Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tốc độ lắc đến khả năng sinh tổng hợp enzyme protease của chủng F1 và R5 khi nuôi trong môi trường dịch thể

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng môi trường dịch thể để thu nhận enzyme protease từ nấm mốc (Trang 40 - 42)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.4.4. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tốc độ lắc đến khả năng sinh tổng hợp enzyme protease của chủng F1 và R5 khi nuôi trong môi trường dịch thể

enzyme protease của chủng F1 và R5 khi nuôi trong mơi trường dịch thể

Như đã trình bày ở phần tổng quan, độ thơng khí của mơi trường có ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh tổng hợp protease, điều này đặc biệt cần thiết hơn đối với đối tượng vi sinh vật là nấm mốc khi nuôi trong môi trường lỏng. Ở quy mô sản xuất khi nuôi bằng phương pháp bề sâu, để đáp ứng nhu cầu này người ta tiến hành sục khí vơ trùng kết hợp với khuấy đảo liên tục. Cịn ở quy mơ phịng thí nghiệm, ta tiến hành lắc trên máy lắc có thổi khí vơ trùng để thỏa mãn nhu cầu trên. Muốn quả tốt cần xác định cho được lượng oxy cần thiết trong thời gian sinh trưởng của mỗi lồi vi sinh vật. Tuy nhiên lượng oxy thích hợp ở các vi sinh vật khác nhau thì khơng giống nhau.

Do đó, ta khảo sát tốc độ lắc trong quá trình lên men thu nhận enzyme. Tiến hành ni trong mơi trường MT4 ở 4 tốc độ lắc khác nhau là: 200, 300, 350, 400 vịng/phút và các điều kiện ni cấy khác khơng thay đổi. Sau 48 h lên men, tiến hành đo hoạt lực enzyme, kết quả thí nghiệm được thể hiện ở hình sau:

Nhận xét:

Khi ta tăng tốc độ lắc, hàm lượng oxy tan trong môi trường sẽ tăng. Do nấm sợi thuộc nhóm vi sinh vật hiếu khí nên chúng sẽ sinh trưởng, phát triển tốt hơn. Kết quả thực nghiệm cho thấy hoạt tính protease thu được trong canh trường lỏng cũng sẽ tăng theo. Với tốc độ lắc 300 vịng/phút, hoạt tính protease thu được tương đối cao và giá trị đạt cực đại nếu tốc độ lắc là 350 vòng/phút. Nếu ta tăng tốc độ lắc lên cao hơn, hoạt tính enzyme thu được giảm nhẹ. Có thể vì ở tốc độ lắc quá cao làm tổn thương một số nấm sợi trong canh trường, từ đó làm giảm khả năng sinh tổng hợp protease của chúng.

Như vậy bằng thực nghiệm, ta đã khảo sát được sự ảnh hưởng độc lập của một số yếu tố đến khả năng sinh tổng hợp enzyme protease của chủng F1 và R5 trong môi trường dịch thể. Các kết quả khảo sát được tóm tắt qua bảng sau:

Bảng 3.3: Giá trị thích hợp của một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh tổng hợp protease của F1 và R5

Yếu tố ảnh hưởng Chủng F1 Chủng R5

Mơi trường tối thích MT4 MT4

Thời gian tối thích (h) 48 48

Tốc độ lắc (vịng/phút)

Hình 3.13: Ảnh hưởng của tốc độ lắc đến hoạt tính protease từ chủng F1 và R5

pH tối thích 6 6 Tốc độ lắc tối thích

(vịng/phút) 350 350

Tuy nhiên kết quả trên chỉ thể hiện sự ảnh hưởng độc lập của từng yếu tố riêng biệt đến khả năng sinh tổng hợp protease của R5 và F1 trong môi trường dịch thể. Trong thực tế, mối quan hệ giữa chúng và hoạt lực protease trong môi trường là một mối quan hệ tương tác đờng thời của nhiều yếu tố. Do đó ta tiến hành tối ưu hóa điều kiện lên men để hoạt lực protease trong môi trường đạt giá trị cực đại.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng môi trường dịch thể để thu nhận enzyme protease từ nấm mốc (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w