Vấn đề thuế

Một phần của tài liệu Phân tích nội dung cơ bản của luật thương mại điện tử trong thương mại quốc tế 15 (Trang 39 - 43)

b) Văn bản gốc

2.2.4 Vấn đề thuế

Xây dựng khung pháp lý về thuế có vai trị quan trọng trong việc đảm bảo sự bình đẳng trong nghĩa vụ thuế giữa các chủ thể tham gia hoạt động thương mại nói chung và thương mại điện tử nói riêng. Về vấn đề này, nhìn chung các quốc gia trên thế giới đều chung quan điểm "xây dựng một khung pháp luật về thuế cơng bằng và có thể dự đốn trước cho thương mại điện tử bằng cách nào đó để hệ thống thuế khơng kìm hãm sự phát triển của thương mại điện tử". Cho tới nay, các quy định pháp luật về thuế ở Việt Nam cũng chưa có sự rõ ràng trong

định rải rác như chưa có sự nhất quán trong ý tưởng có đánh thuế hay khơng đối với loại hình giao dịch này

Hiện nay, hoạt động kinh doanh thương mại điện tử phát triển ngày càng rộng rãi thì việc xây dựng, ban hành các quy định về quản lý thuế trong lĩnh vực này là cần thiết.

Khoản 4 Điều 42 Luật Quản lý thuế 2019 về kê khai thuế quy định: “Đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác được thực hiện bởi nhà cung cấp ở nước ngồi khơng có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì nhà cung cấp ở nước ngồi có nghĩa vụ trực tiếp hoặc ủy quyền thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.” Đây chỉ là một trong những nội dung mang tính chất định hướng nhưng đóng vai trị quan trọng trong cơng tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử. Trong thời gian tới, khi ban hành các văn bản hướng dẫn sẽ quy định cụ thể về nội dung quản lý với hoạt động thương mại điện tử.

Hiện nay các thương nhân, tổ chức nước ngồi kinh doanh TMĐT tại Việt Nam thơng qua các hoạt động đầu tư, lập chi nhánh, văn phòng đại diện, hoặc thiết lập website dưới tên miền Việt Nam.

Đặc biệt đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi khi cung cấp dịch vụ TMĐT thì phải có giấy phép kinh doanh. Giấy phép sẽ do Sở Công thương nơi tổ chức đó đặt trụ sở cấp. Hiện tại, quy định về kê khai, nộp thuế với thương nhân, tổ chức nước ngồi có hoạt động TMĐT tại Việt Nam nhưng khơng có trụ sở, có một nội dung được quy định cụ thể đó là kê khai thuế nhà thầu. Mà hình thức thực hiện là thơng qua hợp đồng giữa nhà thầu và cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của nhà thầu tại Việt Nam.

Tại nước ta, việc sử dụng các dịch vụ của Google, Youtube hay Facebook, v.v... là rất phổ biến. Các doanh nghiệp này dù khơng có trụ sở tại Việt Nam

nhưng lại phát sinh thu nhập tại Việt Nam thông qua hợp đồng cung cấp dịch vụ quảng cáo. Nhưng trong số đó, chỉ có một số doanh nghiệp tại Việt Nam mới thực hiện kê khai nộp thuế nhà thầu; nhưng nhà thầu nước ngoài lại phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện thì mới nộp thuế, như về nơi thường trú, cư trú tại Việt Nam; thời hạn kinh doanh và cả áp dụng chế độ kế tốn Việt Nam và có mã số thuế. Nếu khơng đáp ứng những điều kiện trên thì lúc này bên Việt Nam sẽ phải nộp thuế thay cho bên nhà thầu Bạn đọc có thể tham khảo chi tiết quy trình kê khai và nộp thuế tại bài viết Kê khai thuế nhà thầu đối với hóa đơn Google, Facebook. Nội dung chính tại quy định Luật Quản lý thuế 2019. Cụ thể như sau: “Đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nên tảng số và các dịch vụ khác được thực hiện bởi nhà cung cấp ở nước ngồi khơng có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì nhà cung cấp ở nước ngồi có nghĩa vụ trực tiếp hoặc ủy quyền thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.”

Có thể hiểu răng quy định đó đặt ra nghĩa vụ của các thương nhân, tổ chức nước ngồi khơng hiện diện tại Việt Nam, nhưng có kinh doanh TMĐT tại Việt Nam phải trực tiếp đăng ký thuế khai thuế, nộp thuế hoặc có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác để thực hiện.

Theo Điều 16 Luật Quản lý thuế 2019 bên cạnh các quyền như Luật cũ, nhiều quyền mới được bổ sung nhằm đảm bảo quyền lợi của người nộp thuế như:

"– Được nhận văn bản liên quan đến nghĩa vụ thuế của các cơ quan chức năng khi tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.

– Được biết thời hạn giải quyết hoàn thuế, số tiền thuế khơng được hồn và căn cứ pháp lý đối với số tiền thuế khơng được hồn.

– Được tra cứu, xem, in toàn bộ chứng từ điện tử mà mình đã gửi đến cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế theo quy định của Luật Quản lý

– Được sử dụng chứng từ điện tử trong giao dịch với cơ quan quản lý thuế và cơ quan, tổ chức có liên quan.

– Khơng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, khơng tính tiền chậm nộp đối với trường hợp do người nộp thuế thực hiện theo văn bản hướng dẫn và quyết định xử lý của cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến nội dung xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế."

Thương mại điện tử đang và sẽ trở thành loại hình hoạt động thương mại chủ yếu trong tương lai, do vậy nhiều quốc gia bao gồm tất cả các quốc gia phát triển và đang phát triển đều coi việc thu thuế đối với thương mại điện tử là một nguồn thu tiềm năng lớn. Trên nguyên tắc cơ chế thuế phải dễ quản lý, không chứa đựng những điều khoản dễ hiểu sai và dễ dẫn đến phân biệt đối xử. Tổ chức hợp tác và phát triển (OECD) đã đưa ra tám quy định cơ bản đối với thuế thương mại điện tử cụ thể:

+ Cơ chế thuế phải công bằng + Cơ chế thuế phải đơn giản

+ Những quy định đối với người nộp thuế phải rõ ràng để có thể tính trước số thuế phải nộp khi giao dịch

+ Bảo đảm tính hữu hiệu

+ Khơng làm biến dạng nền kinh tế + Cơ chế thuế phải linh hoạt cơ động

+ Cần kết hợp giữa các quy định về thu thuế trong nước với biến động về cơ chế thuế hiện hành trên thế giới

+ Xác định cơ sở thu thuế giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển là vô cùng quan trọng.

Đánh thuế đối với thương mại điện tử là một vấn đề vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới lợi ích của Nhà nước và các chủ thể có liên quan cũng như sự cơng bằng về nghĩa vụ thuế giữa các chủ thể. Hiện tại, Việt Nam chưa có các quy

định cụ thể và chi tiết về thuế đối với thương mại điện tử, vấn đề này chỉ được quy định rất nhỏ trong một sô các văn bản pháp luật. Trong tương lai cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử địi hỏi Việt Nam cần phải hồn thiện pháp luật về thương mại điện tử trên cơ sở các khuyến nghị của OECD

Một phần của tài liệu Phân tích nội dung cơ bản của luật thương mại điện tử trong thương mại quốc tế 15 (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)