C S LÝ LU NV H NH SÁ HH TR ÍỖ ỢĐỔ I MI ÔNG NGH HO DOANH Ệ
T HC R NG CH NH SÁC HH RỰ ÍỖ ỢĐỔ I MI CÔNG NGH CHO DNNVV VI Ớ Ệ
2.1.2 Thể chế hóa đường lối chính sách thành pháp luật về đổi mới công nghệ
công nghệ
Thể chế hóa đường lối, quan điểm của Đảng về ĐMCN. Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong đó có các chính sách hỗ trợ, ưu đãi DNNVV đổi mới công nghệ. Hệ thống chính sách hỗ trợ DNNVV đổi mới công nghệ được quy định từ Luật của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư của Bộ trưởng. Các văn bản luật có nội dung hỗ trợ ĐMCN cho DNNVV: Luật Khoa học và công nghệ; Luật Sở hữu trí tuệ; Luật Chuyển giao công nghệ; Luật Công nghệ cao; Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; Luật Đầu tư; Luật Đất đai. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách cụ thể để thúc đẩy hoạt động này ở DNNVV trong các Nghị định, Quyết định Thủ tướng và Thông tư của các Bộ trưởng.
Trình tự để một chính sách hình thành từ khi là ý tưởng chính sách được minh họa bằng 3 hình vẽ dưới đây, tuy nhiên trong mọi trường hợp các chính sách ở Việt Nam đều phải phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng.
Hình 2.1: Những chủ thể tham gia xây dựng, thực hiện chính sách hỗ trợ DNNVV đổi mới công nghệ
Nguồn: Học viên tổng hợp Chủ trương, đường lối chính trị của Đảng trong các văn kiện về vấn đề đổi mới công nghệ Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thể chế hóa trong các văn bản luật, pháp lệnh Chính phủ, Thủ tướng quy định các biện pháp thi hành, cụ thể hóa chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ bằng NĐCP, QĐTTg Các cơ quan bộ, UBND các cấp tổ chức thực hiện, hoặc trực tiếp thực hiện (Thông tư, Quyết định) DNNVV, cá nhân tiếp cận, phản hồi các chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ
Hình 2.2: Các bước cơ bản để điều chỉnh chính sách từ sáng kiến của đối tượng chính sách
Nguồn: Học viên tổng hợp
Hình 2.3: Các bước cơ bản để điều chỉnh chính sách từ sáng kiến của chủ thể ban hành, thực hiện chính sách
Nguồn: Học viên tổng hợp Quốc hội DNNVV, cá nhân, tổ chức xã hội phản hồi, kiến nghị, có sáng kiến về các vấn đề liên quan tới chính sách Chính phủ Cơ quan thực hiện, tổ chức thực hiện chính sách Nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh chính sách theo thẩm quyền ban hành chính sách Lấy ý kiến đối tượng chính sách trước khi ban hành Quốc hội Chính phủ Cơ quan thực hiện, tổ chức thực hiện chính sách Nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh chính sách theo thẩm quyền ban hành chính sách Lấy ý kiến đối tượng chính sách trước khi ban hành Ý tưởng chính sách hoặc đề án chính sách xuất phát từ thực tiễn
2.2 Thực trạng chính sách hỗ trợ ĐMCN cho DNNVV 2.2.1 Thực trạng ĐMCN của các doanh nghiệp Việt Nam 2.2.1.1 Thực trạng trình độ công nghệ của DNNVV
Theo báo cáo của WEF, trình độ công nghệ của Việt Nam còn hạn chế, đứng thứ 98/142 năm 2011; báo cáo đánh gia theo tiêu chuẩn công nghệ (UNIDO, 2006) thì trình độ công nghệ sản xuất của Việt Nam tương đối thấp, chỉ có 20,6% doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, 20,7% doanh nghiệp sử dụng công nghệ trung bình và 58,7% doanh nghiệp sử dụng công nghệ thấp. Theo kết quả điều tra về nhu cầu cần trợ giúp của các DNNVV ở các tỉnh phía bắc (30 tỉnh) do Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật DNNVV, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007) thực hiện với sự hỗ trợ về kinh phí của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cho thấy:
- Trong tổng số 10.994 doanh nghiệp sản xuất chỉ có 879 doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến (chiếm 8%), có 5.501 doanh nghiệp sử dụng công nghệ trung bình (50%) và có 4.614 doanh nghiệp còn lại sử dụng công nghệ lạc hậu (42%).
- Về nhu cầu tư vấn, đào tạo công nghệ: trong tổng số 10.994 doanh nghiệp điều tra chỉ có 621 doanh nghiệp có nhu cầu đạo tạo về tự động hóa, 540 doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về kỹ thuật điện, 456 doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về công nghệ tạo khuôn, 440 doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về công nghệ hàn, 396 doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về công nghệ chế tạo máy.
- Về nhu cầu thông tin công nghệ: có 39,6 doanh nghiệp có nhu cầu cung cấp thông tin về chính sách liên quan đến doanh nghiệp, có 25,94% số doanh nghiệp có nhu cầu cung cấp thông tin về công nghệ mới, có 21,8% doanh nghiệp có nhu cầu cung cấp thông tin về trang thiết bị tiên tiến và có 2,06% số doanh nghiệp có nhu cầu cung cấp thông tin kỹ thuật cụ thể khác, số doanh nghiệp còn lại yêu cầu cung cập thông tin về thị trường, năng lực sản xuất hàng hóa cũng chủng loại.
Theo báo cáo của Bộ Khoa học và công nghệ, trong năm 2012 ước tính đầu tư đổi mới công nghệ từ nguồn doanh nghiệp nhà nước và nguồn ngoài ngân sách đạt khoảng 300 triệu USD, đạt 33% so với tổng đầu tư toàn xã hội về khoa học và công nghệ.
Kết quả điều tra 8.000 DNNVV của CIEM (2012) chứng tỏ rằng các doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực sản xuất các sản phẩm cũ một cách hiệu quả hơn qua việc cải thiện quy trình thực hiện và chất lượng sản phẩm, thay vì mở rộng sang các ngành mới.
Hình 2.4 Chiến lược nâng cấp của các doanh nghiệp
Nguồn: Khảo sát của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương
2.2.1.2 Về ưu đãi miễn, giảm thuế, ưu đãi sử dụng đất cho DNNVV
Theo số liệu của Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê, ước tính trong c c u thu ngân sách nh nơ ấ à ước thì DNNVV năm 2014 theo chính sách thuế TNDN thì tổng thu dự kiến giảm khoảng 2.000 tỷ đồng do áp dụng thuế suất 20% đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, khoảng 2.080 tỷ đồng do bổ sung đối tượng ưu đãi và ưu đãi đối với đầu tư mở rộng trong đó có phần hỗ trợ DNNVV đổi mới công nghệ [5].
Thời gian gần đây, nhiều địa phương đã tiến hành quy hoạch và xây dựng nhiều khu công nghiệp cụm công nghiệp nhỏ và vừa nhằm mục đích
quy tụ các DNNVV vào sản xuất kinh doanh. Một số địa phương như Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Dương, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng nhiều khu, cụm công nghiệp tạo thuận lợi cho các DNNVV có mặt bằng sản xuất và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Kể từ khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực, với các cơ chế chính sách mới được ban hành, các doanh nghiệp đã tạo được nhiều điều kiện hơn để tiếp cận đất đai, mặt bằng.
2.2.2 Thực trạng chính sách phát triển thị trường công nghệ
Tổng số các Hợp đồng chuyển giao công nghệ đăng ký và được cấp Giấy chứng nhận hoặc phê duyệt từ năm 1999 đến tháng 6/2012 trên toàn quốc là 838 hợp đồng. Trong đó, số hợp đồng CGCN thuộc các dự án FDI chiếm trên 50%. Nội dung các hợp đồng CGCN thường tập trung vào việc chuyển giao quy trình công nghệ 82%; bí quyết công nghệ 80%; trợ giúp kỹ thuật 87%; đào tạo 78%; chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp 21%,... (trong đó, có nhiều Hợp đồng chuyển giao đồng thời nhiều đối tượng công nghệ nêu trên). Số liệu thống kê Hợp đồng CGCN các năm còn cho thấy, đa số các Hợp đồng CGCN thuộc các dự án FDI.
Nhiều hoạt động xúc tiến phát triển thị trường công nghệ đã được triển khai, điển hình là chợ công nghệ và thiết bị (Techmart) đã tạo môi trường gắn kết nhà khoa học, nhà quản lý với nhà sản xuất, kinh doanh, được xã hội đánh giá là một trong những hình thức hoạt động có hiệu quả để thương mại hóa kết quả nghiên cứu KH&CN.
Số lượng giao dịch mua bán công nghệ giai đoạn 2006 - 2010 đã tăng hơn 3 lần, tổng giá trị giao dịch thông qua các hợp đồng được ký kết đã tăng gần 2,5 lần so với giai đoạn 2001-2005 và đạt gần 6.000 tỷ đồng. Nếu tính cả công nghệ, thiết bị được giao dịch thông qua các Hội chợ sản phẩm mới thì tổng giá trị các hợp đồng mua bán công nghệ ước tính đạt khoảng 20.000 tỷ đồng. Ngoài ra, các chợ công nghệ và thiết bị ảo, chợ công nghệ và thiết bị
thường xuyên khác với vai trò hỗ trợ các hoạt động hậu Techmart cũng đã được triển khai ở nhiều địa phương như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải phòng, Bình Định, Nghệ An, Thái Bình, Lâm Đồng, Đồng Nai, đã thường xuyên cung cấp thông tin về công nghệ và thiết bị mới cho các doanh nghiệp có nhu cầu tìm mua và hỗ trợ các đơn vị có công nghệ, thiết bị cần chào bán để thỏa thuận ký kết hợp đồng [6].
Tuy nhiên, so với số lượng các dự án FDI thì số Hợp đồng chuyển giao công nghệ được đăng ký/phê duyệt lại chiếm tỷ lệ rất thấp, trong đó khoảng trên 90% các dự án FDI là có nội dung công nghệ, nhưng chưa được xem xét đúng mức trong quá trình thẩm định do quy định về hồ sơ ngày càng đơn giản (không có nội dung giải trình về công nghệ trong hồ sơ dự án)[2].
2.2.1.4 Thực trạng chính sách hỗ trợ trực tiếp ĐMCN
Trong giai đoạn 2002-2007, các cơ quan thực hiện chính sách đã nhận được 500 đề xuất nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp và thực hiện triển khai được 111 đề tài với tổng kinh phí hỗ trợ là 105,8 tỷ đồng. Từ 2008 đến nay, đã và đang triển khai hỗ trợ cho 30 đề tài nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp (chủ yếu là DNNVV) thực hiện với tổng kinh phí khoảng 38 tỷ đồng và hiện đã giải ngân trên 15 tỷ đồng [7].
Bộ Khoa học và Công nghệ đã hỗ trợ bảo lãnh vay vốn cho 54 dự án sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng do 53 đơn vị thực hiện từ năm 2007 đến nay với tổng kinh phí bảo lãnh nguồn vốn vay khoảng 35 tỷ đồng. Hiện nay, thông qua Quỹ Phát triển KH&CN quốc gia, các doanh nghiệp, tổ chức khoa học công nghệ được vay vốn với lãi suất ưu đãi để thực hiện các dự án ứng dụng kết quả nghiên cứu, đổi mới và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Về hỗ trợ doanh nghiệp bảo hộ sở hữu công nghiệp, theo thống kê của Ban Thư ký Chương trình 68, tính đến tháng 8/2013 đã có 325/579 dự án được phê duyệt và 212/325 dự án được hỗ trợ triển khai (chiếm 56,23%), với
tổng kinh phí gần 70 tỷ đồng, tăng 31.35 % so với giai đoạn 2005 -2010; có 34 dự án trung ương quản lý được đánh giá, nghiệm thu (16 dự án xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý; 9 dự án tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiện chứng nhận; 8 dự án tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể; 1 dự án ứng dụng) và 61 dự án được ủy quyền cho địa phương quản lý.
Tính đến hết năm 2011, đã có 6 danh mục dự án được phê duyệt với tổng số 144 dự án; đã tổ chức 6 đợt tiếp nhận với tổng số 177 hồ sơ đăng ký chủ trì thực hiện dự án, 112 dự án được tuyển chọn thực hiện, trong đó 54 dự án đã kết thúc. Tổng kinh phí hỗ trợ từ Chương trình tính đến hết tháng 12/2011 là 74,705 tỷ đồng.
2.2.1.5 Thực trạng nguồn nhân lực cho ĐMCN
Theo các số liệu điều tra gần đây cho thấy nguồn nhân lực chất lượng cao trong các DNNVV chiếm 7,24% lực lượng lao động, trong đó có 71,9% trình độ đại học, 26,9% cao đẳng, 0,9% thạc sĩ, trình độ tiến sĩ là 0,14% [10].
Theo báo cáo “Năng lực cạnh tranh và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp (DN) tại Việt Nam: Kết quả điều tra năm 2012” cho thấy, nhân lực có kỹ năng đã trở thành một kênh quan trọng tham gia vào quá trình chuyển giao công nghệ đối với các DNNVV. Số liệu điều tra 8.000 DNNVV phản ánh có tới 82% doanh nghiệp cho rằng người lao động chính mang lại chuyển giao công nghệ là người Việt Nam, 17% cho rằng chuyển giao công nghệ từ lao động nước ngoài, số ít còn lại nhận được chuyển giao từ người Việt Nam hồi hương. Tương tự, tỷ lệ chuyển giao trung bình đến từ lao động Việt Nam từng làm việc cho doanh nghiệp FDI là 29%, so với 81% đến từ lao động Việt Nam từng làm việc cho doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nhà nước[15]. Điều này cho thấy khu vực tư nhân trong nước cũng có thể là nguồn chuyển giao hoặc lan tỏa công nghệ mạnh mẽ thông qua hiệu ứng dịch chuyển lao động.
2.3 Đánh giá chính sách hỗ trợ DNNVV đổi mới công nghệ
2.3.1 Những ưu điểm của chính sách hỗ trợ DNNVV đổi mới công nghệ nghệ
Trong công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế ngày nay, kết quả ĐMCN ở nước ta đã có những đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, các cơ quan ban hành và thực thi chính sách đã nỗ lực cải cách, đổi mới trong hệ thống quản lý khoa học và công nghệ hòa nhịp với sự đổi mới chung về kinh tế - xã hội, đặc biệt trong 10 năm gần đây với những tiến bộ trong quản lý Nhà nước bằng công cụ chính sách, pháp luật, đổi mới phương thức thực hiện chính sách đổi mới công nghệ, phát huy tính tự chủ, phát triển doanh nghiệp khoa học và thị trường công nghệ, hình thành hành lang pháp lý thuận lợi và đồng bộ cho hoạt động đổi mới công nghệ.
Hệ thống văn bản pháp luật được xây dựng đồng bộ và cơ bản hoàn thiện với 8 đạo luật chuyên ngành góp phần nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước đã được tăng cường và có bước phát triển rõ rệt. Hệ thống cơ quan khoa học bắt đầu từ 8 viện nghiên cứu, đến nay đã bao gồm 1.500 viện, trung tâm nghiên cứu thuộc mọi thành phần kinh tế. Số lượng nguồn nhân lực có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trên toàn quốc đạt trên 2,6 triệu người. Trong đó, có gần 60 nghìn người trực tiếp làm công tác nghiên cứu tại các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp. Các thành tựu đổi mới công nghệ trong những năm gần đây đã góp phần quan trọng giải quyết các vấn đề bức xúc do thực tiễn đặt ra trong hầu hết các lĩnh vực phát triển của đất nước.
Trong nông nghiệp, các nhà khoa học trong nước đã tạo được hàng trăm giống cây trồng mới năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh, thay thế giống nhập ngoại, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và đẩy mạnh xuất khẩu. Trong thủy sản, đã có nhiều nghiên cứu thành công đạt trình độ tương đương khu vực và thế giới, tạo được các nguồn giống
sinh sản nhân tạo, chất lượng tốt (giống cá, tôm, nhuyễn thể, các loại hải sản có giá trị cao), cải tiến quy trình canh tác, nuôi trồng thủy sản, thu hoạch và chế biến, góp phần thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng của toàn ngành.
Trong công nghiệp, qua quá trình đổi mới công nghệ đã giúp lựa chọn hướng đi đúng về công nghệ và thúc đẩy năng lực hấp thụ, cải tiến, đổi mới công nghệ của các ngành, lĩnh vực. Các doanh nghiệp Việt Nam đã tự nghiên cứu, thiết kế và chế tạo được nhiều thiết bị cơ khí chính xác, siêu trường, siêu trọng; làm chủ công nghệ đóng tàu trọng tải lớn; khai thác dầu khí và tài nguyên khoáng sản; thiết kế, thi công công trình quy mô lớn, phức tạp, các loại cầu vượt sông khẩu độ lớn, các nhà máy nhiệt điện, thủy điện quy mô lớn, các công trình nhà cao tầng, công trình ngầm và nhiều công trình đặc thù khác. Đổi mới công nghệ trong các ngành công nghiệp đã góp phần làm cho sản xuất công nghiệp và toàn bộ nền kinh tế tăng trưởng cao liên tục trong