C S LÝ LU NV H NH SÁ HH TR ÍỖ ỢĐỔ I MI ÔNG NGH HO DOANH Ệ
T HC R NG CH NH SÁC HH RỰ ÍỖ ỢĐỔ I MI CÔNG NGH CHO DNNVV VI Ớ Ệ
2.3.1 Những ưu điểm của chính sách hỗ trợ DNNVV đổi mới công nghệ
2.3.1 Những ưu điểm của chính sách hỗ trợ DNNVV đổi mới công nghệ nghệ
Trong công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế ngày nay, kết quả ĐMCN ở nước ta đã có những đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, các cơ quan ban hành và thực thi chính sách đã nỗ lực cải cách, đổi mới trong hệ thống quản lý khoa học và công nghệ hòa nhịp với sự đổi mới chung về kinh tế - xã hội, đặc biệt trong 10 năm gần đây với những tiến bộ trong quản lý Nhà nước bằng công cụ chính sách, pháp luật, đổi mới phương thức thực hiện chính sách đổi mới công nghệ, phát huy tính tự chủ, phát triển doanh nghiệp khoa học và thị trường công nghệ, hình thành hành lang pháp lý thuận lợi và đồng bộ cho hoạt động đổi mới công nghệ.
Hệ thống văn bản pháp luật được xây dựng đồng bộ và cơ bản hoàn thiện với 8 đạo luật chuyên ngành góp phần nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước đã được tăng cường và có bước phát triển rõ rệt. Hệ thống cơ quan khoa học bắt đầu từ 8 viện nghiên cứu, đến nay đã bao gồm 1.500 viện, trung tâm nghiên cứu thuộc mọi thành phần kinh tế. Số lượng nguồn nhân lực có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trên toàn quốc đạt trên 2,6 triệu người. Trong đó, có gần 60 nghìn người trực tiếp làm công tác nghiên cứu tại các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp. Các thành tựu đổi mới công nghệ trong những năm gần đây đã góp phần quan trọng giải quyết các vấn đề bức xúc do thực tiễn đặt ra trong hầu hết các lĩnh vực phát triển của đất nước.
Trong nông nghiệp, các nhà khoa học trong nước đã tạo được hàng trăm giống cây trồng mới năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh, thay thế giống nhập ngoại, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và đẩy mạnh xuất khẩu. Trong thủy sản, đã có nhiều nghiên cứu thành công đạt trình độ tương đương khu vực và thế giới, tạo được các nguồn giống
sinh sản nhân tạo, chất lượng tốt (giống cá, tôm, nhuyễn thể, các loại hải sản có giá trị cao), cải tiến quy trình canh tác, nuôi trồng thủy sản, thu hoạch và chế biến, góp phần thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng của toàn ngành.
Trong công nghiệp, qua quá trình đổi mới công nghệ đã giúp lựa chọn hướng đi đúng về công nghệ và thúc đẩy năng lực hấp thụ, cải tiến, đổi mới công nghệ của các ngành, lĩnh vực. Các doanh nghiệp Việt Nam đã tự nghiên cứu, thiết kế và chế tạo được nhiều thiết bị cơ khí chính xác, siêu trường, siêu trọng; làm chủ công nghệ đóng tàu trọng tải lớn; khai thác dầu khí và tài nguyên khoáng sản; thiết kế, thi công công trình quy mô lớn, phức tạp, các loại cầu vượt sông khẩu độ lớn, các nhà máy nhiệt điện, thủy điện quy mô lớn, các công trình nhà cao tầng, công trình ngầm và nhiều công trình đặc thù khác. Đổi mới công nghệ trong các ngành công nghiệp đã góp phần làm cho sản xuất công nghiệp và toàn bộ nền kinh tế tăng trưởng cao liên tục trong những năm qua.
Trong 20 năm qua, nhóm ngành công nghiệp có sử dụng công nghệ cao tăng bình quân 14,6%/năm. Sự tăng trưởng này phản ánh quá trình cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng mở rộng và phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, theo đó hàng ngàn công nhân được đào tạo, làm chủ công nghệ mới hiện đại. Các khu công nghệ cao ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đã hình thành và phát triển. Nhiều địa phương khác cũng đã hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ, ưu tiên bố trí ngân sách, chỉ đạo các cấp, các ngành tạo điều kiện để các DN từng bước đổi mới, nâng cao trình độ; áp dụng những công nghệ tiên tiến vào sản xuất; chuyển giao, đổi mới có hiệu quả một số công nghệ như: sản xuất hạt nhựa đa chủng loại, công nghệ sản xuất phôi thép đen, lưới B40 và dây thép gai, công nghệ composite sản xuất các vật liệu mới, công nghệ sản xuất gạch bằng lò đứng liên tục,....Trong khuôn khổ chương trình hợp tác KH&CN, nhiều công nghệ mới được du nhập như: công nghệ sản xuất hoa phong lan, công nghệ chăn nuôi lợn siêu nạc, công nghệ nhân giống bò từ Thái Lan, công nghệ sản xuất ống bê tông, sản
xuất gạch không nung. Mặc dù số doanh nghiệp đầu tư cải tiến, đổi mới công nghệ còn hạn chế nhưng đây là những tín hiệu tích cực của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, nâng cao trình độ chuyên môn và hiểu biết về công nghệ mới của doanh nghiệp và người lao động.