KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.4.3. Kết quả khảo sát ảnh hưởng pH của môi trường lên men đến khả năng sinh tổng hợp enzyme protease của chủng F1 và R
sinh tổng hợp enzyme protease của chủng F1 và R5
Khi dùng phương pháp nuôi cấy bề mặt, pH môi trường hầu như khơng thay đổi trong q trình phát triển của vi sinh vật và ít ảnh hưởng đến q trình sinh tổng hợp enzyme protease ở vi sinh vật. Nhưng khi dùng phương pháp bề sâu thì ngược lại, pH mơi trường có ảnh hưởng rất lớn, nhiều khi có vai trị quyết định đối với sự tích lũy protease trong mơi trường. pH ban đầu của mơi trường thích hợp cho sự phát triển hay sinh tổng hợp enzyme của vi sinh vật khác nhau thì khơng giống nhau. Do đó ta tiến hành khảo sát ảnh hưởng của yếu tố pH của mơi trường đến hoạt lực protease tích lũy được.
Để khảo sát ảnh hưởng của yếu tố pH của môi trường, ta tiến hành lên men nấm mốc trong môi trường MT4 với các điều kiện nhiệt độ, tốc độ lắc như trên tại các giá trị pH ban đầu của môi trường khác nhau: 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 rồi thu dịch lọc và đo hoạt lực enzyme protease sau 48 h.
Kết quả thí nghiệm được thể hiện ở đờ thị trong hình sau:
sinh tổng hợp enzyme protease chủng F1 và chủng R5
Nhận xét:
Kết quả khảo sát cho thấy hoạt tính protease thu được khá thấp ở những mơi trường có pH ban đầu kiềm. Ngược lại, mơi trường có pH ban đầu nằm trong vùng acid yếu cho hoạt tính protease cao hơn hẳn và đạt cực đại khi mơi trường có pH =6. Khi tăng độ acid của mơi trường, hoạt tính protease lại giảm. Vì thế việc chọn giá trị pH của mơi trường thích hợp là vấn đề rất cần thiết đối với phương pháp nuôi cấy trong môi trường dịch thể.