Phương pháp phân tích đánh giá

Một phần của tài liệu Khóa luận Giải pháp phát triển cây cà gai leo (Solanum procumben lour.) trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ (Trang 62)

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.3. Phương pháp phân tích đánh giá

* Phương pháp thốngkê mô tả và so sánh:

Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả thông qua số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng trong đề tài để mơ tả thực trạng về tình hình phát triển trồng Cà gai leo tại huyện Thanh Sơn, từ đó tạo điều kiện thuận lợi trong phân tích.

* Phương pháp thống kê kinh tế:

+ Sử dụng phương pháp thay thế liên hồn để phân tích ảnh hưởng của giá đến thu nhập của người trồng cây Cà gai leo.

+ Phân tích so sánh kết quả của số liệu điều tra: Tính hiệu quả, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng như: Vốn, đất đai, lao động, trình độ quản lý. So sánh kết quả trồng cây Cà gai leo và nhận xét xu thế phát triển. Hạch toán các khoản người làm đã chi ra, các khoản thu đã thu vào. Sử dụng phương pháp này trong công tác điều tra, tính các chỉ tiêu hiệu quả làm cơ sở cho sự định hướng đưa ra các giải pháp cho sự phát triển trồng cây Cà gai leo.

* Phương pháp chuyên gia chuyên khảo:

Để đảm bảo tính chính xác, đề tài sẽ tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong ngành, những người am hiểu sâu sắc các lĩnh vực liên quan đến đề tài, thu nhập thêm những thông tin của các nhà khoa học, các nhà quản lý chuyên ngành từ tỉnh đến cán bộ cơ sở. Những tài liệu sách báo đã được công bố trong các trường Đại học, trung học kinh tế, nông nghiệp. Phương pháp dùng trong giai đoạn nghiên cứu ban đầu và trong quá trình đưa ra các định hướng, giải pháp.

Một phần của tài liệu Khóa luận Giải pháp phát triển cây cà gai leo (Solanum procumben lour.) trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)