Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu 4073537 (Trang 25)

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

Đề tài sử dụng cả số liệu sơ cấp và thứ cấp để giải quyết mục tiêu đề ra, cụ

thể các số liệu được thu thập như sau:

- Số liệu thứ cấp: các số liệu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội từ

niên giám thống kê huyện Thoại Sơn, các báo cáo về tình hình phát triển nơng nghiệp được thu thập từ Phịng Nơng nghiệp và Trạm Khuyến nông huyện Thoại

Sơn, các trang web, tạp chí,…..

- Số liệu sơ cấp: Các số liệu sơ cấp được thu thập như sau:

Phương pháp chọn mẫu trong đề tài là phương pháp phân tầng ngẫu nhiên.

Cỡ mẫu được chọn để phục vụ cho việc nghiên cứu là 50 nông hộ sản xuất lươn trong số 114 nông hộ sản xuất lươn trên địa bàn huyện, với tỷ lệ mẫu đạt 43,86% trong tổng thể nghiên cứu. Từ đó, rút ra được các kết quả chung cho tổng thể. Cách thu thập số liệu là phỏng vấn trực tiếp tại nhà nông hộ nuôi lươn và được thực hiện qua 3 bước:

- Bước 1: Việc đầu tiên của quá trình phỏng vấn là liên hệ địa điểm điều tra để chọn vùng nghiên cứu. Nhờ vào sự đóng góp ý kiến và hướng dẫn của cán

bộ địa phương, như cán bộ Phịng Nơng nghiệp và cán bộ Trạm Khuyến nông

huyện Thoại Sơn, đề tài đã chọn 4 xã sau đây làm địa điểm nghiên cứu là Phú

Thuận, Tây Phú, An Bình, Vĩnh Khánh.

- Bước 2: Tiến hành điều tra thử nông hộ sản xuất lươn tại một xã điển

hình của mơ hình. Việc này nhằm mục đích là kiểm tra các thơng tin và tính hợp lý của phiếu điều tra. Từ đó, điều chỉnh và bổ sung những vấn đề cịn thiếu cho phù hợp với tình hình sản xuất thực tế của nơng hộ tại địa bàn.

- Bước 3: Tiến hành điều tra chính thức. Sau khi tiến hành điều tra thử và chỉnh sửa thông tin của phiếu điều tra, tác giả tiến hành điều tra chính thức ở địa bàn, cụ thể như sau:

Bảng 2.1: SỐ LƯỢNG MẪU VÀ PHÂN BỐ MẪU

STT Địa bàn Số mẫu Tổng số hộ Tỷ lệ (%)

1. Xã An Bình 15 23 65,22%

2. Xã Phú Thuận 17 28 60,71%

3. Xã Tây Phú 8 15 53,33%

4. Xã Vĩnh Khánh 10 16 62,50%

Nguồn: Kết quả tác giả điều tra tại địa bàn, 03/2011

Nội dung thông tin thu thập bao gồm: (1) Thông tin tổng quát về đặc diểm nguồn lực sản xuất của nơng hộ (số nhân khẩu, trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất,….); (2) Các tiêu chí liên quan đến hiệu quả sản xuất (chi phí, giá bán, sản

lượng,…); (3) Thông tin về thị trường đầu ra và đầu vào của sản phẩm; (4) Tham

khảo ý kiến của nơng hộ về thuận lợi và khó khăn của mơ hình.

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

- Đối với mục tiêu 1: Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, kết hợp với so sánh số tương đối và số tuyệt đối để phản ánh thực trạng mơ hình ni

lươn trong bể bạt cao su ở huyện Thoại Sơn - An Giang.

Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp mô tả dữ liệu bằng các phép tính, chỉ số thống kê thông thường và các phương pháp có liên quan đến

việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính tốn và mơ tả các đặc trưng khác

(mean), số trung vị (median), phương sai (variance) và độ lệch chuẩn (standard deviation),.... cho các biến số liên tục, tỷ số (proportion) và các biến số không liên tục.

Số tuyệt đối là chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng hoặc

của quá trình kinh tế- xã hội trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể. Số tuyệt đối dùng để đánh giá và phân tích thống kê, là căn cứ không thể thiếu được trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, tính tốn các mặt cân đối, nghiên cứu các mối quan hệ kinh tế- xã hội là cơ sở để tính tốn các chỉ tiêu

tương đối và bình qn. Có 2 loại số tuyệt đối: số tuyệt đối thời kì và số tuyệt

đối thời điểm.

Số tương đối là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh giữa 2 chỉ tiêu thống

kê cùng loại, nhưng khác nhau về thời gian hoặc không gian, hoặc giữa 2 chỉ

tiêu khác loại nhưng có quan hệ với nhau. Số tương đối có thể biểu hiện bằng số lần, số phần trăm (%).

- Đối với mục tiêu 2: Để phân tích hiệu quả của mơ hình ni lươn trong

bể bạt sao su, tác giả sử dụng phương pháp phân tích lợi ích - chi phí (CBA) để

đánh giá hiệu quả sản xuất của mơ hình. Bên cạnh đó, hàm hồi quy tuyến tính cũng được sử dụng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của nông hộ sản xuất lươn.

Phân tích lợi ích - chi phí (CBA) là một kĩ thuật phân tích, để đi đến

quyết định xem có nên tiến hành các dự án đã triển khai hay không, hay hiện tại có nên cho triển khai các dự án đã được đề xuất hay khơng. Phân tích lợi ích -

chi phí cũng được dùng để đưa ra quyết định, lựa chọn giữa hai hay nhiều đề xuất dự án loại trừ lẫn nhau. Hay phân tích lợi ích - chi phí, là một phương pháp

đánh giá sự mong muốn tương đối giữa các phương án cạnh tranh nhau, khi sự

lựa chọn được đo lường bằng giá trị kinh tế tạo ra cho toàn xã hội.

Phương pháp này tìm ra sự đánh đổi giữa các lợi ích thực sự mà xã hội có được từ một phương án, cụ thể với các nguồn tài nguyên thực mà xã hội phải từ

bỏ để đạt được lợi ích đó. Theo cách này, đây là phương pháp ước tính sự đánh

ưu tiên kinh tế của mình. Bên cạnh, phân tích lợi ích - chi phí là một khuôn khổ

nhằm tổ chức thông tin, liệt kê những thuận lợi và bất lợi của từng phương án, xác

định các giá trị kinh tế có liên quan, và xếp hạng các phương án dựa vào tiêu chí

giá trị kinh tế. Vì thế, phân tích lợi ích - chi phí là một phương thức để thực hiện sự lựa chọn chứ không chỉ là một phương pháp để đánh giá sự ưa thích.

Tiến hành phân tích lợi ích – chi phí, thơng qua việc gắn giá trị tiền tệ cho mỗi một đầu vào cũng như đầu ra của dự án. Sau đó, so sánh các giá trị của các

đầu vào và các đầu ra. Cơ bản mà nói, nếu lợi ích dự án đem lại có giá trị lớn hơn

chi phí mà nó tiêu tốn, dự án đó sẽ được coi là đáng giá và nên được triển khai. Trong quá trình phân tích hiệu quả sản xuất của mơ hình ni lươn trong bể bạt cao su, tác giả chủ yếu chỉ dựa vào doanh thu của mơ hình và chi phí trong tồn bộ q trình ni, để phân tính lợi ích chung của mơ hình đối với nơng hộ, khơng phân tích nhiều đến lợi ích và chi phí xã hội khác.

Lợi ích = Doanh thu – Chi phí > 0 Có hiệu quả

Phương pháp hồi quy tuyến tính là phương pháp dùng để dự đoán, ước

lượng giá trị của một biến (được gọi là biến dự báo hay biến phụ thuộc) theo giá

trị của một hay nhiều biến khác (được gọi là biến dùng để dự báo, biến độc lập, biến mơ tả). Mơ hình tổng qt hàm hồi quy tuyến tính có dạng:

Yi = α0 + α1X1i + α2X2i + α3X3i + α4X4i + α5X5i + … + αkXki + ui = f(X1i, X2i,…,Xki) + ui

Ký hiệu Xki biểu hiện giá trị của biến độc lập thứ k tại quan sát thứ i. Các hệ số α là các tham số chưa biết và thành phần ui là các biến độc lập ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung bình là 0 và phương sai giống nhau σ2 và độc lập

với nhau. Các tham số α o, α 1, …, α k được tính tốn bằng phần mềm SPSS. Kết quả chạy ra từ phần mềm SPSS có các thơng số sau:

+ Hệ số tương quan bội (R), nói lên mối quan hệ chặt chẽ giữa biến phụ thuộc Y và các biến độc lập X. R càng lớn mối quan hệ càng chặt chẽ.

+ Hệ số xác định (R2 – R square), chỉ ra tỷ lệ biến động của biến phụ thuộc Y được giải thích bởi các biến độc lập X.

+ Adjusted R square: Hệ số xác định đã được điều chỉnh dùng để trắc

nghiệm xem có nên thêm vào một biến độc lập nữa không. Khi thêm vào một biến mà R2 tăng lên thì chúng ta quyết định thêm biến đó vào phương trình hồi quy.

+ Standar error: Sai số cả phương trình. + SS (Sum of Square): Tổng bình phương.

+ SSR (Regression Sum of Square): Tổng bình phương hồi quy, là đại

lượng biến động của Y được giải thích bởi đường hồi quy.

+ SSE (Error Sum of Square): Phần biến động còn lại (còn gọi là số dư),

là đại lượng biến động tổng gộp của các nguồn biến động, do các nhân tố khác

gây ra mà không hiện diện trong mơ hình hồi quy và phần biến động ngẫu nhiên. + SST (Total Sum of Square): Tổng biến động của Y, SST = SSR + SSE + MS (mean square): Trung bình bình phương.

+ Tỷ số F = MRS/MSE, dùng để so sánh với F trong bảng phân phối F với mức ý nghĩa α. Thông thường dùng để kiểm định mức ý nghĩa của mơ hình hồi quy, F càng lớn mơ hình hồi quy càng có ý nghĩa khi đó Sig. F càng nhỏ. Thay vì tra bảng F, Sig. F cho ta kết luận ngay mơ hình hồi quy có ý nghĩa khi Sig. F nhỏ hơn mức ý nghĩa α nào đó và giá trị Sig. F cũng là cơ sở quyết định bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết H0 trong kiểm định. Nói chung, F càng lớn khả

năng bác bỏ H0 càng cao.

- Đối với mục tiêu 3: Sử dụng kết quả phân tích và đánh giá ở các mục

tiêu trên, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mơ hình và nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông hộ nuôi lươn.

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Thoại Sơn là một huyện thuộc tỉnh An Giang nằm về phía Đơng Nam của vùng tứ giác Long Xuyên có vĩ độ Bắc từ 10011’ đến 11022’ và kinh độ Đông từ

10506’ đến 105027’. Huyện có diện tích đất tự nhiên là 46.885,52 ha, trong đó có 41.261,22 ha đất sản xuất nơng nghiệp. Hiện nay, huyện có diện tích đất trồng lúa là 39.090,05 ha, là một trong các huyện trọng điểm về sản xuất lương thực của tỉnh An Giang, với diện tích và sản lượng thuộc loại cao nhất tỉnh. Huyện Thoại Sơn có vị trí địa lý như sau:

Hình 3.1:Bản đồ hánh chính tỉnh An Giang

- Phía Bắc huyện Thoại Sơn giáp với huyện Châu Thành, - Phía Tây huyện Thoại Sơn Bắc giáp với huyện Tri Tôn - Phía Đơng huyện Thoại Sơn giáp với Tp. Long Xuyên.

- Phía Nam huyện Thoại Sơn giáp với quận Thốt Nốt (Tp. Cần Thơ). - Phía Tây và Tây Nam huyện Thoại Sơn giáp với huyện Tân Hiệp và huyện Hòn Đất (Kiên Giang).

Huyện Thoại Sơn có khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo thành hai mùa nắng

mưa rõ rệt, nhiệt độ trung bình hằng năm là 28,60 C. Ngồi địa hình là đồng bằng bằng phẳng rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp do hằng năm được bồi đắp phù sa màu mỡ bởi sông Hậu, tập trung chủ yếu ở các xã phía Đơng và phía Nam của huyện. Tuy nhiên, các xã phía Bắc của huyện đất đai vẫn cịn nhiễm phèn

nên gây khó khăn cho hoạt động sản xuất nơng nghiêp, đất triền núi trồng cây ăn

trái và hoa màu canh tác chưa nhiều nên diện tích sản xuất vẫn cịn khiêm tốn so với tiềm năng sẵn có của huyện. Bên cạnh, huyện Thoại Sơn cịn có nhiều ngọn núi trong đó có núi Sập và núi Ba Thê có đá granit, là loại đá xây dựng, phục vụ cho ngành xây dựng nên được khai thác từ lâu.

Ngày nay, Thoại Sơn có kênh rạch chằng chịt, dân cư phân bố theo các tuyến sông thiên nhiên và kênh rạch do dân cư đào để tạo nguồn thủy lợi cải tạo

đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Huyện Thoại Sơn hiện có 3 thị trấn là: thị

trấn Núi Sập, thị trấn Ốc Eo, thị trấn Phú Hòa và 14 xã là: xã Bình Thành, xã Mỹ

Phú Đông, xã Thoại Giang, xã Vĩnh Phú, xã Vọng Thê, xã Định Mỹ, xã Phú Thuận, xã Vĩnh Chánh, xã Vĩnh Trạch, xã Định Thành, xã Tây Phú, xã Vĩnh

Khánh và xã Vọng Đơng.

3.2 TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI 3.2.1 Lĩnh vực kinh tế 3.2.1 Lĩnh vực kinh tế

3.2.1.1 Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đạt 530,259 tỷ đồng chiếm 7,88% trong tổng GDP của toàn huyện năm 2010, chủ yếu là công nghiệp chế biến, công nghiệp khai thác đá, ngành công nghiệp sản xuất và phân phối

nước, trong đó ngành cơng nghiệp chế biến thì sản xuất thực phẩm như bánh kẹo,

thủy sản và đồ uống chiếm gần 80% giá trị của ngành với gần 400 tỷ đồng. Đặc biệt, cụm công nghiệp Phú Hòa đã thu hút 4 nhà doanh nghiệp đầu tư, hiện nay

đưa vào hoạt động 2 nhà máy chế biến thủy sản và chế biến lương thực, thực

phẩm giải quyết việc làm trên 1.100 lao động địa phương. Bên cạnh, huyện Thoại

Sơn đã thu hút nhiều nhà đầu tư với nhiều chính sách, để thực hiện các dự án với

quy mô khá lớn gắn liền với việc tiêu thụ và chế biến nông sản, thực phẩm trên

địa bàn huyện nhằm tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao đời sống cho nông hộ

sản xuất nông nghiệp.

3.2.1.2 Nông nghiệp

Với tỷ trọng chiếm 59,68% tương đương với giá trị sản xuất đạt được là 4.015,972 tỷ đồng, sản xuất nông nghiệp vẫn là thế mạnh của Thoại Sơn. Cây lúa vẫn là cây trồng chủ lực, với sản lượng đạt trong năm 657.000 tấn. Năng suất lúa bình quân cả năm là 6,3 tấn/ha, cụ thể diện tích lúa vụ đơng xn là 36.490 ha, diện tích lúa vụ hè thu là 36.148 ha, diện tích trồng lúa vụ 3 vẫn được duy trì ở mức cao là 32.109 ha.

Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, lai tạo giống ngày càng cao thực hiện tốt cơng tác xã hội hóa lúa giống và đã thí điểm thành cơng mơ hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn Global Gap tại xã Vĩnh Khánh với diện tích 33 ha. Bên cạnh, việc thực hiện áp dụng tiến bộ kỹ thuật như 3 giảm – 3 tăng kết hợp với tiết kiệm nước, 1 phải – 5 giảm và xuống giống tập trung theo từng đợt né rầy chặn đứng dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, đạo ơn,.... đã có tác dụng tích cực trong việc hạn chế dịch bệnh, giảm chi phí nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cho nông hộ.

Ngồi ra, mơ hình ni tơm càng xanh kết hợp với trồng lúa mang lại lợi nhuận khá cao cho nông hộ nên đang được nhiều hộ đưa vào sản xuất. Hoạt động sản xuất cá tra vẫn được duy trì ổn định chủ yếu là nuôi trong ao, hồ, nhiều hộ

đang chuyển từ nuôi cá tra thương phẩm sang sản xuất cá tra giống phục vụ nhu

cầu thị trường ở địa phương.

3.2.1.3 Thương mại và dịch vụ

Trong năm huyện đã hoàn thành nâng cấp, đưa vào sử dụng chợ Định Mỹ, đang thi công chợ Định Thành 2 và chợ Thoại Sơn phục vụ cho hoạt động buôn

bán, kinh doanh của nhân dân trong khu vực. Bên cạnh, huyện đã cấp giấy chứng nhận kinh doanh cho 453 cơ sở với tổng vốn lên tới 39,634 tỷ đồng, giải quyết

cho 1.010 lao động tham gia sản xuất kinh doanh.

Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và thu hút khách du lịch đến với Thoại

Sơn nên việc duy tu, sữa chữa và bổ sung các trị chơi, hoạt động giải trí tại khu

du lich Hồ Ông Thoại được thực hiện thường xuyên và năm 2010 khu du lịch này

đạt doanh thu là 1,622 tỷ đồng với tổng lượt khách đến tham quan 336.000 lượt, đạt 101% so với kế hoạch đề ra (tăng 3,3% so cùng kỳ 2009). Tổng kết năm 2010

Một phần của tài liệu 4073537 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)