Chủ trương, đường lối của Đảng về hỗ trợ đổi mới công nghệ

Một phần của tài liệu chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 37 - 40)

C S LÝ LU NV H NH SÁ HH TR ÍỖ ỢĐỔ I MI ÔNG NGH HO DOANH Ệ

2.1.1Chủ trương, đường lối của Đảng về hỗ trợ đổi mới công nghệ

T HC R NG CH NH SÁC HH RỰ ÍỖ ỢĐỔ I MI CÔNG NGH CHO DNNVV VI Ớ Ệ

2.1.1Chủ trương, đường lối của Đảng về hỗ trợ đổi mới công nghệ

Đảng và Nhà nước ta đã luôn nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng của khoa học và công nghệ gắn với việc tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Nhiều Nghị quyết của Đảng đã được ban hành nhằm định hướng chiến lược cho sự phát triển của DNNVV cũng như khuyến khích hoạt động đổi mới công nghệ ở các DNNVV từ sau giai đoạn Đổi mới, cụ thể như sau:

Trong giai đoạn 1991-2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 26/NQ về khoa học và công nghệ trong thời kỳ đổi mới, trong đó có các chủ trương thúc đẩy đổi mới công nghệ như sau:

- Đổi mới và nâng cao trình độ trong các ngành chế tạo máy và sản xuất vật liệu để nâng cao chất lượng các loại thiết bị, phụ tùng cho sản xuất, hàng tiêu dùng thiết yếu và hàng xuất khẩu.

- Tiếp nhận có chọn lọc công nghệ chuyển giao từ nước ngoài; lựa chọn công nghệ tiên tiến và thích hợp có hiệu quả cao cả về kinh tế, kỹ thuật, xã hội và môi trường.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng 6/1991) nêu yêu cầu đối với lĩnh vực hoạt động khoa học tự nhiên và công nghệ là “phải tập trung vào việc cải tạo, đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong nước hiện có, hiện đại hóa những công nghệ truyền thống có ý nghĩa kinh tế, xã hội cao, lựa chọn tiếp thu công nghệ mới. Tập trung phát triển trọng điểm một số lượng công nghệ hiện đại…”. Nghị quyết Đại hội đã đề ra mục tiêu phải đạt tốc độ đổi mới công nghệ hàng năm của các ngành sản xuất từ 10% trở lên, trong đó tập trung vào việc ứng dụng công nghệ tiến bộ.

Nghị quyết lần thứ 2 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (tháng 12/1996) đã tập trung nêu định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ này và nhiệm vụ đến năm 2000, trong đó nêu rõ giai đoạn 1996-2000 ứng dụng, chuyển giao công nghệ là hoạt động chính về công nghệ. Tạo được khả năng lựa chọn, thích nghi và làm chủ các công nghệ nhập khẩu; đi thẳng vào công nghệ tiên tiến nhất; đồng thời đổi mới công nghệ từng phần, hiện đại hóa từng khâu đối với những lĩnh vực có cơ sở vật chất kỹ thuật và sản xuất có hiệu quả.

Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 63/CT-TƯ tháng 2/2001 về đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nông nghiệp nông thôn. Trong đó có những chủ trương như:

- Hỗ trợ kinh phí hoặc trợ giá một phần cho việc đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp.

- Miễn, giảm thuế cho các hoạt động ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ.

- Củng cố và tăng cường đầu tư cho một số trung tâm nghiên cứu khoa học cơ bản, hiện đại, nhất là công nghệ sinh học.

Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 58/CT-TƯ (tháng 10/2000) về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (tháng 4/2001) đã xác định phương

hướng đổi mới công nghệ ở nước ta đến năm 2010 là: “Việc đổi mới công

nghệ sẽ hướng vào chuyển giao công nghệ, tiếp thu, làm chủ công nghệ mới; đặc biệt lựa chọn những công nghệ cơ bản, có vai trò quyết định đối với nâng cao trình độ công nghệ của nhiều ngành, tạo ra bước nhảy vọt về chất lượng và hiệu quả phát triển của nền kinh tế”.

Hội nghị Trung ương 6 Khóa IX (tháng 7/2002) đã đề ra phương hướng phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2005 và đến năm 2010. Hội nghị đã nêu rõ những nhiệm vụ cụ thể là:

- Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân; chú trọng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và thành tựu khoa học và công nghệ.

- Đổi mới tổ chức và cơ chế pháp lý, nâng cao trình độ quản lý khoa học và công nghệ, tạo động lực phát huy mạnh mẽ năng lực nội sinh, giải phóng sức sáng tạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ.

Văn kiện Đại hội Đảng khóa X cũng đã nêu rõ: “Đẩy mạnh có chọn lọc việc nhập công nghệ, mua sáng chế, kết hợp công nghệ nội sinh để nhanh chóng đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ của các ngành có lợi thế cạnh tranh, có tỷ trọng lớn trong GDP, các ngành công nghiệp bổ trợ và tạo nhiều việc làm cho xã hội...”.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012) về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đặt ra nhiệm vụ và giải pháp về đổi mới công nghệ, cụ thể là “có cơ chế thúc đẩy đổi mới công nghệ theo hướng ứng dụng công nghệ mới, công nghệ hiện đại; hỗ trợ nhập khẩu công nghệ nguồn, công nghệ cao, mua thiết kế, thuê chuyên gia trong nước và nước ngoài thuộc các lĩnh vực ưu tiên, doanh nghiệp mua công nghệ từ các viện nghiên cứu, trường đại học trong nước”.

Về cơ bản, những chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng về đổi mới công nghệ là nền tảng quan trọng để các chính sách hỗ trợ cụ thể được xây dựng, ban hành và triển khai trong thực tiễn.

Một phần của tài liệu chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 37 - 40)