Những hạn chế, bất cập trong quá trình đổi mới công nghệ

Một phần của tài liệu chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 50 - 52)

C S LÝ LU NV H NH SÁ HH TR ÍỖ ỢĐỔ I MI ÔNG NGH HO DOANH Ệ

T HC R NG CH NH SÁC HH RỰ ÍỖ ỢĐỔ I MI CÔNG NGH CHO DNNVV VI Ớ Ệ

2.3.2 Những hạn chế, bất cập trong quá trình đổi mới công nghệ

2.3.2.1 Trình độ công nghệ của các ngành kinh tế còn thấp

Trình độ công nghệ của nền kinh tế nói chung, kể cả của ngành công nghiệp nói riêng cũng còn rất thấp. Tỷ trọng doanh nghiệp có công nghệ cao của Việt Nam mới đạt khoảng 20,6%, thấp xa so với con số tương ứng Thái Lan là 31%, Malayxia 51% và Singapore là 73%. Các dự án đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp chủ yếu có quy mô nhỏ (dưới 5 triệu USD/1 dự án). Lĩnh vực đầu tư chủ yếu là các ngành công nghiệp nhẹ, sử dụng nhiều lao động như dệt, may, các ngành có công nghệ cao còn rất ít.

Trình độ công nghệ thấp chính là lý do hạn chế hiệu quả tăng trưởng kinh tế, hạn chế tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng, làm cho doanh nghiệp Việt Nam luôn chịu thua thiệt trong quan hệ thương mại quốc tế, và cũng ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng trong dài hạn khi các dấu hiệu lợi thế về lao động rẻ ở nước ta đang mất dần và năng lực cạnh tranh tăng trưởng bị giảm đi một cách tương đối.

2.3.2.2 Hoạt động chuyển giao công nghệ kém hiệu quả

Trong thời gian qua, Việt Nam cũng đã xây dựng nhiêu cơ chế, chính sách ưu đãi tới việc chuyển giao công nghệ qua thu hút FDI. Tuy nhiên quy mô và hiệu quả không cao. Trình độ lao động thấp, năng lực công nghệ yếu kém của doanh nghiệp trong nước, và sự thiếu liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước là những hạn chế cho quá trình chuyển giao công nghệ thông qua FDI ở Việt Nam. Các doanh nghiệp chỉ thực hiện những khâu đơn giản nhất trong dây chuyền sản xuất tại Việt Nam, còn việc thiết kế, xác định dung lượng và các khâu tinh vi khác đều được quyết định bởi công ty mẹ ở nước ngoài. Đây là mô hình gia công giản đơn điển hình, dựa vào nguồn lao động rẻ, tiêu tốn năng lượng, đòi hỏi giao thông và hạ tầng logistic tốt và cạnh tranh dựa trên giá. Với mô hình này thì sẽ rất khó có thể tạo ra tác động tràn tích cực từ khu vực FDI

Mặc dù số lượng các tổ chức khoa học công nghệ tăng lên đáng kể, nhưng chất lượng hoạt động và năng lực sáng tạo công nghệ của các tổ chức này còn thấp và số tổ chức KHCN trong các trường đại học và khu vực ngoài nhà nước còn rất thấp. Đầu tư hàng năm cho hoạt động khoa học và công nghệ chỉ chiếm dưới 2% tổng chi ngân sách nhà nước, kết quả nghiên cứu khoa học được ứng dụng vào thực tiễn chỉ rất ít do lỗi thời hoặc không còn phù hợp.

Về đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) của Việt Nam rất thấp so với yêu cầu phát triển nền kinh tế và nhịp độ tăng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian gần đây. Trong vòng 10 năm (2001-2010), tỷ lệ ngân sách chi cho hoạt động khoa học công nghệ chiếm dưới 2% tổng chi ngân sách cả nước hàng năm. So với các nước thì mức đầu tư này thấp hơn nhiều: Việt Nam 0,05% GDP, Trung Quốc 1,8% GDP, Hàn Quốc 2,8% GDP. Mức đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) của doanh nghiệp lại càng thấp hơn. Nếu tính tổng vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ thì tỷ lệ đó của các DN Việt Nam vào khoảng 0,2- 0,5% doanh thu, trong đó đầu tư cho R&D chỉ khoảng 0,01% doanh thu, thấp hơn so với Ấn Độ hiện là 5%, Hàn Quốc 10%. Đặc biệt, nếu xét riêng 28 tổng công ty nhà nước 90- 91, mặc dầu chiếm tới 60% tổng vốn đầu tư khoa học công nghệ của các doanh nghiệp cả nước, nhưng tỷ lệ đầu tư cho hoạt động R&D chỉ chiếm 0,05-0,1% doanh thu[6].

Theo kết quả tham khảo ý kiến các nhà khoa học, công nghệ do Bộ Khoa học và công nghệ thực hiện năm 2013. Vấn đề gây khó khăn nhất đối với người làm công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ ở Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư, có đến 81% ý kiến cho rằng thủ tục đầu tư còn rườm rà, tốn thời gian, 79% ý kiến cho rằng đầu tư từ ngân sách nhà nước còn dàn trải, nhỏ lẻ.

Bảng 2.1: Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia, nhà khoa học về đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

Đầu tư dàn trải nhỏ lẻ

Thủ tục rườm rà, tốn

thời gian

Đầu tư không có mục tiêu Đầu thầu tốn thời gian Tham nhũng 34/43 35/43 10/43 16/43 5/43 79% 81% 23% 37% 11%

Một phần của tài liệu chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w