Lý thuyết về công tác quản lý tài sản cho thuê tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài sản cho thuê tài chính tại Công ty TNHH MTV cho thuê tài chính Công nghiệp tàu thủy (Trang 28)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI SẢN

1.2 Lý thuyết về công tác quản lý tài sản cho thuê tài chính

1.2.1 Khái niệm quản lý tài sản trong hoạt động cho thuê tài chính

Quản lý tài sản trong hoạt động cho thuê tài chính là thực hiện các công tác theo dõi, kiểm tra các tài sản thiết bị trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng: kể từ khi bàn giao tài sản cho đến lúc thanh lý hợp đồng thuê nhằm đánh giá, phân loại tài sản, cảnh báo về tình hình sử dụng tài sản phục vụ cho đảm bảo chất lượng tín dụng.

1.2.2 Nội dung công tác quản lý tài sản trong hoạt động cho th tài chính a. Q trình trước khi bàn giao tài sản: a. Quá trình trước khi bàn giao tài sản:

- Nếu tài sản có giai đoạn chế tạo, lắp đặt, chạy thử thì Cơng ty cho thuê tài chính cùng với Bên thuê tài chính kiểm tra giám sát và nghiệm thu bàn giao tài sản.

- Đăng ký hợp đồng cho thuê tài chính tại Trung tâm đăng ký giao dịch tài sản – Cục đăng ký Quốc gia giao dịch bảo đảm – Bộ Tư pháp. Kết quả đăng ký phải được thể hiện bằng văn bản có dấu và chữ ký xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

- Đối với các phương tiện phải đăng ký lưu hành theo quy định của Nhà nước thì Bộ phận quản lý tài sản chuẩn bị hồ sơ giấy tờ và thực hiện các thủ tục đăng ký theo quy định. Sau khi thực hiện đăng ký, hồ sơ gốc được VFL lưu giữ, còn hồ sơ sao y được chuyển cho bên thuê lưu giữ.

- Đối với các phương tiện phải đăng kiểm lưu hành theo quy định của Cơ quan đăng kiểm, Bộ phận quản lý tài sản chuẩn bị hồ sơ giấy tờ và thực hiện các thủ tục đăng kiểm theo quy định. Hồ sơ đăng kiểm bản gốc được chuyển cho bên thuê, còn VFL lưu bản sao y.

- Đàm phán, thương thảo điều khoản, phạm vi bảo hiểm phù hợp và lập hợp đồng mua bảo hiểm tài sản. Trong hợp đồng, bảo hiểm phải thể hiện rõ đơn vị thụ hưởng bảo hiểm là VFL, phạm vi bảo hiểm phù hợp với đặc tính vận hành và vùng hoạt động của tài sản.

28

- Ghi nhận tình trạng hồ sơ nguồn gốc, kỹ thuật, tình trạng tài sản vào cơ sở dữ liệu trước khi bàn giao. Mọi hồ sơ chuyển khách hàng lưu giữ cần được lập thành biên bản bàn giao để tiện theo dõi.

- Lập hồ sơ, lý lịch tài sản, lập kế hoạch kiểm tra tài sản và đưa vào cơ sở dữ liệu.

- Gắn thẻ tài sản và Bàn giao tài sản.

b. Quá trình sau khi tài sản được bàn giao đưa vào sử dụng

Trong quá trình sau khi tài sản được bàn giao cho bên th, cơng việc chính của quản lý tài sản là theo dõi toàn bộ biến động về vật chất và giá trị của tài sản suốt thời gian thuê tài chính.

Đầu mỗi 06 tháng, Bộ phận quản lý tài sản lên kế hoạch cho công tác kiểm tra tài sản theo từng đợt, từng khu vực (Miền Bắc – Trung – Nam).

- Quản lý hồ sơ giấy tờ tài sản:

o Giấy chứng nhận đăng ký

o Giấy phép vận hành:

 Đăng kiểm với phương tiện cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng

 Đăng kiểm tàu sông, phương tiện thủy: kiểm tra theo năm

 Đăng kiểm tàu biển: mỗi giấy chứng nhận từng hạng mục thành phần

trên tàu đều có thời hạn riêng, thời hạn tùy thuộc vào phân cấp tàu.

 Đăng kiểm với phương tiện cần trục, cẩu tháp, cẩu trục.

 Kiểm định đối với tài sản chịu áp lực

o Giấy chứng nhận bảo hiểm: thời hạn hiệu lực

o Các biên bản kiểm tra tài sản

- Tình trạng tài sản

o Tính đầy đủ của tài sản

o Mục đích sử dụng

29

o Phạm vi hoạt động

o Thay đổi, hao mòn của tài sản

o Hỏng hóc, thay thế của tài sản

- Tình hình sử dụng, bảo dưỡng, bảo quản tài sản của đơn vị sử dụng

o Bảo dưỡng định kỳ có thực hiện đầy đủ, đúng quy cách hay không.

o Cơng tác giữ gìn bảo quản tài sản trong quá trình sử dụng và khi hết giờ

vận hành ra sao.

o Người quản lý điều khiển phương tiện có đầy đủ giấy phép được điều

khiển phương tiện hay không (đối với một số phương tiện, máy móc yêu cầu giấy phép cho người vận hành).

- Trang thiết bị an toàn và cơ sở hạ tầng đảm bảo cho q trình vận hành an tồn, đúng kỹ thuật.

- Đánh giá khả năng sinh lời của tài sản (sự tham gia của tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo doanh thu cho khách hàng).

c. Quá trình sau khi kết thúc hợp đồng

- Đăng ký xóa hợp đồng cho th tài chính tại Trung tâm đăng ký giao dịch tài sản – Cục đăng ký Quốc gia giao dịch bảo đảm – Bộ Tư pháp.

- Trong trường hợp Bên thuê mua lại tài sản thì Bộ phận quản lý tài sản giao lại hồ sơ nguồn gốc và pháp lý cho Bên mua để bên mua thực hiện việc chuyển quyền sở hữu tài sản từ Bên CTTC sang Bên mua.

- Trong trường hợp Bên thuê khơng mua lại tài sản thì Bộ phận quản lý tài sản thực hiện các nghiệp vụ hỗ trợ Đơn vị thẩm định giá trị tài sản để bán, hoặc cho thuê tiếp.

1.2.3 Các chỉ tiêu quản lý tài sản cho thuê tài chính a. Giai đoạn trước khi bàn giao tài sản

- Trong q trình chế tạo lắp đặt, nghiệm thu có đảm bảo tình trạng, đặc tính tài sản đầy đủ, phù hợp với hợp đồng thương mại đã ký không.

30

- Tình trạng giấy tờ pháp lý có đúng quy định hiện hành đối với thuê tài chính và đối với đặc trưng loại hình tài sản hay khơng.

- Tình trạng giấy phép vận hành: tài sản có đầy đủ các giấy phép vận hành theo quy định của pháp luật hay khơng, giấy phép có đúng hạn hay khơng. Ví dụ như Tàu biển cần giấy phép đăng kiểm, phương tiện cơ giới có đầy đủ giấy phép đăng kiểm hợp lệ hay khơng…

- Tình trạng bảo hiểm tài sản: phạm vi bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm, khu vực bảo hiểm, điều khoản về bên thụ hưởng bảo hiểm có hợp lệ khơng.

b. Giai đoạn sau khi tài sản được bàn giao đưa vào sử dụng

- Tình trạng tài sản

o Tài sản có bao gồm đầy đủ các bộ phận cấu thành như tình trạng lúc bàn

giao tài sản hay không, nhãn mác ký hiệu sở hữu của bên cho thuê còn nguyên vẹn khơng.

o Mục đích sử dụng tài sản có nằm ngồi phạm vi đã thỏa thuận trong hợp

đồng cho thuê tài chính, mục đích sử dụng có nằm trong điều kiện kỹ thuật đặc thù cho phép của loại tài sản đó hay khơng.

o Thời gian sử dụng nhiều hay ít so với chỉ tiêu kỹ thuật trung bình cho

phép của tài sản, có nằm ngồi phạm vi đã thỏa thuận trong hợp đồng khơng.

o Phạm vi hoạt động có nằm ngồi phạm vi hoạt động như đã cam kết ban

đầu của khách hàng, việc điều chuyển tài sản có xin phép VFL hay không.

o Thay đổi, hao mòn của tài sản: thay đổi thiết kế, cơ cấu, các bộ phận của

tài sản ra sao. Có nằm trong phạm vi kỹ thuật cho phép của tài sản hay khơng.

31

o Hỏng hóc, thay thế của tài sản: số lần hỏng hóc và mức độ nghiêm trọng

của từng lần ra sao, việc thay thế có đúng tiêu chuẩn kỹ thuật cho phép của tài sản hay không.

o Với sự thay đổi của tài sản có dẫn đến các nguy cơ tiềm ẩn nào khác

trong tương lai có thể dự đốn được khơng.

- Tình hình sử dụng, bảo dưỡng, bảo quản tài sản của đơn vị sử dụng

o Bảo dưỡng định kỳ có thực hiện đầy đủ, đúng quy cách hay không.

o Cơng tác giữ gìn bảo quản tài sản trong q trình sử dụng và khi hết giờ

vận hành ra sao.

o Người quản lý điều khiển phương tiện có đầy đủ giấy phép được điều

khiển phương tiện hay không (đối với một số phương tiện, máy móc yêu cầu giấy phép cho người vận hành).

o Trang thiết bị an tồn cho q trình vận hành có đầy đủ khơng.

c. Giai đoạn sau khi kết thúc hợp đồng

- Việc xóa đăng ký giao dịch bảo đảm đã thực hiện đầy đủ không.

- Các hồ sơ gốc của tài sản bàn giao lại cho bên thuê (hoặc bên thuê lại, mua lại) có đầy đủ khơng.

- Bàn giao tài sản có xảy ra rủi ro pháp lý nào khơng.

1.2.4 Các chỉ tiêu định lượng trong công tác quản lý tài sản

- Tỷ lệ mất mát, thất lạc tài sản

o Ý nghĩa: thể hiện tỷ lệ số lượng tài sản khơng được tìm thấy, thất lạc

qua một chu kỳ kiểm tra tài sản, chỉ tiêu này không chỉ đánh giá hiệu quả cơng tác quản lý tài sản mà cịn có ý nghĩa trong việc đánh giá rủi ro khi thu hồi vốn.

o Cách tính: ốượàảấá,ấạ

ổốượàảđãểỳ

32

- Tỷ lệ tài sản bị tổn thất do điều kiện thiên tai bão lũ

o Ý nghĩa: thể hiện tỷ lệ số lượng tài sản bị hỏng hóc, hư hại do nguyên

nhân tự nhiên như thiên tai bão lũ qua một chu kỳ kiểm tra tài sản. Đặc trưng của các đơn vị đóng tàu là nằm ở gần biển nên chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện thời tiết đến sản xuất, đến đảm bảo an tồn phương tiện sản xuất.

o Cách tính: ốượàảỏó,ưạ

ổốượàảđãểỳ

o Tỷ lệ này được hiểu là tốt nếu tỷ lệ này dưới 3%

- Tỷ lệ tài sản bị hỏng hóc do q trình khai thác sử dụng của khách hàng quá mức hoặc sai khác so với yêu cầu kỹ thuật của tài sản

o Ý nghĩa: thể hiện tỷ lệ số lượng tài sản bị hỏng hóc, hư hại do nguyên

nhân chủ quan từ đơn vị sử dụng qua một chu kỳ kiểm tra tài sản. Chỉ tiêu này đánh giá năng lực quản lý thiết bị của khách hàng, từ đó có thể đưa ra những biện pháp bổ sung kịp thời để tránh tổn thất không mong muốn trong tương lai.

o Cách tính: ốượàảỏó,ưạ

ổốượàảđãểỳ

o Tỷ lệ này được hiểu là tốt nếu tỷ lệ này dưới 5%

- Tỷ lệ tài sản được mua bảo hiểm

o Ý nghĩa: thể hiện số lượng tài sản được tham gia bảo hiểm trong một

năm. Chỉ tiêu này rất quan trọng đối với việc đánh giá rủi ro đối với khoản tín dụng.

o Cách tính: ốượàảđượảể

ốượàảă

o Tỷ lệ này được hiểu là tốt nếu giá trị trên 80%

33

o Ý nghĩa: thể hiện số lượng tài sản được tái tục bảo hiểm trong một năm.

(Xét những tài sản có thời điểm hết hạn bảo hiểm trong năm). Chỉ tiêu này nhằm đánh giá công tác quản lý theo dõi, đôn đốc mua bảo hiểm tài sản.

o Cách tính: ốượàảđượáụảể

ốượàảếạảểă

o Tỷ lệ này được hiểu là tốt nếu giá trị trên 85%

- Tỷ lệ tài sản không sử dụng đúng mục đích và phạm vi hoạt động như đã thỏa thuận.

o Ý nghĩa: thể hiện tỷ lệ số lượng tài sản mà đơn vị thuê tài chính vi phạm

cam kết trên hợp đồng về mục đích và phạm vi hoạt động qua một chu kỳ kiểm tra tài sản. Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả công tác quản lý tài sản và ý thức tuân thủ các điều khoản hợp đồng của khách hàng th tài chính, từ đó có thể đưa ra những biện pháp bổ sung kịp thời để khách hàng nghiêm túc thực hiện hợp đồng.

o Cách tính: ốượàảỏơửụđúụđí

ổốượàảđãểỳ

o Tỷ lệ này được hiểu là tốt nếu tỷ lệ này dưới 10%

- Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của tài sản: Tài sản có đang được tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng và tạo doanh thu không

o Ý nghĩa: thể hiện tài sản có được sử dụng và tạo doanh thu trong quá

trình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng hay khơng.

o Cách tính:

ốượàảóđượàạđộảấ ổốượàảă

o Tỷ lệ này được hiểu là tốt nếu tỷ lệ này trên 70%

34

o Ý nghĩa: thể hiện hiệu quả công tác xử lý tài sản thu hồi nợ đối với các

tài sản không tham gia vào hoạt động của khách hàng và khách hàng cũng khơng cịn khả năng thanh tốn đối với khoản nợ thuê tài chính.

o Cách tính:

ốượàảửýđượ

ổốượàảàáàơịảăảợ

o Tỷ lệ này được hiểu là tốt nếu tỷ lệ này trên 60%

1.2.5 So sánh công tác quản lý tài sản cho thuê tài chính với quản lý tài sản thế chấp, cầm cố tại các Tổ chức tín dụng khác thế chấp, cầm cố tại các Tổ chức tín dụng khác

Khác biệt lớn nhất giữa tài sản cho thuê tài chính với tài sản thế chấp là tài sản cho th tài chính khơng bao gồm bất động sản (tài sản gắn liền với đất, quyền sử dụng đất) và nguyên vật liệu đầu vào. Do vậy trong việc theo dõi quản lý tài sản cũng có nhiều điểm khác biệt.

Khác biệt về loại hình tài sản th tài chính và tài sản thế chấp, cầm cố.

STT Nội dung Tài sản cho thuê

tài chính Tài sản thế chấp

01

Loại tài sản Tài sản cố định

Tài sản cố định 02 Nguyên vật liệu 03 Giấy tờ có giá 04 Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất 05 Nguồn thu 06 Tài sản hình thành trong tương lai

So với công tác quản lý tài sản thế chấp, cầm cố tại các Tổ chức tín dụng khác thì cơng tác quản lý tài sản cho th tài chính có một số điểm khác biệt như sau:

35

Bảng 1.2 :Bảng so sánh công tác quản lý tài sản thế chấp, cầm cố với tài sản cho thuê tài chính

STT Nội dung Tài sản cho thuê

tài chính Tài sản thế chấp

01 Giấy tờ pháp lý Bên cho thuê giữ Bên Cho vay giữ

02 Biến động về số lượng Có kiểm sốt

03 Biến động về chất

lượng Có kiểm sốt Gần như khơng kiểm sốt

04 Biến động về giá cả thị

trường Khơng kiểm sốt Có kiểm sốt

05 Bảo dưỡng / sửa chữa Có kiểm sốt Khơng kiểm sốt

06 Cấp phép / Gia hạn

giấy phép vận hành

Có kiểm sốt

(Các thủ tục cấp phép / gia hạn giấy phép vận hành cần có sự tham gia của người chủ sở hữu tài sản – là đơn vị CTTC)

Khơng kiểm sốt

07 Thay đổi đơn vị sử

dụng Có kiểm sốt

Gần như khơng kiểm sốt

08 Thay đổi địa điểm sử

dụng Có kiểm sốt

Gần như khơng kiểm sốt

Với tài sản thế chấp cầm cố, qua quá trình định giá lại tài sản, nếu giá trị định giá lại thấp hơn giá trị định giá ban đầu để đảm bảo cho khoản vay thì bên thế chấp cầm cố phải thế chấp thêm tài sản nhằm đảm bảo tổng giá trị tài sản đảm bảo bằng với giá trị định giá ban đầu để cấp tín dụng. Điều này làm nên khác biệt rất lớn trong công tác quản lý tài sản cho thuê tài chính.

Với tài sản cho thuê tài chính nếu tài sản suy giảm giá trị thì bên thuê cũng khơng có trách nhiệm phải thế chấp bổ sung tài sản để đảm bảo bằng dư nợ ban đầu. Do vậy rủi ro xuất phát từ việc nếu bên thuê để tài sản suy giảm nhanh giá trị và sau đó bên th khơng trả được nợ dẫn đến thanh lý hợp đồng thì phần giá trị hao hụt giữa dư nợ hiện tại và giá trị bán thanh lý là khó có khả năng thu hồi (mặc dù bên thuê sau khi kết thúc hợp đồng vẫn ghi nhận nợ khoản này).

36

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới cơng tác quản lý tài sản cho th tài chính 1.3.1 Nhân tố chủ quan

- Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty, phân cấp, phân quyền, chức

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài sản cho thuê tài chính tại Công ty TNHH MTV cho thuê tài chính Công nghiệp tàu thủy (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)