Bản đồ huyện Thanh Sơn

Một phần của tài liệu Khóa luận Giải pháp phát triển cây cà gai leo (Solanum procumben lour.) trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ (Trang 50)

- Tiếp giáp Hà Nội, Hồ Bình, Sơn La, n Bái; có nhiều tuyến đường giao thơng quan trọng chạy qua (Quốc lộ 32A, quốc lộ 70B, tỉnh lộ 316, đường liên huyện); thị trấn Thanh Sơn là Trung tâm kinh tế-chính trị-văn hố- xã hội của huyện nằmcách thủ đô Hà Nội 70km, sân bay nội bài 65km, thành

phố Việt trì 24km, Đền Hùng 22km; là cửa ngõ nối vùng tây bắc với thủ đô Hà Nội; có nhiều tuyến đường giao thơng kết nối các điểm du lịch nổi tiếng như: Hà Nội- Thanh Thuỷ - Thanh Sơn - Tân Sơn - Sơn La - Yên Bái, Hà Nội - Đền Hùng - Hoà Bình. Địa bàn quan trọng phục vụ cho quốc phịng. Nơi từng lưu giữthi hài Bác trong những năm đất nước chưa thống nhất.

2.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Địa hình bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao và sông suối; địa hình nghiêng từ Tây sang Đơng, vùng núi cao tập trung ở phía Tây, vùng núi thấp ở giữa, vùng gị đồi tập trung ở phía Đơng và những thung lũng chạy dọc theo các con sơng, độ cao trung bình từ 500m - 700m so với mực nước biển. Điều kiện thuận lợi đầu tư phát triển cây dược liệu.

2.1.1.3. Khí hậu thủy văn

Thanh Sơn nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới khu vực gió mùa Đơng Nam Á. Ở vị trí này có sự phân hóa khí hậu theo mùa rõ rệt.

- Mùa mưa nóng ẩm từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 70-80% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 20%-25% tổng lượng mưa trong năm. Do nằm giữa hai hệ thống núi cánh cung miền Đông Bắc nên chịu ảnh hưởng mạnh của khí hậu lục địa châu Á, thời tiết lạnh về mùa đông, đồng thời hạn chế ảnh hưởng mưa bão về mùa hạ. Mạng lưới sơng ngịi tương đối phong phú nhưng đa số là các nhánh thượng nguồn với đặc điểm là ngắn, dốc, thủy chế thất thường.

- Những năm gần đây chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu, mùa Đông ấm hơn, hạn hán cục bộ, lũ ống, lũ quét, dông lốc sảy ra thường xuyên; dịch bệnh nhiều trên cây trồng và vật nuơi, có bệnh khơng có thuốc đặc trị. Sản xuất vụ Mùa và vụ Đơng gặp nhiều khó khăn. Lâu dài cần đưa cây dược liệu thay thế dần một số diện tích cấy lúa, trồng ngơ, cây nơng nghiệp và lâm nghiệp cho hiệu quả thấp để phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu.

- Tài ngun nước: Hệ thống sơng Bứa, sơng Dân và các chi lưu của nó cùng hàng trăm con suối lớn nhỏ là nguồn tài nguyên nước dồi dào phục vụ cho sản xuất và đời sống.

2.1.1.4. Điều kiện đất đai

Thanh Sơn có tổng diện tích tự nhiên là 62.110,4 ha; trong đó đất sản xuất nông nghiệp 12.912,82ha (chiếm 20,79%), đất lâm nghiệp 43.095,94ha (chiếm 69,39%); ngồi diện tích đất dốc và phù sa tụ thích hợp với cây hàng năm, cịn có tới 80% diện tích đất feralit phát triển trên phiến thạch sét có độ phì tự nhiên khá, rất thích hợp đối với cây lâu năm, cây lâm nghiệp và cây dược liệu.

Theo kết quả đánh giá cho thấy, tỉnh Phú Thọ có những loại đất như sau: - Đất dốc tụ trồng lúa nước có phân bố xen kẽ với các loại đất khác và có mặt ở hầu khắp các huyện. Loại đất này có địa hình phức tạp do nằm xen kẽ và các lòng máng lớn nhỏ tạo thành. Đất lẫn nhiều sỏi đá và thành phần dinh dưỡng nghèo, đất chua, thiếu lân.

- Đất Ferelit biến đổi có đặc điểm do thường xuyên bị ngập nước nên đất chua nhưng hàm lượng dinh dưỡng ở mức trung bình. Tầng đất dày khoảng 50cm và loại đất này khả năng giữ nước kém.

- Đất Feralit nâu vàng phát triển trên phù sa cổ có tầng đất dày trên 1m và nằm trên sườn đồi có độ dốc nhỏ dưới 120. Đất chua, nghèo lân và lượng nhôm di động cao.

- Đất Feralit phát triển trên đá phiến thạch sét loại đất này có diện tích lớn, phân bố ở tất cả các huyện thị trong tỉnh. Loại đất này có thành phần cơ giới nặng, tầng đất dày tuy nhiên cũng hay bị sụt lở. Hàm lượng dinh dưỡng phụ thuộc vào tình hình rừng ở phía trên.

- Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên đá granil là loại đất này có thành phần cơ giới trung bình và tầng đất từ trung bình đến dày. Hàm lượng mùn cao, đất có phản ứng trung tính.

- Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá biến chất: loại đất này có diện tích lớn nhất với tầng đất dày và kết cấu đất tơi xốp nên rất dễ bị sụt lở, rửa trôi. Đạm và mùn có hàm lượng khá giàu nhưng lân dễ tiêu lịa nghèo, đất chua.

- Đất Feralit vàng nhạt phát triển trên sa thạch có tầng đất trung bình, thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng mùn và chất hữu cơ nghèo. Đất chua, rất chua và dễ bị xói mịn, bị bạc màu.

Tại huyện Thanh Sơn, thực trạng sử dụng đất được thống kê tại bảng 2.1; 2.2; 2.3 và 2.4 sau:

Bảng 2.1. Thực trạng sử dụng đất tại huyện Thanh Sơn năm 2019

STT Chỉ tiêu ĐVT Tổng diện tích Trong đó Đất sản xuất nơng nghiệp Đất lâm nghiệp Đất chun dùng Đất ở 1 Hiện trạng sử dụng đất phân theo loại đất

ha 62.110,4 12.912,82 43.095,94 2.484,96 1.063,9

2 Cơ cấu đất sử dụng

phân theo loại đất % 100 20,79 69,39 4,00 1,71

3

Chỉ số biến động diện tích đất năm 2018 so với 2017 phân theo loại đất

% -0,08 -0,02 0,26 0,71

( Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ 2019 )

Bảng 2.2: Diện tíchđất lâm nghiệp tại huyện Thanh Sơnnăm 2019

ĐVT: ha STT Chỉ tiêu Tổng diện tích Chia ra Rừng sản xuất Rừng phịng hộ Rừng đặc dụng 1 Diện tích rừng 38.167,2 27.125 11.042 - 2 Diện tích rừng trồng mới 2.546 2.534,2 11,8 -

Bảng 2.3: Diện tích đất nơng nghiệp và ni trồng thuỷ sản tại huyện Thanh Sơn năm 2019

ĐVT: ha

STT Chỉ tiêu 2017 2018 2019

1 Diện tích gieo trồng cây hàng năm 13.286,2 12.055,5 11.998,4

Trong đó:

- Diện tích lúa 6.671 6.399,7 6.241,8

- Diện tích ngơ 2.562,1 2.399,7 2.405,4

- Cây trồng khác (Khoai lang, Sắn,

Mía, đỗ tương, lạc ...) 2.642,8 3.316,5 2.542,8

2 Diện tích cây lâu năm 4.229,99 4.276,99 4.310,5

Trong đó:

- Chè 2.486,2 2.499 2.500 - Sơn 632,99 632,99 481,5

- Bưởi 410,8 445 510

- Chuối phấn 700,0 700 819

3 Mặt nước nuôi trổng thuỷ sản 464,2 464,2 460

( Nguồn:Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ 2019 )

Bảng 2.4: Diện tích đất trồng cây dược liệu tại huyện Thanh Sơnnăm 2019 năm 2019

ĐVT: ha

STT Cây dược liệu 2017 2018 2019

1 Đinh Lăng 11,3 13,7 14,9

2 Nghệ đen 10,5 21 5,8

3 Gừng 5,6 10 9,5

4 Cà gai leo 30,2 34,2 41,1

5 Cây dược liệu khác (Mạch môn,

chùm ngây, hà thủ ô, gấc, ...) 30,4 25,3 17,8

( Nguồn: Tổng hợp từ điều tra )

Khống sản: Có một số loại khống sản như pirit, quắc zít, cao lanh, sắt, than…

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Điều kiện kinh tế

Thanh Sơn có vị trí đắc địa, được thiên nhiên ưu đãi, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, dược liệu, du lịch, có những thắng cảnh tuyệt đẹp như đồi chè xanh ngút ngàn, thác nhiều tầng, hệ thống cọn nước, nhiều làng nghề chế biến nơng lâm sản, đặc sản q hiếm, có nhiều loại cây thuốc phục vụ điều trị bệnh; đặc biệt thuốc nam của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây hiệu quả điều trị bệnh về gan, thận, dạ dày…. rất tốt, giá thành lại rẻ phù hợp với người có thu nhập thấp.

Chỉ tiêu đánh giá về kinh tế tại huyện Thanh Sơn được thống kê tại bảng 2.5 sau:

Bảng 2.5: Chỉ tiêu đánh giá về kinh tế của huyện Thanh Sơntừ 2017-2019

STT Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019

1 Giá trị tăng thêm (tính theo giá 2010) Tỷ đồng 1.708,4 1.832,2 2.013,8

Trong đó:

- Cơng nghiệp xây dựng Tỷ đồng 337,8 384 424,7

- Nông lâm nghiệp thuỷ sản Tỷ đồng 720,7 751,6 782,6

- Dịch vụ thương mại Tỷ đồng 650 696,7 806,5

2 Cơ cấu kinh tế (theo giá thực tế)

- Nông lâm nghiệp % 40,96 39,7 38,2

- Dịch vụ % 39,45 39,5 40,8

- Công nghiệp xây dựng % 19,59 20,8 21,0

3 Giá trị tăng thêm bình quân đầu người trên 1ha đất canh tác và NTTS

Triệu đồng/ người/

năm 21 24,5 26

4 Giá trị sản phẩm bình quân trên 1ha

đất canh tác và nuôi trồng thuỷ sản Triệu đồng 98 100 100

5 Sản lượng cây lương thực có hạt Tấn 49.896 47.123,9

6 Sản lượng cây lương thực có hạt bình

qn đầu người kg 400,4 375,49

7 Tỷ lệ đường giao thông nơng thơn

được cứng hố % 63 65,08 68,1

8 Số doanh nghiệp hoạt động SXKD Doanh nghiệp 182 206

9 Số hợp tác xã Hợp tác xã 11 13

2.1.2.2. Điều kiện xã hội và môi trường

Thanh Sơn là nơi giao thao văn hoá Việt - Mường, có khoảng gần 60% đồng bào dân tộc thiểu số với những nét văn hố đa dạng, ln giữ gìn và phát huy bản sắc văn hố dân tộc của mình, đồn kết, kiên cường; cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, phát huy truyền thống quê hương đất tổ. Là một vùng đất cổ giàu truyền thống, nhiều di tích lịch sử, văn hố, lễ hội đặc trưng của các dân tộc thiểu số. Đánh giá chỉ tiêu về xã hội và môi trường tại huyện Thanh Sơn trong 3 năm (2017-2019) tại Bảng 2.6 sau:

Bảng 2.6: Các chỉ tiêu xã hội và môi trường tại huyện Thanh Sơn từ năm 2017-2019

STT Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019

1 Chỉ tiêu về xã hội

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,13 1,1 1,08

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm % 2,48 2,81 2,21

- Tỷ lệ lao động có việc làm % 91 92,3 93,2

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo và được truyền nghề

%

52 53 54,1

- Xã đạt chuẩn nông thôn mới xã 2 3 4

2 Chỉ tiêu về môi trường

- Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh % 92,07 92,01 95,5

- Tỷ lệ che phủ rừng % 50 50 50

( Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ 2019 )

2.1.2.3. Dân số và lao động

Thống kê về dân số và lao động của huyện Thanh Sơn 3 năm trở lại đây tổng hợp tại bảng 2.7 sau:

Bảng 2.7: Dân số và lao động của huyện Thanh Sơn từ 2017-2018 STT Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 Ghi chú STT Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 Ghi chú 1 Diện tích tồn huyện Km2 621,1 621,1 Năm 2019 chưa có số liệu

2 Dân số trung bình Người 136.010 136.549

- Tỷ suất sinh thêm % 16,09 15,57

- Tỷ suất chết % 6,28 5,11

3 Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm

việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo % 17,2 17,3

4 Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm

- Tổng số Nghìn 66,4

- Trong đó: Nghìn

+ Nhà nước Nghìn 3,9

+ Ngồi nhà nước Nghìn 61,1

+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngồi Nghìn 1,4

- Chia theo ngành nghề Nghìn

+ Nơng lâm nghiệp thuỷ sản Nghìn 48,2

+ Cơng nghiệp và xây dựng Nghìn 7,8

+ Dịch vụ Nghìn 10,4

( Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ 2019 )

Qua bảng cho thấy:

- Tổng dân số bình qn tồn huyện tính đến 2018 là 136.549 người. Số người trong độ tuổi lao động 66.400 người, chiếm 46,87%.

- Trong cơ cấu lao động đối tượng làm nơng lâm nghiệp chiếm 72,59% (48,2 nghìn người) cơ cấu lao động. Đây là những tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế.

Qua đây cho thấy,nguồn nhân lực khá dồi dào, các điều kiện về hạ tầng tương đối thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ các sản phẩm nông sản, mặc dù chất lượng lao động chưa cao, chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo, tuy nhiên, đây là tiềm năng lao động lớn, đủ điều kiện thực hiện xây dựng các dự án phát triển nông nghiệp, nơng thơn.

2.1.3. Những thuận lợi, khó khăn của huyện

2.1.3.1. Thuận lợi

Năm 2017-2019, là những năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016 -2020). Kinh tế của huyện được dự báo tiếp tục duy trì ổn định và phát triển; các mơ hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trong sản xuất nơng nghiệp bước đầu hình thành; ngành chăn ni từng bước được phục hồi. Các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới, xây dựng trường chuẩn Quốc gia được thực hiện đảm tiến độ; công tác bồi thường GPMB được triển khai thực hiện có hiệu quả; các ngành thương mại, dịch vụ phát triển ổn định, thị trường hàng hóa đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng; an sinh xã hội được đảm bảo; tình hình chính trị, TTATXH được giữ vững.

Những năm gần đây huyện không ngừng đổi mới cơng nghệ, tự động hố trong khâu chế biến, tăng tỷ lệ cơ giới hoá; đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ vào phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp chất lượng cao. Điển hình như, đầu tư hệ thống tưới nước tiết kiệm công nghệ Israel cho vườn cam, thiết bị bay không người lái phun thuốc trừ sâu, máy cấy, máy gặt lúa liên hợp, máy bóc gỗ làm ván ép, máy hút chân khơng đóng gói chè khơ; sử dụng chế phẩm vi sinh cải tạo đất, xử lý chất thải chăn ni, ủ phân chuồng,...

Nhiều chương trình nơng nghiệp trọng điểm, đề tài khoa học và cơng nghệ có hiệu quả, thiết thực đi vào cuộc sống như 4 đề án sản xuất nông nghiệp lớn của huyện (sản xuất lương thực, kinh tế đồi rừng, chăn ni trâu bị chất lượng cao, thu gom xử lý rác thải). Diện tích trồng bưởi tăng nhanh, nông thôn mới đạt kết quả xuất sắc. Năng suất, sản lượng cây trồng tăng rõ rệt cả về chất và lượng. Khơng ngừng đẩy mạnh chuyển hố diện tích trồng rừng gỗ lớn; mở rộng diện tích lúa chất lượng cao, lúa đặc sản địa phương, lúa sản xuất hữu cơ, rau trái vụ và phát triển mạnh trồng cây dược liệu theo hướng xanh, sạch, bền vững.

2.1.3.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội cịn phải đối mặt với khơng ít khó khăn, thách thức đó là tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới và khu vực diễn biến phức tạp. Các tai nạn, tệ nạn xã hội còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp; nội lực nền kinh tế; chất lượng nguồn nhân lực, chưa đáp ứng yêu cầu; việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn nhỏ lẻ, thiếu đầu ra cho sản phẩm; Đời sống của một bộ phận nhân dân nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa cịn nhiều khó khăn.

Biến đổi khí hậu làm thời tiết cực đoan, diễn biến phức tạp, bất thường và khó lường. Thiên tai, bão lũ, ngập lụt sẩy ra thường xuyên, nhất là trận lũ lịch sử năm 2018 làm ngập cả thị trấn Thanh Sơn (tiền lệ chưa bao giờ có). Trên cây trồng nhất là ngô bị sâu keo, cây bồ đề bị sâu xanh ăn lá phá hoại nặng rất khó dập dịch. Chăn ni lợn mấy năm liền thịt hơi bán ra giá quá thấp, sau đó lại bị dịch tả châu phi hồnh hành làm cho ngành nơng nghiệp có nhiều gia đình phá sản. Tồn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật khá phổ biến, bỏ ruộng chưa được hướng dẫn chuyển đổi, một số mơ hình chưa bền vững, hết hỗ trợ khơng thực hiện. Lao động chủ yếu thu hút vào ngành nghề có thu nhập cao, thiếu nghiêm trọng với ngành nông nghiệp. Cây dược liệu mới bắt đầu được người dân quan tâm đến trồng tại nhà nên kinh nghiệm sản xuất và chế biến còn rất hạn chế. Các cấp, các ngành và nhân dân các dân tộc trong huyện cần nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, đẩy mạnh phát triển theo dạng đa chiều mới góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Điều tra thực trạng cây Cà gai leo trên địa bàn huyện Thanh Sơn. - Đánh giá hiệu quả kinh tế từ trồng cây Cà gai leo trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu Khóa luận Giải pháp phát triển cây cà gai leo (Solanum procumben lour.) trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)