Một số bài học kinh nghiệm quốc tế về chính sách hỗ trợ DNNVV đổ

Một phần của tài liệu chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 33 - 77)

C S LÝ LU NV H NH SÁ HH TR ÍỖ ỢĐỔ I MI ÔNG NGH HO DOANH Ệ

1.2.6Một số bài học kinh nghiệm quốc tế về chính sách hỗ trợ DNNVV đổ

DNNVV đổi mới công nghệ

Chính sách hỗ trợ DNNVV đổi mới công nghệ ở các nước không phải là mục đích để doanh nghiệp tự thân vận động, mà là một chiến lược tăng trưởng hiệu quả trên cơ sở kết hợp hài hòa chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu với chiến lược tạo việc làm, để giải quyết đồng thời hai vấn đề kinh tế là:

- Công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu để tạo nguồn ngoại tệ cho đổi mới thiết bị và công nghệ, tức là để hiện đại hóa nền kinh tế.

- Sử dụng hiệu quả nguồn lực trong nước, trong đó nguồn nhân lực là quan trọng nhất.

Kinh nghiệm của các nước cho thấy các nước phát triển, đại diện là Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, có những thành tựu lớn về kinh tế, xã hội đều có mức đầu tư cho đổi mới công nghệ trên 3% GDP. Các nước đang phát triển, đại diện là Trung Quốc cũng đầu tư cho cho khoa học và công nghệ với tỷ lệ trên 2%. Trong đó, tỷ lệ doanh nghiệp đầu tư cho đổi mới công nghệ sẽ đóng vai trò chính, quan trọng trong việc phát triển khoa học và công nghệ quốc gia.

Sau đây là nội dung cơ bản về chính sách hỗ trợ đối với các DNNVV đổi mới công nghệ đã được áp dụng với các nước trên trong thời gian qua:

- Về pháp lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa:

Một số nước đã ban hành đạo luật riêng về DNNVV, trong đó chỉ quy định những vấn đề riêng có liên quan trực tiếp đến DNNVV, như xác định quy mô nào là DNNVV, đường lối chính sách chủ yếu đối với DNNVV.

- Về chính sách khuyến khích việc thành lập các DNNVV sử dụng công nghệ:

Xây dựng các khu công nghiệp tập trung dành cho DNNVV để khuyến khích các DNNVV phát triển sản xuất, tránh sự tập trung quá mức ở các đô thị và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động hỗ trợ tập trung khác, cũng như để kiểm soát môi trường.

- Về chính sách thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa:

Miễn hoặc giảm thuế cho DNNVV với các loại sau: Thuế thu nhập, thuế môn bài, thuế lợi tức công ty, thuế tài sản với mức tối đa đến 50%, thời hạn từ 02 đến 05 năm kể từ khi thành lập đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Cho phép khấu trừ 1,5% thu nhập hay khoảng 20% doanh thu trước khi tính thuế để khuyến khích phát triển công nghệ.

- Về chính sách tài chính, tín dụng, đầu tư:

+ Hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa mới thành lập có áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và phân tích kinh tế.

+ Hỗ trợ tài chính cho DNNVV mới thành lập ứng dụng công nghệ mới.

+ Hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển mạng lưới thông tin tiếp thị.

- Về các quỹ của Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ:

+ Quỹ bảo lãnh tín dụng công nghiệp cho DNNVV. + Quỹ hỗ trợ DNNVV mới thành lập

+ Quỹ bảo lãnh tín dụng nói chung giúp các DNNVV sử dụng công nghệ mới và phát triển công nghệ.

- Thông tin công nghệ:

+ Hỗ trợ về thông tin thị trường, tiếp thị.

+ Thành lập Viện công nghệ chuyên nghiên cứu hỗ trợ phát triển công nghệ cho DNNVV.

+ Chính phủ lập kế hoạch phát triển công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua việc dành một số vốn ngân sách sản xuất sản phẩm mới; liên quan tới sản xuất và sử dụng nguyên vật liệu mới; liên quan đến tự động hóa hay các máy móc thiết bị có năng suất cao; liên quan đến các phần mềm tin học…

- Về hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực:

+ Các tổ chức hỗ trợ DNNVV của Nhà nước tuyển chuyên gia về công nghệ, kỹ thuật và quản lý nước ngoài để hỗ trợ cho DNNVV.

+ Lựa chọn và tổ chức đội ngũ chuyên gia trong nước để đáp ứng nhu cầu tư vấn cho DNNVV.

+ Chọn một số tổ chức nghiên cứu, các trường đại học làm “các đơn vị hướng dẫn chuyên ngành” và khuyến khích các cơ quan này tự tổ chức và cung cấp dịch vụ hỗ trợ DNNVV.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CHO DNNVV Ở VIỆT NAM

2.1 Sự hình thành chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ

2.1.1 Chủ trương, đường lối của Đảng về hỗ trợ đổi mới công nghệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đảng và Nhà nước ta đã luôn nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng của khoa học và công nghệ gắn với việc tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Nhiều Nghị quyết của Đảng đã được ban hành nhằm định hướng chiến lược cho sự phát triển của DNNVV cũng như khuyến khích hoạt động đổi mới công nghệ ở các DNNVV từ sau giai đoạn Đổi mới, cụ thể như sau:

Trong giai đoạn 1991-2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 26/NQ về khoa học và công nghệ trong thời kỳ đổi mới, trong đó có các chủ trương thúc đẩy đổi mới công nghệ như sau:

- Đổi mới và nâng cao trình độ trong các ngành chế tạo máy và sản xuất vật liệu để nâng cao chất lượng các loại thiết bị, phụ tùng cho sản xuất, hàng tiêu dùng thiết yếu và hàng xuất khẩu.

- Tiếp nhận có chọn lọc công nghệ chuyển giao từ nước ngoài; lựa chọn công nghệ tiên tiến và thích hợp có hiệu quả cao cả về kinh tế, kỹ thuật, xã hội và môi trường.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng 6/1991) nêu yêu cầu đối với lĩnh vực hoạt động khoa học tự nhiên và công nghệ là “phải tập trung vào việc cải tạo, đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong nước hiện có, hiện đại hóa những công nghệ truyền thống có ý nghĩa kinh tế, xã hội cao, lựa chọn tiếp thu công nghệ mới. Tập trung phát triển trọng điểm một số lượng công nghệ hiện đại…”. Nghị quyết Đại hội đã đề ra mục tiêu phải đạt tốc độ đổi mới công nghệ hàng năm của các ngành sản xuất từ 10% trở lên, trong đó tập trung vào việc ứng dụng công nghệ tiến bộ.

Nghị quyết lần thứ 2 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (tháng 12/1996) đã tập trung nêu định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ này và nhiệm vụ đến năm 2000, trong đó nêu rõ giai đoạn 1996-2000 ứng dụng, chuyển giao công nghệ là hoạt động chính về công nghệ. Tạo được khả năng lựa chọn, thích nghi và làm chủ các công nghệ nhập khẩu; đi thẳng vào công nghệ tiên tiến nhất; đồng thời đổi mới công nghệ từng phần, hiện đại hóa từng khâu đối với những lĩnh vực có cơ sở vật chất kỹ thuật và sản xuất có hiệu quả.

Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 63/CT-TƯ tháng 2/2001 về đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nông nghiệp nông thôn. Trong đó có những chủ trương như:

- Hỗ trợ kinh phí hoặc trợ giá một phần cho việc đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp.

- Miễn, giảm thuế cho các hoạt động ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ.

- Củng cố và tăng cường đầu tư cho một số trung tâm nghiên cứu khoa học cơ bản, hiện đại, nhất là công nghệ sinh học.

Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 58/CT-TƯ (tháng 10/2000) về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (tháng 4/2001) đã xác định phương

hướng đổi mới công nghệ ở nước ta đến năm 2010 là: “Việc đổi mới công

nghệ sẽ hướng vào chuyển giao công nghệ, tiếp thu, làm chủ công nghệ mới; đặc biệt lựa chọn những công nghệ cơ bản, có vai trò quyết định đối với nâng cao trình độ công nghệ của nhiều ngành, tạo ra bước nhảy vọt về chất lượng và hiệu quả phát triển của nền kinh tế”.

Hội nghị Trung ương 6 Khóa IX (tháng 7/2002) đã đề ra phương hướng phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2005 và đến năm 2010. Hội nghị đã nêu rõ những nhiệm vụ cụ thể là:

- Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân; chú trọng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và thành tựu khoa học và công nghệ.

- Đổi mới tổ chức và cơ chế pháp lý, nâng cao trình độ quản lý khoa học và công nghệ, tạo động lực phát huy mạnh mẽ năng lực nội sinh, giải phóng sức sáng tạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ.

Văn kiện Đại hội Đảng khóa X cũng đã nêu rõ: “Đẩy mạnh có chọn lọc việc nhập công nghệ, mua sáng chế, kết hợp công nghệ nội sinh để nhanh chóng đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ của các ngành có lợi thế cạnh tranh, có tỷ trọng lớn trong GDP, các ngành công nghiệp bổ trợ và tạo nhiều việc làm cho xã hội...”.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012) về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đặt ra nhiệm vụ và giải pháp về đổi mới công nghệ, cụ thể là “có cơ chế thúc đẩy đổi mới công nghệ theo hướng ứng dụng công nghệ mới, công nghệ hiện đại; hỗ trợ nhập khẩu công nghệ nguồn, công nghệ cao, mua thiết kế, thuê chuyên gia trong nước và nước ngoài thuộc các lĩnh vực ưu tiên, doanh nghiệp mua công nghệ từ các viện nghiên cứu, trường đại học trong nước”.

Về cơ bản, những chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng về đổi mới công nghệ là nền tảng quan trọng để các chính sách hỗ trợ cụ thể được xây dựng, ban hành và triển khai trong thực tiễn.

2.1.2 Thể chế hóa đường lối chính sách thành pháp luật về đổi mới công nghệ công nghệ

Thể chế hóa đường lối, quan điểm của Đảng về ĐMCN. Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong đó có các chính sách hỗ trợ, ưu đãi DNNVV đổi mới công nghệ. Hệ thống chính sách hỗ trợ DNNVV đổi mới công nghệ được quy định từ Luật của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư của Bộ trưởng. Các văn bản luật có nội dung hỗ trợ ĐMCN cho DNNVV: Luật Khoa học và công nghệ; Luật Sở hữu trí tuệ; Luật Chuyển giao công nghệ; Luật Công nghệ cao; Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; Luật Đầu tư; Luật Đất đai. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách cụ thể để thúc đẩy hoạt động này ở DNNVV trong các Nghị định, Quyết định Thủ tướng và Thông tư của các Bộ trưởng.

Trình tự để một chính sách hình thành từ khi là ý tưởng chính sách được minh họa bằng 3 hình vẽ dưới đây, tuy nhiên trong mọi trường hợp các chính sách ở Việt Nam đều phải phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng.

Hình 2.1: Những chủ thể tham gia xây dựng, thực hiện chính sách hỗ trợ DNNVV đổi mới công nghệ

Nguồn: Học viên tổng hợp Chủ trương, đường lối chính trị của Đảng trong các văn kiện về vấn đề đổi mới công nghệ Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thể chế hóa trong các văn bản luật, pháp lệnh Chính phủ, Thủ tướng quy định các biện pháp thi hành, cụ thể hóa chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ bằng NĐCP, QĐTTg Các cơ quan bộ, UBND các cấp tổ chức thực hiện, hoặc trực tiếp thực hiện (Thông tư, Quyết định) DNNVV, cá nhân tiếp cận, phản hồi các chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ

Hình 2.2: Các bước cơ bản để điều chỉnh chính sách từ sáng kiến của đối tượng chính sách

Nguồn: Học viên tổng hợp

Hình 2.3: Các bước cơ bản để điều chỉnh chính sách từ sáng kiến của chủ thể ban hành, thực hiện chính sách

Nguồn: Học viên tổng hợp Quốc hội DNNVV, cá nhân, tổ chức xã hội phản hồi, kiến nghị, có sáng kiến về các vấn đề liên quan tới chính sách Chính phủ Cơ quan thực hiện, tổ chức thực hiện chính sách Nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh chính sách theo thẩm quyền ban hành chính sách Lấy ý kiến đối tượng chính sách trước khi ban hành Quốc hội Chính phủ Cơ quan thực hiện, tổ chức thực hiện chính sách Nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh chính sách theo thẩm quyền ban hành chính sách Lấy ý kiến đối tượng chính sách trước khi ban hành Ý tưởng chính sách hoặc đề án chính sách xuất phát từ thực tiễn

2.2 Thực trạng chính sách hỗ trợ ĐMCN cho DNNVV 2.2.1 Thực trạng ĐMCN của các doanh nghiệp Việt Nam 2.2.1.1 Thực trạng trình độ công nghệ của DNNVV (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo báo cáo của WEF, trình độ công nghệ của Việt Nam còn hạn chế, đứng thứ 98/142 năm 2011; báo cáo đánh gia theo tiêu chuẩn công nghệ (UNIDO, 2006) thì trình độ công nghệ sản xuất của Việt Nam tương đối thấp, chỉ có 20,6% doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, 20,7% doanh nghiệp sử dụng công nghệ trung bình và 58,7% doanh nghiệp sử dụng công nghệ thấp. Theo kết quả điều tra về nhu cầu cần trợ giúp của các DNNVV ở các tỉnh phía bắc (30 tỉnh) do Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật DNNVV, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007) thực hiện với sự hỗ trợ về kinh phí của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cho thấy:

- Trong tổng số 10.994 doanh nghiệp sản xuất chỉ có 879 doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến (chiếm 8%), có 5.501 doanh nghiệp sử dụng công nghệ trung bình (50%) và có 4.614 doanh nghiệp còn lại sử dụng công nghệ lạc hậu (42%).

- Về nhu cầu tư vấn, đào tạo công nghệ: trong tổng số 10.994 doanh nghiệp điều tra chỉ có 621 doanh nghiệp có nhu cầu đạo tạo về tự động hóa, 540 doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về kỹ thuật điện, 456 doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về công nghệ tạo khuôn, 440 doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về công nghệ hàn, 396 doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về công nghệ chế tạo máy.

- Về nhu cầu thông tin công nghệ: có 39,6 doanh nghiệp có nhu cầu cung cấp thông tin về chính sách liên quan đến doanh nghiệp, có 25,94% số doanh nghiệp có nhu cầu cung cấp thông tin về công nghệ mới, có 21,8% doanh nghiệp có nhu cầu cung cấp thông tin về trang thiết bị tiên tiến và có 2,06% số doanh nghiệp có nhu cầu cung cấp thông tin kỹ thuật cụ thể khác, số doanh nghiệp còn lại yêu cầu cung cập thông tin về thị trường, năng lực sản xuất hàng hóa cũng chủng loại.

Theo báo cáo của Bộ Khoa học và công nghệ, trong năm 2012 ước tính đầu tư đổi mới công nghệ từ nguồn doanh nghiệp nhà nước và nguồn ngoài ngân sách đạt khoảng 300 triệu USD, đạt 33% so với tổng đầu tư toàn xã hội về khoa học và công nghệ.

Kết quả điều tra 8.000 DNNVV của CIEM (2012) chứng tỏ rằng các doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực sản xuất các sản phẩm cũ một cách hiệu quả hơn qua việc cải thiện quy trình thực hiện và chất lượng sản phẩm, thay vì mở rộng sang các ngành mới.

Hình 2.4 Chiến lược nâng cấp của các doanh nghiệp

Nguồn: Khảo sát của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương

2.2.1.2 Về ưu đãi miễn, giảm thuế, ưu đãi sử dụng đất cho DNNVV

Theo số liệu của Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê, ước tính trong c c u thu ngân sách nh nơ ấ à ước thì DNNVV năm 2014 theo chính sách thuế TNDN thì tổng thu dự kiến giảm khoảng 2.000 tỷ đồng do áp dụng thuế suất 20% đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, khoảng 2.080 tỷ đồng do

Một phần của tài liệu chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 33 - 77)