Hiệu quả sản xuất của trồng cà gaileo

Một phần của tài liệu Khóa luận Giải pháp phát triển cây cà gai leo (Solanum procumben lour.) trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ (Trang 82 - 115)

Qua bảng trên cho thấy:

+ Hiệu quả sử dụng vốn (GO/IC)

Hiệu quả sử dụng vốn của hộ khá cao hơn hộ trung bình và hộ nghèo. Cụ thể: nếu bỏ ra một đồng chi phí thì hộ khá thu về được 2,28 đồng, cịn hộ trung bình thu về được 2,16 đồng và hộ nghèo thu về được 1,56 đồng.

Chỉ tiêu giá trị gia tăng trên chi phí (VA/IC) cho biết khi đầu tư thêm một đồng chi phí thì giá trị tăng thêm ở nhóm hộ khá là 1,28 đồng, hộ trung bình là 1,24 đồng và hộ nghèo là 0,74 đồng.

Chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp (MI/IC), khi đầu tư thêm một đồng chi phí thì phần thu nhập hỗn hợp tăng thêm của hộ khá là 0,93 đồng, hộ trung bình là 0,9 đồng, hộ nghèo là 0.35 đồng.

Chỉ tiêu lợi nhuận trên chi phí đầu tư (Pr/IC) cho biết khi đầu tư thêm một đồng chi phí thì phần lợi nhuận tăng thêm của hộ khá là 1,09 đồng, hộ trung bình là 1,05 lần, hộ nghèo là 0,9 đồng.

3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cây cà gai leo

3.3.1. Điều kiện tự nhiên

Cây cà gai leo cũng là một loại cây trồng do đó nó chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố tự nhiên. Sản xuất cây dược liệu có mối quan hệ chặt chẽ và chịu sự ảnh hưởng của 5 yếu tố sinh thái là đất, nước, khí hậu, độ ẩm, sinh

vật. Nó tác động trực tiếp tới sự tồn tại phát triển và năng suất của cây gai leo. Thanh Sơn nằm trong khu vực mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt, mùa nóng (mưa nhiều) từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa lạnh (ít mưa) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Biên độ nhiệt ngày khá cao, từ 7,0 - 7,30C. Tổng tích ơn trong năm đạt khoảng 8.000 - 8.5000C. Nhiệt độ trung bình năm đạt 22,5 - 230C, số giờ nắng trong năm khoảng 1.620 giờ, mưa thường tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trong thời gian này đạt 1.471 mm, chiếm khoảng 85% tổng lượng mưa cả năm. Thường từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau ở tất cả các khu vực lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa, gây nên tình trạng thiếu nước nghiêm trọng.

Tài nguyên đất của Thanh Sơn khá đa dạng, Phần lớn đất đai thích hợp cho sản xuất nơng lâm nghiệp.

Cây trồng nói chung và cây cà gai leo nói riêng cần được cung cấp đủ nước trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển để có thể sinh trưởng cho năng suất cao. Qua nghiên cứu cho thấy nhìn chung cây cà gai leo là cây dễ trồng, và chăm sóc, ít gặp sâu bệnh hại, nếu có gặp cũng thấp hơn so với các loại cây trồng truyền thống khác. Khi sản xuất các hộ dân cũng được tập huấn cơ bản về việc phịng trừ Tình hình chăm sóc và phịng trừ sâu bệnh, thường cơng tác phịng là chủ yếu, sâu bệnh hại được phát hiện sớm các loại bệnh như nấm thối gốc, lá… để tiêu hủy tránh tình trạng lây lan. Các loại sâu bệnh hại như rệp, nhện đỏ… thường được xử lý bằng việc phun thuốc bảo vệ thực vật theo sự tư vấn của các cửa hàng kinh doanh thuốc trên địa bàn. Khảo sát cũng cho thấy các hộ hiện nay chưa áp dụng sử dụng các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học , biện pháp phịng trừ tổng hợp.

Về sử dụng phân bón đa số các hộ sản xuất đều chủ động sử dụng các nguồn phân tự nhiên từ chuồng trại cung cấp cho cây, phân chuồng chủ yếu được sử dụng để bón lón cho cây trước khi trồng.

Nhìn chung, Thanh Sơn có khí hậu tương đối thuận lợi cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng, thuận lợi cho phát triển ngành nơng, lâm

nghiệp nói chung và việc trồng cây cà gai leo nói riêng.

3.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Về phát triển kinh tế của huyện Thanh Sơnchủ yếu là phát triển Nông - Lâm nghiệp. Công nghiệp, Dịch vụ chưa phát triển mạnh.

Cơ cấu kinh tế có sự chuyến biến rõ rệt và đúng hướng, tăng dần công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ, giảm nông, lâm, thủy sản. Tuy vậy giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện vẫn tăng qua các năm.

Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020 là

- Phấn đấu đưa mức GDP bình quân đầu người năm 2020 của Huyện cao hơn so với mức trung bình của Tỉnh. Tập trung khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh của địa phương, huy động nội lực, xây dựng cơ chế thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào địa phương, phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH, thực hiện quy hoạch vùng sản xuất hàng hoá, tăng cường hợp tác kinh tế, gắn thị trường của địa phương với thị trường trong và ngoài nước.

- Phấn đấu huyện Thanh Sơn có cơ cấu kinh tế tăng trưởng cao, hiệu quả với các sản phẩm hàng hố chủ lực cả trong cơng nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp, nền kinh tế đủ khả năng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khai thác một cách có hiệu quả các quan hệ kinh tế đối ngoại.

- Đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ, phấn đấu giai đoạn tới cơ cấu kinh tế là Công nghiệp, TTCN, xây dựng - Thương mại, dịch vụ - Nông lâm thuỷ sản.

- Phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ công bằng xã hội, kết hợp chặt chẽ với phát triển văn hố, giữ vững quốc phịng an ninh, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

- Nâng cấp một bước hệ thống kết cấu hạ tầng. Phát triển mạnh mẽ khoa học và cơng nghệ; có bước đi phù hợp trong việc kết hợp cơ khí hố, hiện đại hố với cơng nghệ thơng tin và cơng nghệ sinh học nhằm cải thiện đáng kể trình độ cơng nghệ trong nền kinh tế.

- Dân số, lao động:

Qua điều tra cho thấy, ở quy mơ sản xuất khác nhau thì số nhân khẩu và số lao động khác nhau, chúng đều có xu hướng tăng lên theo quy mơ sản xuất. Các hộ có quy mơ sản xuất lớn hơn 0,8 ha có số nhân khẩu trung bình là gần 7 người/hộ nên số lao động cũng lớn là 4 người/hộ. Thấp nhất là ở các hộ có quy mơ sản xuất cây cà gai leo nhỏ hơn 0,3 ha với số nhân khẩu bình quân là gần 5 người/hộ và số lao động là 2 người/hộ. Ngun nhân là do càng có diện tích sản xuất lớn càng cần nhiều lao động, nguồn lao động các hộ gia đình sử dụng chủ yếu là lao động tự có, các gia đình tận dụng nguồn nhân lực sẵn có vào sản xuất trong khi giá thuê nhân công cao. Số hộ dân là dân tộc thiểu số và tỷ lệ hộ có chủ hộ là nữ có xu hướng giảm dần theo quy mơ sản xuất. Tầm nhìn, mức độ hiểu biết của người dân tộc thiểu số và nữ giới thường nhỏ hơn, sự mạnh dạn trong đầu tư mở rộng sản xuất vì thế cũng hạn chế hơn. Lao động huyện Thanh Sơn đa số là lao động nông nghiệp, phần lớn có tính cần cù, chịu khó của người nơng dân rất thích hợp khi sản xuất, họ thường sản xuất theo phong trào nếu họ nhận thấy lợi ích của việc sản xuất cây trồng.

- Vốn đầu tư:

Trồng cây cà gai leo lượng vốn bỏ ra ban đầu tương đối lớn so với sản xuất nông nghiệp, nhiều cơng lao động, ít hoặc khơng có sâu bệnh hại, thời gian thu hoạch lâu.

Qua điều tra cho thấy, ở các quy mơ sản xuất khác nhau thì cũng có sự chênh lệch lớn về vốn đầu tư. Càng mở rộng đầu tư, vốn cho đầu vào như giống, phân bón, cơng chăm sóc... càng lớn. Ở các hộ có diện tích sản xuất cây dược liệu lớn hơn 1 ha vốn đầu tư bình quân 1 hộ là hơn 200 triệu đồng/hộ. Thấp nhất ở các hộ có diện tích sản cây dược liệu nhỏ hơn 0,3 ha thì vốn đầu tư cho sản xuất bình quân là 60 triệu đồng/hộ. Chi phí sản xuất thường lớn ở giai đoạn đầu và ít ở những năm sau khi cây cà gai leo đã đi vào

phát triển ổn định. Do số vốn bỏ ra ban đầu lớn nên cũng là một trong những nguyên nhân gây kìm hãm đến sự phát triển sản xuất cây cà gai leo trên địa bàn. Do vậy để có thể thúc đẩy phát triển sản xuất cây cà gai leo trên quy mô lớn rất cần sự hỗ trợ vốn cho các hộ trong giai đoạn đầu.

3.3.3. Trình độ dân trí

Phát triển sản xuất nhanh hay chậm, tốt hay không tốt phụ thuộc rất nhiều vào trình độ dân trí của người dân trong việc tiếp thu các kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến cây Cà gai leo.

Qua điều tra cho thấy, quy mô sản xuất khác nhau nên trình độ dân trí của các hộ nơng dân cũng khác nhau. Tuổi bình quân của các hộ tăng theo quy mô do tuổi càng cao họ càng mạnh dạn đầu tư. Do có sự tích lũy nhiều cả về nhận thức, kinh nghiệm lẫn vốn đầu tư sản xuất cây Cà gai leo nên những người lớn tuổi có xu hướng sản xuất với quy mơ lớn, những người trẻ tuổi do kinh nghiệm sản xuất cịn yếu, thiếu vốn đầu tư tích lũy, mong muốn sản xuất những sản phẩm có khả năng thu hồi vốn nhanh, tái sản xuất trong ngắn hạn nên thường sản xuất ở quy mơ nhỏ.

3.3.4. Cơ chế chính sách

Chủ trương chính sách của đảng và nhà nước là nhân tố góp phần định hướng cho các hoạt động sản xuất, hiệu quả của việc trồng, tiêu thụ sản phẩm cây Cà gai leo trong cả một thời gian dài do vậy nó có vai trị rất quan trọng. Hiện nay với các chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế nơng thơn, chính sách dồn điền đổi thửa, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất và xuất khẩu Cà gai leo cùng hàng loạt chính sách hỗ trợ sản xuất khác, người nơng dân sẽ n tâm hơn khi gắn bó với nghề của mình.

Chi phí cho sản xuất cây cà gai leo ban đầu tương đối cao, kỹ thuật sản xuất cây cà gai leo có nhiều điểm khác so với sản xuất và canh tác các loại cây trồng truyền thống, nếu khơng có sự hỗ trợ về vốn, vật tư, giống và kỹ thuật thì khó có thể triển khai phát triển sản xuất cây cà gai leo trên thực tế

một cách có hiệu quả.

Trong định hướng phát triển nơng nghiệp của tỉnh Phú Thọ cũng như huyện Thanh Sơn đã đặt ra yêu cầu cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trên đơn vị đất đai trong đó việc định hướng quy hoạch cây cà gai leo là rất được quan tâm và chú trọng.

3.3.5. Khoa học cơng nghệ

Đây là nhân tố có vai trò then chốt đối với việc bảo tồn nguồn gen, bảo tồn phát triển sự đa dạng sinh học, cải thiện chất lượng giống, nâng cao năng suất. Khoa học cơng nghệ có thể kể đến nhiều yếu tố như giống, kỹ thuật canh tác, kỹ thuật thu hoạch, kỹ thuật sơ chế, chế biến.

Muốn phát triển phải có giống tốt ngược lại giống tốt thì sản xuất sẽ phát triển; Kỹ thuật canh tác: Tạo chuyển biến trong canh tác truyền thống bằng cách thực hiện đồng bộ tiên tiến từ làm đất, trồng, chăm sóc, phịng trừ sâu bệnh, thu hoạch; Kỹ thuật thu hoạch: Thu hoạch cần đúng thời điểm, thời vụ, kích thước và tuổi của cây Cà gai leo quyết định nhiều đến giá sản phẩm. Do vậy, người trồng cần nắm được sản phẩm thu hoạch ở thời điểm nào là tốt nhất; Sơ chế, chế biến: Chất lượng sản phẩm suy giảm nếu khơng được chế biến tốt. Nếu có cơng nghệ chế biến tốt có thể biến nguồn lực thành sản phẩm có chất lượng cao. Việc đầu tư máy móc thiết bị sơ chế sau thu hoạch là yêu cầu tất yếu trong tương lai khi quy mô sản xuất đạt đến một mức độ nhất định. Việc đầu tư đa dạng hóa các sản phẩm sau thu hoạch, nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ giúp cho các sản phẩm Cà gai leo có giá trị hơn. Phát triển theo hướng chiều sâu, thay vì chiều rộng như hiện nay.

3.3.6. Thị trường tiêu thụ

Thị trường là khâu cuối cùng quyết định hiệu quả đầu tư. Nếu chỉ quan tâm đến phát triển sản năng suất, chất lượng sản phẩm mà không chú trọng đến vấn đề đầu ra cho sản phẩm sẽ dẫn đến sự tăng xuất nhằm nâng cao nhanh về quy mô, giảm giá trị của cây Cà gai leo. Trong quá trình sản xuất,

yếu tố giá cả thị trường có vai trị quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người dân. Trên địa bàn nghiên cứu, người dân thường bị động trước những biến động của giá cả thị trường, làm ảnh hưởng khá lớn đến thu nhập, đời sống của người dân sản xuất nơng nghiệp. Bên cạnh đó, sản xuất Cà gai leo trên địa bàn Huyện có quy mơ kinh tế hộ nhỏ lẻ, thiếu liên kết, còn hạn chế về năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh sản phẩm; số lượng cơ sở thu mua nông sản vẫn cịn hạn chế, quy mơ nhỏ nên họ khơng đứng ra cung ứng đầy đủ vật tư đầu vào cho người dân; số lượng cơ sở bên ngồi cung ứng vật tư đầu vào vẫn cịn thấp, chưa đa dạng, phong phú về sản phẩm. Do đó, vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân nơi đây. Vì vậy, đối với nơng dân, trong sản xuất, cần tìm hiểu thị trường thơng qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua mạng internet. Cần luyện tập thói quen phân tích, nhận định, phán đốn và dự báo thị trường sản phẩm Cà gai leo để lập kế hoạch sản xuất hợp lý theo nhu cầu thị trường; đồng thời, cần liên kết sản xuất theo tổ hợp tác hoặc hợp tác xã để chủ động điều phối sản xuất và chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

3.4. Phân tích SWOT trong trồng cây Cà gai leo tại huyện Thanh Sơn

3.4.1. Điểm mạnh

Thanh Sơn là huyện có các điều kiện khí hậu, đất đai thích hợp, có thể trồng cây cà gai leo và cho thu hoạch tốt, phù hợp mở rộng quy mô cả tỉnh. UBND tỉnh đã có quy hoạch đất đai và chươngtrình phát triển cây cà gai leo.

Thanh Sơn có thể tạo ra sản phẩm cà gai leo chất lượng cao trong điều kiện canh tác tự nhiên. Đạt được nhiều lọai kích cỡ và có chất lượng xuất khẩu phù hợp với yêu cầu nhiều thị trường khác nhau.

Về lao động, nơng dân huyện Thanh Sơn có truyền thống trồng cà gai leo lâu năm nên đã đúc kết nhiều kinh nghiệm trong việc canh tác, đáng kể nhất là chọn giống tốt, chăm sóc tốt để tạo ra sản phẩm tốt và từ đó bán được giá cao.

Thuốc bảo vệ thực vật đa dạng, phong phú từ nhiều công ty khác nhau. Nhiều loại thuốc và phân bón sinh học ra đời, đáp ứng yêu cầu sản xuất.

Hoạt động trồng và tiêu thụ cà gai leo hiện nay đã đạt được những thành tựu đáng kể, cụ thể là tốc độ tăng diện tích, sản lượng rất nhanh chóng trong vài năm gần đây như đã trình bày ở trên. Cà gai leo Việt nam đã có thị trường xuất khẩu.

Tỉnh Phú Thọ đã có nhiều đóng góp và quan tâm như có các chương trình quy hoạch mở rộng diện tích đất trồng cà gai leo, khuyến khích trồng trọt và ưu tiên đầu tư cây cà gai leo, xây dựng được một số điển hình thành cơng,… Các tổ chức quốc tế gần đây cũng tham gia nhiều dự án tăng tính cạnh tranh cho cà gai leo.

3.4.2. Điểm yếu

Diện tích trồng cà gai leo của huyện Thanh Sơn hiện nay còn manh mún, không tập trung, nên việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho diện tích rộng cũng như việc thu mua trực tiếp của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Đối với những hộ trồng lớn phải mua đất, giá đất vẫn cịn cao, chưa có chính sách

Một phần của tài liệu Khóa luận Giải pháp phát triển cây cà gai leo (Solanum procumben lour.) trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ (Trang 82 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)