Thực trạng mơ hình sản xuất lươn trong bể bạt cao su

Một phần của tài liệu 4073537 (Trang 36)

SU Ở HUYỆN THOẠI SƠN

Bảng 3.1: DIỆN TÍCH SẢN XUẤT LƯƠN QUA CÁC NĂM

Thời gian Diện tích (m2) Số hộ Con giống (kg)

12/2008 12.686 290 21.866

12/2009 9.275 112 11.428

12/2010 4.639 114 9.787

Nguồn: Báo cáo Phịng Nơng nghiệp qua các năm

Qua kết quả số liệu thống kê cho thấy, năm 2008 là năm mơ hình ni

lươn trong bể bạt phát triển mạnh nhất qua 3 năm, vượt trội cả về diện tích và số lượng con giống được thả. Nguyên nhân là do đây là mơ hình mới xuất hiện trên địa bàn, lợi nhuận kinh tế mang lại cho các hộ nuôi trước và ở các địa phương

khác cũng khá cao, nên đã kích thích số lượng lớn nông hộ tham gia vào sản

xuất. Bên cạnh, nguồn giống và thức ăn trong tự nhiên dồi dào nên đã tạo thuận lợi cho các hộ rất nhiều cả về giá cả, số lượng con giống trong sản xuất.

Tuy nhiên, tình hình sản xuất lươn ở các năm sau thì gặp nhiều khó khăn

hơn. Ngun nhân là số lượng lươn giống trong tự nhiên ngày càng ít và giá con

giống cũng biến đổi nhiều. Bên cạnh, nông hộ sản xuất do hạn chế về mặt kinh nghiệm cũng như trình độ học vấn, việc áp dụng các kiến thức về kỹ thuật vào

sản xuất lươn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Kết quả điều tra cho thấy, một số

lượng khá lớn nông hộ sản xuất lươn bị thua lỗ do hiện tượng lươn bị sốc tự nhiên và dịch bệnh xảy ra. Bên cạnh, việc mua được con giống có chất lượng tốt cũng gặp nhiều khó khăn, con giống được đánh bắt bằng nhiều phương pháp

khác nhau nên kích cỡ con giống cũng không đồng nhất, nguồn cung cấp con giống cũng khơng nhiều. Do đó, nhiều nơng hộ sản xuất lươn có tỷ lệ hao hụt là khá lớn, dẫn đến hiệu quả kinh tế giảm. Đặc biệt, việc chạy theo phong trào nên số lượng lớn nông hộ trước đây nuôi lươn thì lại chuyển đổi sang các mơ hình

khác đang phát triển mạnh như cá lốc, cá rô đầu vuông,… mặc dù lợi nhuận kinh

tế mang lại không bằng do giá cả bấp bênh, đầu ra khó khăn.

Hiện nay, các hộ sản xuất lươn với diện tích lớn là do có nhiều năm kinh nghiệm trong q trình sản xuất thực tế và nhận thấy hiệu quả kinh tế từ mơ hình mang lại cho gia đình. Các hộ mới bắt đầu tham gia vào sản xuất lươn, thì đã có

được những kiến thức cơ bản về mơ hình do học hỏi từ các hộ ni trước đó. Đặc

biệt, sản xuất lươn trong bể bạt cao su đang phát triển mạnh ở các xã nghèo. Do

đây là, một trong những mơ hình được đánh giá là thoát nghèo hiệu quả nên được

sự quan tâm của chính quyền địa phương về kỹ thuật và nguồn vốn. Hiện nay, các xã này được tập huấn kỹ thuật thường xuyên hơn hay hỗ trợ vay vốn sản xuất

và bước đầu thu được những kết quả tích cực là cải thiện đời sống nơng hộ.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MƠ HÌNH NI LƯƠN TRONG BỂ BẠT CAO SU Ở HUYỆN THOẠI SƠN 4.1 TÌNH HÌNH CHUNG CỦA NÔNG HỘ NUÔI LƯƠN

Kết quả điều tra tại địa bàn nghiên cứu cho thấy, độ tuổi của nông hộ sản xuất lươn khá đa dạng với nhiều độ tuổi khác nhau, cụ thể:

Bảng 4.1: TUỔI CỦA CHỦ HỘ SẢN XUẤT LƯƠN

STT Tuổi của nông hộ Tần số Tỷ lệ (%)

1. Dưới 30 tuổi 9 18

2. Từ 31 tuổi đến 40 tuổi 15 30

3. Từ 41 tuổi đến 50 tuổi 21 42

4. Từ 51 tuổi trở lên 5 10

Tổng cộng 50 100

Nguồn: Kết quả tác giả điều tra tại địa bàn, tháng 03/ 2011

Qua điều tra thực tế cho thấy, số lượng chủ hộ sản xuất lươn ở độ tuổi từ

41 tuổi đến 50 tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất (42%) trong tổng số quan sát. Độ tuổi

trung bình của người sản xuất lươn khá lớn 40 tuổi, trong đó người ni lươn trẻ tuổi nhất là 23 tuổi và lớn tuổi nhất là 57 tuổi. Trong hoạt động sản xuất nơng nghiệp, tuổi tác có ảnh hưởng đến nhiều mặt hiệu quả kinh tế của nơng hộ. Nhìn chung, những chủ hộ có nhiều tuổi và nhiều năm kinh nghiệm sản xuất thì việc tiếp thu những kiến thức khoa học kỹ thuật mới và đưa vào sản xuất rất hạn chế,

khó khăn. Nhận định chủ quan của bản thân hay do hạn chế về trình độ học vấn

là những khó khăn thường gặp phải ở nơng hộ.

4.1.2 Trình độ học vấn của chủ hộ

Kết quả điều tra tại địa bàn cho thấy, trình độ học vấn của chủ hộ nuôi lươn

ở địa bàn là khá thấp với học vấn trung bình là lớp 5 và số nơng hộ có trình độ học

vấn là cấp I chiếm tỷ lệ (58%). Tiếp đến, số nông hộ có trình độ học vấn là cấp II có tỷ lệ (34%) và số hộ có trình độ học vấn là cấp 3 có tỷ lệ nhỏ nhất (8%).

Cấp II 34% Cấp III 8% Cấp I 58%

Nguồn: Kết quả tác giả điều tra tại địa bàn, tháng 03/2011

Nuôi lươn trong bể bạt cao su phù hợp với điều kiện sản xuất, khả năng tài

chính của nơng hộ. Vì vây, mơ hình này đang phát triển ở các xã nghèo của

huyện Thoại Sơn và bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cho nơng hộ. Tuy nhiên, trình độ học vấn của các hộ còn khá thấp nên việc tiếp thu kiến thức sản xuất mới hay áp dụng khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất nơng nghiệp nói

chung và ni lươn trong bể bạt nói riêng vẫn cịn gặp nhiều hạn chế.

4.1.3 Nguồn lực lao động

Trong sản xuất nông nghiệp, nguồn lực lao động đóng vai trị quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất của nông hộ. Qua nghiên cứu thực tế cho thấy, nguồn lực lao động qua của nông hộ sản xuất lươn như sau:

Bảng 4.2: NGUỒN LỰC LAO ĐỘNG CỦA NÔNG HỘ

Chỉ tiêu Thấp nhất Cao nhất Trung bình

Số nhân khẩu 2 9 4,58

Số lao động tham gia sản xuất 1 5 2,06

Nguồn: Kết quả tác giả điều tra tại địa bàn, tháng 03/2011

Số nhân khẩu trung bình của nơng hộ nuôi lươn trên địa bàn là 4,58 người, trong đó nơng hộ có số nhân khẩu cao nhất là 9 người chiếm 2% trong tổng số hộ, số nhân khẩu chiếm tỷ lệ cao nhất trong số quan sát là 4 người/hộ với tỷ lệ là 36%. Số nhân khẩu của nông hộ sản xuất lươn khá cao nên số lao động tham gia vào trực tiếp vào sản xuất cũng ở mức khá là 2,06 người/hộ. Nuôi lươn trong bể bạt cao su có ưu thế là tận dụng được số giờ lao động nhàn rỗi trong nơng thơn là khá lớn. Do đó, với số người trong độ tuổi lao động của nông hộ là khá cao, nơng

hộ có thể sử dụng nguồn lực này trong q trình sản xuất mà khơng cần phải th

mướn lao động. Bên cạnh, nuôi lươn cũng không cần, trung bình mỗi nơng hộ chỉ

cần một lao động để chăm sóc bể ni hằng ngày. Số lao động cịn lại có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi đi bắt thức ăn cho lươn, từ đó giảm chi phí đáng kể cho nơng hộ và tăng hiệu quả sản xuất.

4.1.4 Số năm kinh nghiệm

Nuôi lươn trong bể bạt cao su trên địa bàn huyện mới phát triển trong mấy

năm gần đây, do đó số năm kinh nghiệm nuôi lươn của nông hộ chưa được nhiều. Theo điều tra thì số năm ni lươn trong bể bạt cao su trung bình của các hộ là 2,3 năm, nơng hộ có số năm kinh nghiệm cao nhất là 6 năm và thấp nhất là 1 năm hay mới nuôi lươn trong bể bạt cao su được một vụ.

Nhìn chung, số năm kinh nghiệm của nơng hộ sản xuất lươn cịn thấp. Khi số năm kinh nghiệm của hộ là 1 năm và 2 năm chiếm khá lớn (62%), trong đó số

năm kinh nghiệm là 1 năm chiếm tỷ lệ lớn nhất (32%). Điều này có những ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả sản xuất của nông hộ nuôi lươn. Bởi phần lớn các

hộ ni lươn trên địa bàn huyện, có trình độ học vấn thấp nên các kỹ thuật sản

xuất của nông hộ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nơng hộ tích lũy được q trình sản xuất và học hỏi các nông hộ khác.

2 năm 32% 1 năm 30% >4 năm 14% 3 năm 24%

Nguồn: Kết quả tác giả điều tra tại địa bàn, tháng 03/2011

4.1.5 Diện tích ni lươn

Bảng 4.3: DIỆN TÍCH NI LƯƠN CỦA NƠNG HỘ

STT Diện tích Tần số Tỷ lệ (%) 1. Dưới 20 m2 12 26 2. Từ 20 m2 đến 30 m2 17 34 3. Từ 31 m2 đến 40 m2 11 22 4. Trên 40 m2 9 18 Tổng cộng 50 100

Nguồn: Kết quả tác giả điều tra tại địa bàn, tháng 03/2011

Diện tích sản xuất lươn của các hộ trên địa bàn ở mức quy mô nhỏ chiếm số lượng lớn, cụ thể số nơng hộ có diện tích sản xuất lươn dưới 20 m2 chiếm tỷ lệ khá lớn (26%), trong khi số nơng hộ có diện tích sản xuất lươn trên 40 m2 chiếm tỷ lệ nhỏ hơn (18%). Nguyên nhân là do phần lớn các nông hộ bị hạn chế về khả

năng tài chính và số năm kinh nghiệm nên diện tích sản xuất lươn cịn hạn chế.

Dựa vào kết quả khảo sát cho thấy, diện tích sản xuất lươn trung bình của các hộ là 42,54 m2, diện tích sản xuất lươn lớn nhất là 200 m2 , nhỏ nhất là 10 m2. Như

vậy, có sự chênh lệch lớn diện tích giữa các hộ nên hiệu quả sản xuất đạt được trên mỗi nơng hộ cũng có sự khác biệt lớn.

4.1.6 Vốn sản xuất

Vốn là yếu tố cần thiết trong mọi hoạt động sản xuất. Nông hộ sản xuất

lươn dùng vốn để đầu tư mở rộng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế. Trong sản xuất lươn, vốn đóng vai trò quan trọng để đầu tư xây dựng mơ hình, cụ thể là trong các chi phí thì chí phí con giống là cần thiết nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết các hộ đều có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất trong vụ tới. Hiện nay, nguồn vốn phục vụ cho sản xuất chủ yếu là vốn tự có, vốn gia đình chiếm (86%). Vì vậy, hầu hết nơng hộ ở địa bàn muốn mở rộng diện tích để nâng cao hiệu quả sản xuất gặp khó khăn rất nhiều.

Hiện nay, việc tiếp cận với các chính sách vay vốn của địa phương phục vụ cho hoạt động sản xuất lươn bị hạn chế. Nguyên nhân là do các hộ không đáp

ứng được các điều kiện vay vốn của ngân hàng địa phương, như khơng có tài sản để thế chấp vay vốn hay khơng có sự liên kết trong sản xuất để thành lập các tổ

hợp tác sản xuất của địa phương. Bên cạnh, số nông hộ được vay vốn phục vụ cho sản xuất lươn thì nguồn vốn cũng khơng nhiều. Mỗi nông hộ được vay vốn là 1,5 triệu đồng/vụ với lãi suất là 1%/tháng.

4.1.7 Nguyên nhân nông hộ sản xuất lươn

Trong sản xuất nông nghiệp, hạn chế về trình độ học vấn nên việc nơng hộ

thường sản xuất chạy theo phong trào là việc rất phổ biến. Kết quả nghiên cứu

cho thấy, nông hộ biết đến mơ hình thơng qua người quen hay thấy những hộ gần

nhà ni lươn có hiệu quả, chiếm tỷ lệ rất lớn (78%) và số hộ biết đến mơ hình

này là do cán bộ khuyến nơng, cán bộ nông nghiệp giới thiệu trong các lần tập huấn kỹ thuật hay hội thảo chiếm tỷ lệ khiêm tốn (22%) là điều dễ nhận thấy.

Hầu hết các hộ đưa mơ hình vào sản xuất cho rằng, nuôi lươn mang lại hiệu quả kinh tế cao chiếm tới 92% số quan sát. Bên cạnh, lươn thương phẩm có

đầu ra sản phẩm dễ dàng và ni lươn khơng địi hỏi nhiều thời gian chăm sóc đã

thu hút nhiều nông hộ tham gia sản xuất tăng thu nhập cho gia đình với 86% số mẫu. Đây là yếu tố quan trọng khi so với các loài thủy sản khác như cá rơ đầu vng, cá lóc,…. thì đây là lồi có thị trường đầu ra khá ổn định và giá cả cũng không quá biến động nhiều. Chi phí đầu tư ban đầu cũng là yếu tố quan trọng quyết định việc nông hộ đưa mơ hình vào sản xuất, sản xuất lươn thì tùy vào điều kiện kinh tế gia đình mà nơng hộ có thể xây dựng diện tích bể phù hợp và bể nuôi

thường được đặt ở xung quanh nhà để tiện chăm sóc.

4.1.8 Tỷ lệ hao hụt con giống

Từ kết quả điều tra thực tế cho thấy, tỷ lệ hao hụt con giống đóng tác động rất lớn đến hiệu quả sản xuất của nông hộ nuôi lươn. Con giống hao hụt càng cao thì năng suất lươn sẽ bị giảm xuống trên một đơn vị diện tích. Nơng hộ có tỷ lệ hao hụt cao nhất của mơ hình là 75% và thấp nhất là 5%. Do có sự chênh lệch lớn về tỷ lệ hao hụt giữa các hộ, tỷ lệ hao hụt con giống trung bình của các hộ khá cao (21%). Tỷ lệ hao hụt con giống phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của hộ nuôi lươn, đặc biệt tỷ lệ hao hụt do mới thả lươn vào bể nuôi là lớn nhất. Nguyên nhân là do lươn giống thường bị sốc mơi trường, kích cỡ lươn giống

4.1.9 Tập huấn kỹ thuật

Nâng cao trình độ kỹ thuật cho nông hộ nuôi lươn điều cần thiết, nhằm

tăng thu nhập cho nông hộ và giảm thiểu những thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

Bên cạnh, kinh nghiệm sản xuất lươn của nông hộ chưa nhiều nên việc thường xuyên mở các buổi hội thảo hay tập huấn kỹ thuật cần được quan tâm hơn. Hiện nay, chính quyền địa phương thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật

nuôi lươn trên địa bàn, với số lần tập huấn cao nhất là 4 lần và trung bình là 1,78

lần với 68% số hộ được tập huấn kỹ thuật.

Bảng 4.4: ĐÁNH GIÁ CỦA NƠNG HỘ VỀ LỢI ÍCH TẬP HUẤN Chỉ tiêu Lớn nhất Thấp nhất Trung bình Xếp hạng

Kiến thức sản xuất mới 10 5 8.6 1

Tài liệu 10 5 7.7 3

Cán bộ tập huấn 10 7 8.2 2

Áp dụng vào sản xuất 9 5 6.4 5

Trao đổi kinh nghiệm 10 5 7.4 4

Nguồn: Kết quả tác giả điều tra tại địa bàn, tháng 03/2011

Kết quả điều tra trên địa bàn cho thấy, nông hộ đánh giá kiến thức sản xuất mới trong các buổi tập huấn kỹ thuật là khá cao (8,6 điểm). Tuy nhiên, nơng hộ bị hạn chế về trình độ học vấn và tuổi tác nên việc đưa những kiến thức kỹ thuật mới vào sản xuất còn hạn chế chỉ ở mức trung bình là 6,4 điểm. Bên cạnh, việc sử dụng thuốc phòng và trị bệnh trong sản xuất theo hướng dẫn kỹ thuật chiếm tỷ lệ ở mức thấp (30%), theo kinh nghiệm thì chiếm tỷ lệ cao nhất (58%) số quan sát và tỷ lệ còn lại là

theo hướng dẫn của người bán. Điều này có những tác động không tốt đến hiệu quả

sản xuất của nông hộ, khi lươn nuôi trong bể thường gặp phải nhiều bệnh do nguồn

nước và dịch bệnh. Nói cách khác, nơng hộ thường sử dụng thuốc không đúng với các hướng dẫn kỹ thuật, nên việc sử dụng thuốc thường không đạt hiệu quả và gây tốn

kém chi phí cho người sản xuất là điều rất phổ biến.

4.1.8 Q trình tiêu thụ sản phẩm

Nơng hộ sản xuất lươn khá an tâm với đầu ra của lươn thương phẩm. Sau khi thả lươn vào bể nuôi được vài tháng, thương lái đến tận nhà nông hộ để dò hỏi tạo mối quan hệ và đưa số điện thoại trước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc

mua bán sau này. Nơng hộ khi có nhu cầu bán lươn thương phẩm thì có thể liên hệ với thương lái để trao đổi, thương lượng về giá cả và thời gian. Việc này tạo thế chủ động cho nơng hộ và có thể tìm hiểu về giá cả lươn thương phẩm trước của nhiều thương lái đưa ra, từ đó chọn được giá bán có lợi nhất cho nông hộ.

Một phần của tài liệu 4073537 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)