C S LÝ LU NV H NH SÁ HH TR ÍỖ ỢĐỔ I MI ÔNG NGH HO DOANH Ệ
T HC R NG CH NH SÁC HH RỰ ÍỖ ỢĐỔ I MI CÔNG NGH CHO DNNVV VI Ớ Ệ
2.2.2 Thực trạng chính sách phát triển thị trường công nghệ
Tổng số các Hợp đồng chuyển giao công nghệ đăng ký và được cấp Giấy chứng nhận hoặc phê duyệt từ năm 1999 đến tháng 6/2012 trên toàn quốc là 838 hợp đồng. Trong đó, số hợp đồng CGCN thuộc các dự án FDI chiếm trên 50%. Nội dung các hợp đồng CGCN thường tập trung vào việc chuyển giao quy trình công nghệ 82%; bí quyết công nghệ 80%; trợ giúp kỹ thuật 87%; đào tạo 78%; chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp 21%,... (trong đó, có nhiều Hợp đồng chuyển giao đồng thời nhiều đối tượng công nghệ nêu trên). Số liệu thống kê Hợp đồng CGCN các năm còn cho thấy, đa số các Hợp đồng CGCN thuộc các dự án FDI.
Nhiều hoạt động xúc tiến phát triển thị trường công nghệ đã được triển khai, điển hình là chợ công nghệ và thiết bị (Techmart) đã tạo môi trường gắn kết nhà khoa học, nhà quản lý với nhà sản xuất, kinh doanh, được xã hội đánh giá là một trong những hình thức hoạt động có hiệu quả để thương mại hóa kết quả nghiên cứu KH&CN.
Số lượng giao dịch mua bán công nghệ giai đoạn 2006 - 2010 đã tăng hơn 3 lần, tổng giá trị giao dịch thông qua các hợp đồng được ký kết đã tăng gần 2,5 lần so với giai đoạn 2001-2005 và đạt gần 6.000 tỷ đồng. Nếu tính cả công nghệ, thiết bị được giao dịch thông qua các Hội chợ sản phẩm mới thì tổng giá trị các hợp đồng mua bán công nghệ ước tính đạt khoảng 20.000 tỷ đồng. Ngoài ra, các chợ công nghệ và thiết bị ảo, chợ công nghệ và thiết bị
thường xuyên khác với vai trò hỗ trợ các hoạt động hậu Techmart cũng đã được triển khai ở nhiều địa phương như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải phòng, Bình Định, Nghệ An, Thái Bình, Lâm Đồng, Đồng Nai, đã thường xuyên cung cấp thông tin về công nghệ và thiết bị mới cho các doanh nghiệp có nhu cầu tìm mua và hỗ trợ các đơn vị có công nghệ, thiết bị cần chào bán để thỏa thuận ký kết hợp đồng [6].
Tuy nhiên, so với số lượng các dự án FDI thì số Hợp đồng chuyển giao công nghệ được đăng ký/phê duyệt lại chiếm tỷ lệ rất thấp, trong đó khoảng trên 90% các dự án FDI là có nội dung công nghệ, nhưng chưa được xem xét đúng mức trong quá trình thẩm định do quy định về hồ sơ ngày càng đơn giản (không có nội dung giải trình về công nghệ trong hồ sơ dự án)[2].
2.2.1.4 Thực trạng chính sách hỗ trợ trực tiếp ĐMCN
Trong giai đoạn 2002-2007, các cơ quan thực hiện chính sách đã nhận được 500 đề xuất nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp và thực hiện triển khai được 111 đề tài với tổng kinh phí hỗ trợ là 105,8 tỷ đồng. Từ 2008 đến nay, đã và đang triển khai hỗ trợ cho 30 đề tài nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp (chủ yếu là DNNVV) thực hiện với tổng kinh phí khoảng 38 tỷ đồng và hiện đã giải ngân trên 15 tỷ đồng [7].
Bộ Khoa học và Công nghệ đã hỗ trợ bảo lãnh vay vốn cho 54 dự án sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng do 53 đơn vị thực hiện từ năm 2007 đến nay với tổng kinh phí bảo lãnh nguồn vốn vay khoảng 35 tỷ đồng. Hiện nay, thông qua Quỹ Phát triển KH&CN quốc gia, các doanh nghiệp, tổ chức khoa học công nghệ được vay vốn với lãi suất ưu đãi để thực hiện các dự án ứng dụng kết quả nghiên cứu, đổi mới và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Về hỗ trợ doanh nghiệp bảo hộ sở hữu công nghiệp, theo thống kê của Ban Thư ký Chương trình 68, tính đến tháng 8/2013 đã có 325/579 dự án được phê duyệt và 212/325 dự án được hỗ trợ triển khai (chiếm 56,23%), với
tổng kinh phí gần 70 tỷ đồng, tăng 31.35 % so với giai đoạn 2005 -2010; có 34 dự án trung ương quản lý được đánh giá, nghiệm thu (16 dự án xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý; 9 dự án tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiện chứng nhận; 8 dự án tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể; 1 dự án ứng dụng) và 61 dự án được ủy quyền cho địa phương quản lý.
Tính đến hết năm 2011, đã có 6 danh mục dự án được phê duyệt với tổng số 144 dự án; đã tổ chức 6 đợt tiếp nhận với tổng số 177 hồ sơ đăng ký chủ trì thực hiện dự án, 112 dự án được tuyển chọn thực hiện, trong đó 54 dự án đã kết thúc. Tổng kinh phí hỗ trợ từ Chương trình tính đến hết tháng 12/2011 là 74,705 tỷ đồng.
2.2.1.5 Thực trạng nguồn nhân lực cho ĐMCN
Theo các số liệu điều tra gần đây cho thấy nguồn nhân lực chất lượng cao trong các DNNVV chiếm 7,24% lực lượng lao động, trong đó có 71,9% trình độ đại học, 26,9% cao đẳng, 0,9% thạc sĩ, trình độ tiến sĩ là 0,14% [10].
Theo báo cáo “Năng lực cạnh tranh và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp (DN) tại Việt Nam: Kết quả điều tra năm 2012” cho thấy, nhân lực có kỹ năng đã trở thành một kênh quan trọng tham gia vào quá trình chuyển giao công nghệ đối với các DNNVV. Số liệu điều tra 8.000 DNNVV phản ánh có tới 82% doanh nghiệp cho rằng người lao động chính mang lại chuyển giao công nghệ là người Việt Nam, 17% cho rằng chuyển giao công nghệ từ lao động nước ngoài, số ít còn lại nhận được chuyển giao từ người Việt Nam hồi hương. Tương tự, tỷ lệ chuyển giao trung bình đến từ lao động Việt Nam từng làm việc cho doanh nghiệp FDI là 29%, so với 81% đến từ lao động Việt Nam từng làm việc cho doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nhà nước[15]. Điều này cho thấy khu vực tư nhân trong nước cũng có thể là nguồn chuyển giao hoặc lan tỏa công nghệ mạnh mẽ thông qua hiệu ứng dịch chuyển lao động.
2.3 Đánh giá chính sách hỗ trợ DNNVV đổi mới công nghệ
2.3.1 Những ưu điểm của chính sách hỗ trợ DNNVV đổi mới công nghệ nghệ
Trong công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế ngày nay, kết quả ĐMCN ở nước ta đã có những đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, các cơ quan ban hành và thực thi chính sách đã nỗ lực cải cách, đổi mới trong hệ thống quản lý khoa học và công nghệ hòa nhịp với sự đổi mới chung về kinh tế - xã hội, đặc biệt trong 10 năm gần đây với những tiến bộ trong quản lý Nhà nước bằng công cụ chính sách, pháp luật, đổi mới phương thức thực hiện chính sách đổi mới công nghệ, phát huy tính tự chủ, phát triển doanh nghiệp khoa học và thị trường công nghệ, hình thành hành lang pháp lý thuận lợi và đồng bộ cho hoạt động đổi mới công nghệ.
Hệ thống văn bản pháp luật được xây dựng đồng bộ và cơ bản hoàn thiện với 8 đạo luật chuyên ngành góp phần nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước đã được tăng cường và có bước phát triển rõ rệt. Hệ thống cơ quan khoa học bắt đầu từ 8 viện nghiên cứu, đến nay đã bao gồm 1.500 viện, trung tâm nghiên cứu thuộc mọi thành phần kinh tế. Số lượng nguồn nhân lực có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trên toàn quốc đạt trên 2,6 triệu người. Trong đó, có gần 60 nghìn người trực tiếp làm công tác nghiên cứu tại các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp. Các thành tựu đổi mới công nghệ trong những năm gần đây đã góp phần quan trọng giải quyết các vấn đề bức xúc do thực tiễn đặt ra trong hầu hết các lĩnh vực phát triển của đất nước.
Trong nông nghiệp, các nhà khoa học trong nước đã tạo được hàng trăm giống cây trồng mới năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh, thay thế giống nhập ngoại, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và đẩy mạnh xuất khẩu. Trong thủy sản, đã có nhiều nghiên cứu thành công đạt trình độ tương đương khu vực và thế giới, tạo được các nguồn giống
sinh sản nhân tạo, chất lượng tốt (giống cá, tôm, nhuyễn thể, các loại hải sản có giá trị cao), cải tiến quy trình canh tác, nuôi trồng thủy sản, thu hoạch và chế biến, góp phần thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng của toàn ngành.
Trong công nghiệp, qua quá trình đổi mới công nghệ đã giúp lựa chọn hướng đi đúng về công nghệ và thúc đẩy năng lực hấp thụ, cải tiến, đổi mới công nghệ của các ngành, lĩnh vực. Các doanh nghiệp Việt Nam đã tự nghiên cứu, thiết kế và chế tạo được nhiều thiết bị cơ khí chính xác, siêu trường, siêu trọng; làm chủ công nghệ đóng tàu trọng tải lớn; khai thác dầu khí và tài nguyên khoáng sản; thiết kế, thi công công trình quy mô lớn, phức tạp, các loại cầu vượt sông khẩu độ lớn, các nhà máy nhiệt điện, thủy điện quy mô lớn, các công trình nhà cao tầng, công trình ngầm và nhiều công trình đặc thù khác. Đổi mới công nghệ trong các ngành công nghiệp đã góp phần làm cho sản xuất công nghiệp và toàn bộ nền kinh tế tăng trưởng cao liên tục trong những năm qua.
Trong 20 năm qua, nhóm ngành công nghiệp có sử dụng công nghệ cao tăng bình quân 14,6%/năm. Sự tăng trưởng này phản ánh quá trình cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng mở rộng và phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, theo đó hàng ngàn công nhân được đào tạo, làm chủ công nghệ mới hiện đại. Các khu công nghệ cao ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đã hình thành và phát triển. Nhiều địa phương khác cũng đã hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ, ưu tiên bố trí ngân sách, chỉ đạo các cấp, các ngành tạo điều kiện để các DN từng bước đổi mới, nâng cao trình độ; áp dụng những công nghệ tiên tiến vào sản xuất; chuyển giao, đổi mới có hiệu quả một số công nghệ như: sản xuất hạt nhựa đa chủng loại, công nghệ sản xuất phôi thép đen, lưới B40 và dây thép gai, công nghệ composite sản xuất các vật liệu mới, công nghệ sản xuất gạch bằng lò đứng liên tục,....Trong khuôn khổ chương trình hợp tác KH&CN, nhiều công nghệ mới được du nhập như: công nghệ sản xuất hoa phong lan, công nghệ chăn nuôi lợn siêu nạc, công nghệ nhân giống bò từ Thái Lan, công nghệ sản xuất ống bê tông, sản
xuất gạch không nung. Mặc dù số doanh nghiệp đầu tư cải tiến, đổi mới công nghệ còn hạn chế nhưng đây là những tín hiệu tích cực của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, nâng cao trình độ chuyên môn và hiểu biết về công nghệ mới của doanh nghiệp và người lao động.
2.3.2 Những hạn chế, bất cập trong quá trình đổi mới công nghệ 2.3.2.1 Trình độ công nghệ của các ngành kinh tế còn thấp 2.3.2.1 Trình độ công nghệ của các ngành kinh tế còn thấp
Trình độ công nghệ của nền kinh tế nói chung, kể cả của ngành công nghiệp nói riêng cũng còn rất thấp. Tỷ trọng doanh nghiệp có công nghệ cao của Việt Nam mới đạt khoảng 20,6%, thấp xa so với con số tương ứng Thái Lan là 31%, Malayxia 51% và Singapore là 73%. Các dự án đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp chủ yếu có quy mô nhỏ (dưới 5 triệu USD/1 dự án). Lĩnh vực đầu tư chủ yếu là các ngành công nghiệp nhẹ, sử dụng nhiều lao động như dệt, may, các ngành có công nghệ cao còn rất ít.
Trình độ công nghệ thấp chính là lý do hạn chế hiệu quả tăng trưởng kinh tế, hạn chế tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng, làm cho doanh nghiệp Việt Nam luôn chịu thua thiệt trong quan hệ thương mại quốc tế, và cũng ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng trong dài hạn khi các dấu hiệu lợi thế về lao động rẻ ở nước ta đang mất dần và năng lực cạnh tranh tăng trưởng bị giảm đi một cách tương đối.
2.3.2.2 Hoạt động chuyển giao công nghệ kém hiệu quả
Trong thời gian qua, Việt Nam cũng đã xây dựng nhiêu cơ chế, chính sách ưu đãi tới việc chuyển giao công nghệ qua thu hút FDI. Tuy nhiên quy mô và hiệu quả không cao. Trình độ lao động thấp, năng lực công nghệ yếu kém của doanh nghiệp trong nước, và sự thiếu liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước là những hạn chế cho quá trình chuyển giao công nghệ thông qua FDI ở Việt Nam. Các doanh nghiệp chỉ thực hiện những khâu đơn giản nhất trong dây chuyền sản xuất tại Việt Nam, còn việc thiết kế, xác định dung lượng và các khâu tinh vi khác đều được quyết định bởi công ty mẹ ở nước ngoài. Đây là mô hình gia công giản đơn điển hình, dựa vào nguồn lao động rẻ, tiêu tốn năng lượng, đòi hỏi giao thông và hạ tầng logistic tốt và cạnh tranh dựa trên giá. Với mô hình này thì sẽ rất khó có thể tạo ra tác động tràn tích cực từ khu vực FDI
Mặc dù số lượng các tổ chức khoa học công nghệ tăng lên đáng kể, nhưng chất lượng hoạt động và năng lực sáng tạo công nghệ của các tổ chức này còn thấp và số tổ chức KHCN trong các trường đại học và khu vực ngoài nhà nước còn rất thấp. Đầu tư hàng năm cho hoạt động khoa học và công nghệ chỉ chiếm dưới 2% tổng chi ngân sách nhà nước, kết quả nghiên cứu khoa học được ứng dụng vào thực tiễn chỉ rất ít do lỗi thời hoặc không còn phù hợp.
Về đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) của Việt Nam rất thấp so với yêu cầu phát triển nền kinh tế và nhịp độ tăng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian gần đây. Trong vòng 10 năm (2001-2010), tỷ lệ ngân sách chi cho hoạt động khoa học công nghệ chiếm dưới 2% tổng chi ngân sách cả nước hàng năm. So với các nước thì mức đầu tư này thấp hơn nhiều: Việt Nam 0,05% GDP, Trung Quốc 1,8% GDP, Hàn Quốc 2,8% GDP. Mức đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) của doanh nghiệp lại càng thấp hơn. Nếu tính tổng vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ thì tỷ lệ đó của các DN Việt Nam vào khoảng 0,2- 0,5% doanh thu, trong đó đầu tư cho R&D chỉ khoảng 0,01% doanh thu, thấp hơn so với Ấn Độ hiện là 5%, Hàn Quốc 10%. Đặc biệt, nếu xét riêng 28 tổng công ty nhà nước 90- 91, mặc dầu chiếm tới 60% tổng vốn đầu tư khoa học công nghệ của các doanh nghiệp cả nước, nhưng tỷ lệ đầu tư cho hoạt động R&D chỉ chiếm 0,05-0,1% doanh thu[6].
Theo kết quả tham khảo ý kiến các nhà khoa học, công nghệ do Bộ Khoa học và công nghệ thực hiện năm 2013. Vấn đề gây khó khăn nhất đối với người làm công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ ở Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư, có đến 81% ý kiến cho rằng thủ tục đầu tư còn rườm rà, tốn thời gian, 79% ý kiến cho rằng đầu tư từ ngân sách nhà nước còn dàn trải, nhỏ lẻ.
Bảng 2.1: Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia, nhà khoa học về đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Đầu tư dàn trải nhỏ lẻ
Thủ tục rườm rà, tốn
thời gian
Đầu tư không có mục tiêu Đầu thầu tốn thời gian Tham nhũng 34/43 35/43 10/43 16/43 5/43 79% 81% 23% 37% 11%
Nguồn: Bộ Khoa học và công nghệ, 2013
Hạn chế nữa thể hiện thông qua việc thương mại hóa các sản phẩm công nghệ còn khiêm tốn. Muốn có công nghệ mới cần phải có đầu tư và tạo lập liên kết với các trường đại học. Hiện tại, số bằng phát minh sáng chế của các trường đại học với tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới là 0, trong khi đó