Chất lượng công tác quản lý tài sản cho thuê tài chính tại VFL

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài sản cho thuê tài chính tại Công ty TNHH MTV cho thuê tài chính Công nghiệp tàu thủy (Trang 72 - 78)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI SẢN

2.4.4 Chất lượng công tác quản lý tài sản cho thuê tài chính tại VFL

Khái quát chung:

- Nhìn chung chất lượng công tác quản lý tài sản là khá tốt, đạt được những u cầu cơ bản về kiểm sốt tình hình tài sản, nắm rõ những biến động trong quá trình khai thác tài sản.

- Kịp thời cảnh báo, đề xuất biện pháp bổ sung nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. - Đánh giá được khả năng sinh lời của tài sản nhằm phục vụ cơng tác chấm

điểm tín dụng hay xử lý nợ.

a. Công tác kiểm tra tài sản

- Việc lên kế hoạch kiểm tra tài sản được thực hiện vào đầu năm và giữa năm: Tổ QLTS lên kế hoạch kiểm tra chuyển cho Phụ trách Phòng Khách hàng duyệt và chỉ đạo thực hiện.

- Các tài sản được xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ 06 tháng một lần, với một số tài sản có thời gian sử dụng nhiều và thường xuyên thay đổi địa điểm hoạt động thì chu kỳ kiểm tra được rút ngắn hơn.

- Trong các năm vừa qua việc kiểm tra định kỳ được thực hiện khá tốt, qua đó kịp thời phát hiện và cảnh báo các thay đổi, sự cố, hỏng hóc hay sử dụng trái với thỏa thuận trong hợp đồng cho th tài chính.

- Nhìn chung phần lớn các tài sản đều đảm bảo tính đầy đủ, ở tình trạng kỹ thuật tốt, khơng có sự cố nào lớn nằm ngồi tầm kiểm sốt.

- Cơng tác kiểm tra tài sản thể hiện qua một số chỉ tiêu định lượng:

STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1 Tỷ lệ mất mát, thất lạc tài sản 0% 0% 0%

2 Tỷ lệ tài sản bị tổn thất do thiên tai 1,5% 01% 0%

3 Tỷ lệ tài sản bị hỏng hóc do quá

72

oTrên tỷ lệ mất mát, thất lạc tài sản trong ba năm vừa qua ta thấy khơng

có tài sản nào bị thất lạc, mất mát, điều đó cho thấy yêu cầu cơ bản của công tác quản lý tài sản đã được đảm bảo.

oQua tỷ lệ tài sản bị tổn thất do thiên tai bão lũ cho thấy công tác bảo

quản thiết bị của đơn vị khách hàng trước những yếu tố thiên nhiên không thuận lợi khá tốt mặc dù đa phần các tài sản đều có vị trí hoạt động ở vùng ven biển, chịu ảnh hưởng của nhiều cơn mưa bão.

oQuan sát số liệu về tỷ lệ hỏng hóc hư hại tài sản do q trình sử dụng

khơng đúng yêu cầu kỹ thuật thiết bị của khách hàng cho thấy trong thời gian từ 2010 đến 2011 có sự gia tăng việc hư hại tài sản, tuy nhiên nhờ quá trình kiểm tra, phát hiện và kịp thời cảnh báo đối với khách hàng về các nguy cơ làm hư hại tài sản mà đến năm 2012 tỷ lệ này đã giảm dưới 5%. Số liệu cho thấy ý nghĩa lớn của việc định kỳ theo dõi kiểm tra tài sản góp phần quản trị rủi ro.

STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1

Tỷ lệ tài sản sử dụng khơng đúng mục đích, phạm vi hoạt động

09% 15% 18%

oQua Tỷ lệ tài sản khơng sử dụng đúng mục đích và phạm vi hoạt động

như đã thỏa thuận không nhỏ và có xu hướng tăng cao qua từng năm cho thấy: năm 2010 khi tình hình kinh tế, tài chính mới ở khó khăn bước đầu, các khách hàng vẫn cịn tương đối sử dụng đúng mục đích đã cam kết trong hợp đồng CTTC, tuy nhiên qua từng năm 2011, 2012 khi tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, khách hàng đã đơn phương thay đổi mục đích sử dụng tài sản, thay đổi phạm vi sử dụng nhằm tận dụng các nguồn thu từ việc cho thuê lại thiết bị, việc này thường nằm ngồi sự kiểm sốt của VFL. Đây là khó khăn cho cả việc quản lý tài sản CTTC và quản lý nguồn thu trả nợ CTTC.

73

Các chỉ tiêu trên đây không chỉ cho thấy hiệu quả và chất lượng công tác quản lý tài sản mà còn giúp nhận diện và phân loại ảnh hưởng của các rủi ro đối với tài sản. Từ đó có thể đưa ra các định hướng, biện pháp nhằm cải thiện công tác quản lý tài sản sao cho hiệu quả tốt hơn.

b. Khả năng sinh lời

STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1

Tài sản có khả năng sinh lời (Số lượng tài sản có tạo doanh thu trên tổng số lượng tài sản CTTC)

85% 62% 48%

2

Tài sản khơng có khả năng sinh lời (Số lượng tài sản có tạo doanh thu trên tổng số lượng tài sản CTTC)

15% 38% 52%

3 Xử lý, thanh lý tài sản các tài sản không có khả năng sinh lời (Tài sản đã xử lý / tổng số tài sản)

9% 12% 23%

- Qua số liệu về khả năng sinh lời của tài sản cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản CTTC của khách hàng cịn thấp, lý do chính vẫn là khó khăn trong sản xuất kinh doanh, ngồi ra phương án kinh doanh khơng tốt dẫn đến tài sản, thiết bị đầu tư bị lãng phí, khơng thể khai thác hết hiệu quả.

o Năm 2010 tỷ lệ này đạt 85% do một số đơn vị đã bắt đầu cắt giảm sản

xuất do không đủ đơn hàng.

o Đến năm 2011, 2012 tình hình kinh tế thế giới ngày càng lún sâu vào

khủng hoảng, đơn hàng mới khơng có, một số đơn hàng cũ bị đình trệ giữa chừng. Đến hết năm 2012 tỷ lệ này chỉ đạt 48%.

- Quan sát số liệu về xử lý, thanh lý tài sản cho thấy việc xử lý tài sản cịn ít về số lượng. Vướng mắc chủ yếu là do các đơn vị khách hàng là thành viên trong Tập đoàn Vinashin, mà bản thân VFL cũng là thành viên, do vậy việc đưa ra quyết định xử lý để thu hồi vốn gặp khơng ít vướng mắc, từ việc xét duyệt, thống nhất phương án xử lý ở cấp Tập đồn, cấp tổng cơng ty..trách

74

nhiệm cá nhân, tập thể trong việc vay vốn không hiệu quả, phương án kinh doanh không tốt.

o Năm 2010 đa số các khách hàng mới chỉ ở khó khăn bước đầu, VFL

đánh giá sự khó khăn chỉ mang tính giai đoạn và tạo điều kiện giúp đỡ khách hàng có thiết bị để duy trì sản xuất kinh doanh, tìm nguồn thu.

o Bước sang năm 2011, 2012 tình hình tài chính của khách hàng ngày

càng khó khăn hơn, VFL đánh giá lại và quyết tâm xử lý những tài sản không mang lại nguồn thu và khách hàng cũng không thể hiện được phương án kinh doanh để trả nợ. Tuy nhiên tỷ lệ cũng chỉ đạt 23% ở năm 2012.

c. Công tác cảnh báo

- Qua mỗi đợt kiểm tra tài sản, Tổ QLTS đều có thơng báo tới các bộ phận liên quan và với Phòng Quản lý rủi ro để cập nhật thông tin và đưa ra các cảnh báo kịp thời với khoản tín dụng. Cụ thể:

o Tổ QLTS lập báo cáo tổng thể theo đợt kiểm tra trong đó nêu rõ tài sản

nào có nguy cơ hư hại tổn thất, tài sản nào khơng được sử dụng đúng mục đích hay đã bị di chuyển ra khỏi phạm vi hoạt động ban đầu..

o Báo cáo được gửi cho bộ phận kinh doanh và thẩm định, quản lý rủi ro,

mỗi bộ phận dựa trên kết quả đề xuất biện pháp bổ sung hoặc theo dõi.

o Phòng quản lý rủi ro tập hợp và lập báo cáo rủi ro tổng hợp và đưa ra

cuộc họp hội đồng xử lý rủi ro để thống nhất biện pháp xử lý bổ sung nếu có.

- Hàng tháng Cơng ty đều có tổng kết rủi ro trong tháng và tập hợp đầu mối là Phòng Quản lý rủi ro, gửi lại cho Hội đồng xử rủi ro để ra phương án thực hiện giải quyết.

- Hàng Quý Công ty thực hiện gửi báo cáo rủi ro lên Ngân hàng Nhà nước theo đúng quy định hiện hành.

75

- Công tác bảo hiểm luôn được Công ty cũng như Tổ QLTS chú trọng và quan tâm vì đây là quy định bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước đối với nghiệp vụ cho thuê tài chính nhằm đảm bảo rủi ro cho cả bên cho thuê và bên thuê. - Thực tế triển khai việc mua bảo hiểm tài sản cho thuê tài chính gặp rất nhiều

khó khăn, khó khăn chính ở quy định của Ngân hàng Nhà nước: Bên thuê có trách nhiệm mua bảo hiểm – thanh tốn phí bảo hiểm, Bên cho th là người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm. Quy định này được thể hiện rõ thời điểm mua bảo hiểm là thời điểm nào, từng năm hay ngay từ khi ký hợp đồng tín dụng. Do vậy Bên th thường trì hỗn, khơng thực hiện nghĩa vụ mua bảo hiểm với rất nhiều lý do, nhất là trong tình hình tài chính khó khăn hiện nay việc bỏ ra chi phí để mua bảo hiểm cũng là gánh nặng đối với doanh nghiệp. - Tỷ lệ tài sản được bảo hiểm

STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1 Tỷ lệ tài sản được bảo hiểm 23% 27% 25%

2 Tỷ lệ tài sản thuộc các đơn vị

trong tập đoàn được bảo hiểm 20% 22% 15%

3 Tỷ lệ tài sản thuộc các đơn vị

ngoài tập đoàn được bảo hiểm 80% 95% 98%

4 Tỷ lệ tài sản được tái tục bảo hiểm 70% 54% 30%

Nhìn vào số liệu cho thấy tỷ lệ tài sản được tham gia bảo hiểm là rất thấp, điều đó thể hiện các tồn tại sau:

o Các đơn vị khách hàng chưa nghiêm túc thực hiện đúng các quy định về

tham gia bảo hiểm cho các tài sản CTTC. Nguyên do chủ yếu là điều kiện tài chính khó khăn, khách hàng đưa ra lý do tài sản ít được sử dụng nên mức độ rủi ro không cao. Số liệu cho thấy đến năm 2012 tỷ lệ tài sản được bảo hiểm chỉ đạt 25%, một tỷ lệ khá thấp và rất cần có những biện pháp cải thiện tình trạng này.

76

o Đối với các đơn vị thuộc tập đồn thì tài sản được mua bảo hiểm rất

thấp, lý do chủ yếu là sự khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đồn dẫn đến việc thu xếp tài chính để tham gia bảo hiểm gặp vướng mắc. Thực tế Bộ phận QLTS cũng đã rất nỗ lực tìm kiếm, gặp gỡ các nhà bảo hiểm để tư vấn lựa chọn các hình thức bảo hiểm thích hợp tuy nhiên trong điều kiện nguồn tiền của các đơn vị trong tập đoàn hiện nay chủ yếu ưu tiên cho việc duy trì hoạt động cơ bản thì việc mua bảo hiểm vẫn cịn bị bỏ ngỏ.

o Đối với các đơn vị khách hàng ngồi tập đồn thì ngay từ khâu thương

thảo ký hợp đồng và bàn giao tài sản cho khách hàng, VFL đã đưa ra yêu cầu bắt buộc phải mua bảo hiểm nên tỷ lệ tham gia bảo hiểm đạt cao.

o Nhìn vào số liệu tỷ lệ tái tục bảo hiểm giảm mạnh qua từng năm cho

thấy tình hình tài chính của khách hàng ngày càng khó khăn, rủi ro tổn thất tài sản CTTC ngày càng không được đảm bảo.

o Hiện tại việc mua bảo hiểm đều được thực hiện riêng lẻ với từng tài sản

theo từng khách hàng, từng nhà bảo hiểm. Chưa có được một chính sách hợp tác toàn diện với đơn vị bảo hiểm để thống nhất và đàm phán lợi ích tốt nhất cho tất cả các tài sản CTTC.

e. Ảnh hưởng của công tác quản lý tài sản đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng ty

- Một số tài sản do có địa bàn hoạt động xa trụ sở Công ty nên chưa được kiểm tra thường xun nên khơng bám sát được tình hình tài sản dẫn đến suy giảm giá trị thanh lý khi có thu hồi xử lý tài sản, làm ảnh hưởng đến thu hồi vốn. - Theo dõi thơng tin khai thác / cho th, hình thành nguồn thu từ tài sản chưa

được sát sao, đầy đủ dẫn đến khó khăn trong cơng tác đàm phán thu nợ. - Các tài sản chưa được bảo hiểm khi bị tổn thất sẽ ảnh hưởng đến hoạt động

77

- Nhân sự quản lý tài sản còn mỏng nên gây chậm trễ trong công tác thu hồi, xử lý tài sản, ảnh hưởng đến quá trình thu hồi sợ của Công ty.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài sản cho thuê tài chính tại Công ty TNHH MTV cho thuê tài chính Công nghiệp tàu thủy (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)