Sản phẩm của dự án

Một phần của tài liệu YBUXscWmak2fpX9hSP2 Thuyet minh Du an mau (Trang 41 - 43)

III. NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN 3.1 Mục tiêu

3 Hỗ trợ nâng cao năng lực phát triển thị trường, quảng bá sản phẩm cà phê

3.5. Sản phẩm của dự án

Sản phẩm của dự án bao gồm:

1) Vùng nguyên liệu liên kết giữa HTX với các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn thành phố Sơn La được chứng nhận UTZ với 100 ha.

2) 10 lớp về nâng cao năng lực của các thành viên HTX, các hộ nông dân về liên kết chuỗi giá trị được tổ chức.

3) Có ít chất 100 hộ/nhớm ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với với HTX.

4) 10 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất cà phê chất lượng cao cho các hộ sản xuất tham gia liên kết được tổ chức.

5) 03 lớp tập huấn, hướng dẫn cán bộ quản lý sản xuất, nguyên liệu, truy xuất nguồn gốc, hoạch tốn tài chính trong sản xuất, chế biến, thương mại của HTX.

6) Diện tích nhà kính để phơi cà phê được đầu tư 2.000 m2 . 7) 01 máy xát cà phê thóc với cơng suất 5 tấn/giờ.

8) 01 máy rang cà phê công suất 30 – 60 kg/giờ. 9) 01 máy xay cà phê công suất 100kg/giờ.

10) 03 bộ hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng cho 3 sản phẩm: 01 sản phẩm cà phê nhân, 01 sản phẩm cà phê rang, 01 sản phẩm cà phê bột.

11) 03 mẫu bao bì được thiết kế đạt tiêu chuẩn.

12) 5.000 túi cà phê bột được sản xuất cho hoạt động của HTX; 13) 5.000 túi cà phê hạt được sản xuất cho hoạt động của HTX;

14) 5.000 bao dứa đựng cà phê nhân được sản xuất cho hoạt động của HTX;

15) Hệ thống truy xuất nguồn gốc bằng công nghệ Qrcode được áp dụng vào HTX; mã vạch của HTX được đăng ký.

16) Hệ thống nhận diện thương hiệu của HTX được xây dựng: website; 500 catalog; 2000 tờ rơi.

17) 01 báo cáo nghiên cứu thị trường và kế hoạch phát triển kênh phân phối cà phê của HTX.

18) 01 cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm, hình thành khơng gian văn hóa, thưởng thức cà phê tại điểm du lịch của tỉnh Sơn La;

19) 03 gian hàng giới thiệu sản phẩm gắn với Hội chợ OCOP hoặc Hội chợ nơng nghiệp.

3.6. Kinh phí và phân bổ nguồn vốn thực hiện dự án

3.6.1. Kinh phí triển khai

Tổng kinh phí hỗ trợ: 5,735 tỷ đồng (Bằng chữ: Năm tỷ bẩy trăm ba mươi năm triệu đồng).

Trong đó:

- Nguồn vốn ngân sách Trung ương: 2,365 tỷ đồng (chiếm 41,24%); - Nguồn vốn đối ứng của địa phương:

+ Địa phương (từ vốn NTM): 1,85 tỷ đồng (chiếm 32,26%); + HTX: 1,52 tỷ đồng (chiếm 26,5%).

3.6.2. Kinh phí và phân bổ nguồn

- Nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Trung ương: : 2,365 tỷ đồng được hỗ trợ từ nguồn vốn sự nghiệp năm 2020 được phân bổ để thực hiện Kế hoạch khung chỉ đạo điểm về Chương trình mỗi xã một sản phẩm và nguồn vốn được bố trí từ nguồn vốn đầu tư cơng trung hạn của Chương trình MTQG xây dựng NTM năm 2021-2025 được phân bổ cho tỉnh Sơn La;

- Nguồn vốn từ ngân sách địa phương: 1,85 tỷ đồng từ nguồn vốn địa phương thuộc Chương trình MTQG xây dựng NTM của tỉnh Sơn La, và nguồn vốn hỗ trợ phát triển HTX.

- Nguồn vốn của HTX: 1,4 tỷ đồng

Dự tốn chi tiết về tài chính được cụ thể tại Phụ lục

IV. HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN 4.1. Hiệu quả kinh tế: 4.1. Hiệu quả kinh tế:

- Dự án được triển khai sẽ giúp HTX xây dựng được sản phẩm đủ điều kiện OCOP 5 sao, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả kinh tế, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng phát triển chế biến sâu các sản phẩm cà phê, là mơ hình điểm để nhân rộng triển khai chương trình OCOP của tỉnh Sơn La.

- Dự án sẽ góp phần nâng cao giá bán nguyên liệu từ 5-10% cho các hộ gia đình, sản phẩm cà phê chế biến và xuất khẩu được nâng cao giá trị từ 10-20%, giải quyết việc làm cho khoảng 20 lao động thường xuyên tham gia chế biến.

43

4.2. Hiệu quả xã hội:

- Dự án được triển khai góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của HTX gắn với phát triển sản xuất của đồng bào dân tộc Thái, thúc đẩy sản phẩm truyền thống, lợi thế của vùng đồng bào dân tộc Thái tại Sơn La.

- Dự án sẽ xây dựng được mơ hình sản xuất nơng nghiệp bền vững, liên kết tiêu thụ sản phẩm từ sản xuất – chế biến và phát triển thị trường. Mơ hình được xây dựng sẽ gắn với định hướng phát triển sản phẩm OCOP, đồng thời là cơ sở để đề xuất định hướng cho giai đoạn tiếp theo.

V. KIẾN NGHỊ

- Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG hỗ trợ nguồn lực để UBND tỉnh Sơn La triển khai dự án, góp phần thực hiện hiệu quả Kế hoạch khung chỉ đạo điểm Chương trình mỗi xã một sản phẩm đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt;

- Đề nghị Văn phòng Điều phối NTM Trung ương hỗ trợ, định hướng về mặt kỹ thuật để dự án được triển khai thành công và hiệu quả.

Một phần của tài liệu YBUXscWmak2fpX9hSP2 Thuyet minh Du an mau (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)