc tế là điều kiện cần để HTX được chứng nhận. Mặt khác, chi phí chứng nhận tương đối cao và đòi hỏi nguồn lực hỗ trợ để HTX hoàn thiện quá trình chứng nhận Utz “giấy thơng hành cho hoạt động xuất khẩu”.
- Sản phẩm cần được tiếp tục chuẩn hóa theo hướng an tồn, thân thiện với mơi trường: Khả năng cạnh tranh của HTX so với các doanh nghiệp lớn trong
ngành cà phê là một thách thức khó vượt qua. Do vậy, HTX đã và đang quan tâm đầu tư, nâng cao năng lực chế biến sản phẩm cà phê “cà phê đặc sản”. Tuy nhiên, với nguồn lực hạn chế, trình độ kỹ thuật và năng lực của đội ngũ chế biến còn hạn chế. Hoạt động đóng gói đang thử nghiệm. Do vậy, để nâng cao khả năng tiếp cận thị trường, xúc tiến thương mại, đáp ứng nhu cầu của thị trường, HTX cần phải tiếp tục chuẩn hóa các khâu trong quy trình từ kiểm sốt vùng nguyên liệu, sơ chế, phân loại, chế biến, đóng gói theo quy trình khép kín. Được kiểm sốt nghiêm ngặt nhằm khẳng định nguồn gốc, chất lượng vượt trội của sản phẩm.
- Cơ sở vật chất chế biến nhỏ, cần được mở rộng: Việc đầu tư dây chuyền khéo kíp địi hỏi phải có mặt bằng lớn. Đặc biệt là khi sản xuất cà phê đặc sản, việc sơ chế phải sử dụng ánh sáng tự nhiên (phơi nắng), cần đầu tư hệ thống giàn phơi, nhà lưới để phục vụ cho hoạt động sơ chế cà phê theo quy trình nghiêm ngặt, có kiểm sốt chặt chẽ về nhiện độ, độ ẩm nhằm giữ được hương vị cho cà phê. Máy móc, cơng nghệ sơ chế, chế biến, đóng gói cần được cải thiện. Khó khăn trong việc giải quyết nguồn vốn đầu tư trong điều kiện khó khăn của HTX.
- Năng lực quản trị và xúc tiến thương mại quốc tế còn hạn chế: Tất cả các
thành viên của HTX đều là nơng dân, trình độ và năng lực cịn nhiều hạn chế. Năng lực quản trị thương mại, xúc tiến, quảng bá gặp khó khăn. Việc kết nối với các doanh nghiệp phân phối, tiêu thụ sản phẩm là giải pháp để thúc đẩy chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, xúc tiến các hoạt động quảng bá sản phẩm đặc sản xuất
31 HTX ra thị trường. Bên cạnh đó, việc nâng cao năng lực cho Ban giám đốc HTX sẽ HTX ra thị trường. Bên cạnh đó, việc nâng cao năng lực cho Ban giám đốc HTX sẽ giúp cho các hoạt động quản trị của HTX được cải thiện.
Định hướng phát triển sản phẩm OCOP trong năm 2020
HTX cà phê Bích Thao Sơn La xác định xây dựng sản phẩm cà phê của HTX gắn với định hướng OCOP trên các tiếp cận chính như sau:
- Tập trung xây dựng vùng nguyên liệu cho chứng nhận: HTX đang đẩy mạnh việc liên kết, tổ chức sản xuất, xuất lý vùng nguyên liệu ổn định 1.500 ha đạt chứng nhận phát triển bền vững (UTZ), quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
- Phân khúc sản phẩm theo thị trường: HTX lựa chọn 03 dòng sản phẩm: cà phê nhân, cà phê rang nguyên hạt và cà phê bột. Tùy thuộc vào nhu cầu khách hàng (theo hợp đồng) để tổ chức sản xuất phù hợp, theo kết hoạch.
- Sản phẩm có chất lượng cao và gia tăng giá trị thông qua chế biến: HTX chú trọng thu mua sản phẩm cà phê quả có chất lượng cao (90% quả chín), sơ chế, chế biến theo quy trình nghiêm ngặt để cho sản phẩm có chất lượng cao theo quy trình: rửa quả sau khi thu hoạch ủ nguyên quả trong túi nilon (trong
12 tiếng), bóc vỏ phơi vỏ riêng làm trà – phơi cà phê thóc trong nhà kính nhằm nâng cao chất lượng, tận phụ phẩm, hạn chế ô nhiểm môi trường.
- Đầu tư nhà xưởng và dây chuyền sản xuất: tập trung mở rộng diện tích nhà kính để phơi cà phê (từ 800m2 2.800 m2) nhằm nâng cao chất lượng cà phê sơ chế; đầu tư hệ thống nhà xưởng sơ chế, chế biến mới với diện tích 800 m2 - 1000 m2 với 3 khu vực: sơ chế, rang xay, kiểm định chất lượng (đã được UBND tỉnh hỗ trợ khảo sát, thiết kế); Đầu tư dây chuyền chế biến: rang, xay – phân loại – đóng gói với máy xát cà phê thóc với cơng suất 5 tấn/giờ, máy sàng trọng lượng với công suất 5 tấn/giờ, máy rang cà phê công suất 30 – 60 kg/giờ, máy xay cà phê cơng suất 100kg/giờ, máy đóng bao tự động.
- Thiết kế và hồn thiện hệ thống bao bì, nhận diện thương hiệu: Thiết kế đồng bộ hệ thống nhận diện, bao bì phù hợp với nhu cầu thị trường, dựa trên tính tiện dụng, phát triển bao bì sản phẩm thân thiện với mơi trường, hồn thiện việc cơng bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để tiếp cận thị trường.
- Tập trung phát triển thị trường: nâng cao năng lực về tổ chức, marketing
(catalog, tờ rơi tiếng Việt, tiếng Anh), nghiên cứu nhu cầu và thúc đẩy hệ thống phân phối sản phẩm hướng đến thị trường chất lượng cao.
Với quyết tâm của HTX, cơ sở điều kiện và tiềm năng phát triển của sản phẩm cà phê Sơn La, dự án sẽ tổ chức các nội dung hỗ trợ tổng thể, toàn diện để hỗ trợ HTX chế biến cà phê phát triển sản phẩm, đảm bảo đủ điều kiện sản phẩm OCOP 5 sao, đồng thời phát triển chuỗi giá trị cà phê Sơn La bền vững, giá trị gia tăng cao, phù hợp với định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng NTM của tỉnh Sơn La.