THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu Đề tài : chứng khoán việt nam pdf (Trang 44 - 86)

NGHIỆP TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN CÔNG THƯƠNG

Trong tình hình chung của nền kinh tế Việt Nam với xu hướng cổ

phần hóa mạnh mẽ hiện nay, các Công ty chứng khoán đa phần tập trung

vào lĩnh vực tư vấn cho các công ty. Lĩnh vực này là mảnh đất chủ yếu

trong lãnh vực tư vấn để các Công ty chứng khoán tìm kiếm lợi nhuận.

Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp của IBS trong thời gian qua đã có nhiều bước tiến đáng kể theo kịp sự phát triển của thị trường chứng khoán

Việt Nam. IBS cung cấp nhiều loại hình dịch vụ khác nhau thoả mãn nhu cầu từ phía khách hàng. Trong hơn 5 năm hoạt động, IBS đã tạo cho mình một mạng lưới khách hàng đủ mạnh tạo tiền đề để phát triển các nghiệp vụ

khác của công ty.

3.1. Tư vấn trọn gói

Đáng ghi nhận tại IBS là đã cung cấp một loại hình dịch vụ trọn gói

từ việc xác định giá trị doanh nghiệp, sau đó lên phương án cổ phần hoá

cho doanh nghiệp và tư vấn bán đầu giá cổ phần ra công chúng.

Một số khách hàng chủ yếu của IBS trong dịch vụ này phải kể đến

như:

- Công ty Cổ phần thiết bị phụ tùng Hà Nội

- Công ty Cổ phần điện máy Hà Nội

- Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khánh Hội

- Công ty Vật tư thiết bị và xây dựng Công trình giao thông - Công ty Xuất nhập khẩu máy Hà Nội

- Công ty kho vận và Dịch vụ thương mại

- Công ty cổ phần Kính mắt Hà Nội

- Công ty Cổ phần Tribeco

- Công ty Nhiệt điện Phả Lại

- Điện lực Khánh Hoà - Công ty Cao su Sao Vàng

- Xí nghiệp Xây lắp điện

- Tổng Công ty Vật tư Nông nghiệp

- Công ty ứng dụng phát triển phát thành truyền hình - Công ty Điện tử Bình Hoà

- Công ty phát hành sách TP. Hồ Chí Minh

- Điện lực Tây Ninh

- Công ty Bóng đèn phích nước Rạng Đông - Công ty Xà phòng Hà Nội

- Công ty Phụ tùng

- Công ty Dược phẩm An Giang

- Công ty Vàng bạc đá quý Bến Thành

- Trung tâm thiết kế điện – Công ty điện lực Hà Nội

- Công ty Xe và máy TP. Hồ Chí Minh

-...

Tất cả các công ty và doanh nghiệp trên khi tìm đến IBS đều được tư

vấn kỹ lưỡng, nhanh chóng. Để hiểu rõ hơn về dịch vụ tư vấn trọn gói của

IBS ta lấy ví dụ của công ty Cao su Sao Vàng (SRC) để phân tích.

SRC được thành lập theo Quyết định số 215/QĐ/TCNSĐT ngày 05/05/1993 của Bộ Công Nghiệp Nặng, trực thuộc Tổng Công ty Hoá chất

Việt Nam, là đơn vị hạch toán độc lập. Công ty đã đạt được nhiều giải

thưởng uy tín, đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000.

SRC hoạt động theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 108462 do Trọng tài kinh tế TP. Hà Nội cấp ngày 15/5/1993, ngành nghề kinh doanh hiện tại

gồm: Công nghiệp sản xuất sản phẩm cao su; Xuất nhập khẩu phục vụ

ngành sản xuất công nghiệp cao su; Chế tạo và lắp đặt máy, thiết bị dùng gia công các mặt hàng cao su. Sản phẩm dịch vụ chủ yếu là các sản phẩm

cao su đặc biệt là săm lốp. Trước thời điểm cổ phần hoá giá trị thực tế của

Bảng 6: Kết quả kinh doanh của công ty Cao su Sao Vàng trước cổ phần hoá Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 1 Nguồn vốn Nhà nước 91.617 91.601 95.243 49.295 2 Nợ phải trả 270.345 338.561 440.790 472.500 3 Nợ phải thu 42.345 32.530 57.824 63.060 4 Doanh thu 370.228 434.537 536.190 628.976 5 Tổng chi phí 369.397 434.238 535.301 628.729 6 Lợi nhuận trước thuế 831 300 892 247 7 Lợi nhuận sau thuế 561 204 642 178 8 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế

trên vốn Nhà nước (%) 0,62 0,22 0,67 0,36

9 Tổng quỹ lương 45.547 42.304 49.321 47.000 10 Lao động (người) 2.837 2.805 2.500 2.179 11 Thu nhập (1000đ/ng/tháng) 1.275 1.256 1.415 1.450

(Nguồn: Phương án cổ phần hoá 2005 – IBS) Trước diễn biến của nền kinh tế, căn cứ quyết định số 88/2005/QĐ-TTg ngày 28/4/2005 của Thủ Tướng Chính phủ về việc điều chỉnh sắp xếp đối

với một số công ty thuộc tổng công ty Hoá chất Việt Nam đến 2006. Doanh

nghiệp chọn hình thức cổ phần hoá theo quyết định tại Điều 3 Nghị định số

187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển công ty

Nhà nước thành công ty cổ phần là Bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại

doanh nghiệp và chọn IBS là công ty tư vấn cho mình.

Quá trình thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp của IBS cho

công ty Cao su Sao Vàng

Những căn cứ để IBS thực hiệnxác định giá trị doanh nghiệp

- Nghị đinh 187, thông tư 126

- Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài Chính về việc ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định...

- Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của chính phủ về

phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.

- Báo cáo tài chính cho kỳ kế toán kết thúc ngày 31/07/2005 ở công

ty Cao su Sao Vàng

- Báo cáo kiểm kê thực tế tài sản của công ty tại thời điểm 0h ngày 01/08/2005

IBS sử dụng phương pháp định giá là phương pháp giá trị tài sản,

xác định giá trị công ty Cao su Sao Vàng trên cơ sở giá trị thực tế của toàn bộ tài sản hữu hình, vô hình tại thời điểm 0h ngày 01/08/2005. Đối với tài sản hiện vật chỉ đánh giá những tài sản tiếp tục sử dụng sau khi chuyển

thành công ty cổ phần; không đánh giá những tài sản doanh nghiệp không

cần dùng, tài sản ứ đọng, tài sản chờ thanh lý; giá trị thực tế của tài sản được xác định trên cơ sở giá trị thực tế và chất lượng tài sản tại thời điểm định giá. Còn tài sản phi hiện vật sẽ căn cứ các biên bản đối chiếu, thư xác nhận, hồ sơ chứng từ gốc, sổ kế toán và báo cáo tài chính tại thời điểm 0h

ngày 01/08/2005.

Các chuyên viên của IBS nắm bắt rõ các số liệu của công ty, lên kế

hoạch và đưa ra phương pháp tính cụ thể.

B1: Đối với tài sản cố định và đầu tư dài hạn:

Nhà cửa,vật kiến trúc: được xác định bằng giá trị còn lại theo tỷ lệ %

chất lượng còn lại so với giá tài sản cố định mua sắm hoặc mới đầu tư xây dựng. Trong đó nguyên giá tính theo giá trị thị trường, nếu hoàn thành đầu

tư xây dựng từ 31/07/2002 đến 31/07/2005 và có báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã được phê duyệt của tổng công ty Hoá chất thì lấy theo giá tị của báo cáo quyết toán, nếu chưa có thì lấy số liệu trên báo cáo tài chính tại 31/07/2005 và sổ sách kế toán. Nếu hoàn thành trước

phương nơi có nhà cửa vật kiến trúc cần định giá lại. Trường hợp nguyên giá tính theo giá trị thị trường < giá trị sổ sách thì lấy giá trị sổ sách.

Máy móc, thiết bị, tài sản cố định khác, và phương tiện vận tải xác định bằng giá trị còn lại theo tỷ lệ % so với nguyên giá tài sản cố định.

Nguyên giá là giá trị thị trường tại thời điểm định giá và tỷ lệ % còn lại đánh giá theo hiện trạng sử dụng. Tổng tài sản cố định theo sổ sách

211.016.246.848VNĐ, xác định lại: 217.740.353.340VNĐ, chênh lệch

6.724.106.492VNĐ. Cùng với các khoản đầu tư tài chính dài hạn, chi phí

xây dựng cơ bản dở dang, chi phí trả trước dài hạn thì tổng tài sản cố định

và đầu tư dài hạn sau khi nhà tư vấn hiệu chỉnh là 291.483.599.120VNĐ. B2: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn:

Tiền mặt tại quỹ lấy theo giá trị biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt ngày 31/07/2005: 3.215.190.000VNĐ. Tiền gửi ngân hàng lấy theo biên bản xác

nhận số dư ngày 01/08/2005 của ngân hàng, đối với các khoản tiền gửi

bằng ngoại tệ thì quy đổi ra VNĐ theo tỷ giá trung bình mua bán ngoại tệ

trên thị trường liên ngân hàng 01/08/2005 do ngân hàng Nhà nước công bố:

5.998.587.960VNĐ. Chuyên viên tư vấn còn xác định các khoản phải thu,

hàng hoá vật tư tồn kho, nguyên vật liệu, thành phẩm... dựa trên hoá đơn mua hàng tại thời điểm gần 31/07/2005. Cùng với các tài sản lưu động khác

thì tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của công ty sau khi được các

chuyên viên đánh giá lại: 257.821.378.941VNĐ.

B3: Sau đó xác định quyền sử dụng đất theo khung giá đất tại các đối

tượng do chính phủ quy định

B4: Tiếp đến là xác định nợ thực tế phải trả: gồm phải trả người bán,

phải trả người mua trả tiền trước, thuế và các khoản phải trả, phải nộp Nhà nước, phẩi trả công nhân viên, các đơn vị nội bộ... được thể hiện trên báo cáo tài chính và sổ sách kế toán đã được đối chiếu xác nhận tới từng đối

tượng, hoặc kiểm tra thay thế để xác định đúng. B5: Xác định số dư quỹ khen thưởng, phúc lợi

B6: Giá trị lợi thế kinh doanh: đây là một thứ tài sản vô hình rất khó

xác định chính xác, các chuyên viên tư vấn chỉ có thể tính ra được một giá

trị tương đối. Theo thông tư 126:

Trong đó:

Theo đó giá trị lợi thế kinh doanh của công ty Cao su Sao Vàng được các nhà tư vấn của công ty chứng khoán Công thương đánh giá bằng (-5.786.063.931VNĐ).

B7: Xác định những tài sản không cần dùng

B8: Xử lý tài chính: Quỹ dự phòng tài chính và 100% lợi nhuận sau

thuế còn lại được sử dụng để bù đắp các khoản tổn thất về tài sản không

cần dùng.

Cuối cùng nhân viên tư vấn của IBS xác định nguyên nhân của

những tăng giảm về tài sản, các khoản phải thu, hàng tồn kho, số dư tiền

mặt, những tài sản không được tính vào giá trị của công ty. Từ đó, họ sẽ đưa ra các giải pháp cụ thể để xử lý tài chính. Tổng kết quá trình xác định

giá trị công ty Cao su Sao Vàng là một bản nhận xét, kiến nghị các giải

pháp cho công ty.

= Giá trị p hần vố n Nhà nước tại D N theo sổ sách kế to án tạ i thờ i điểm đ ịnh g iá Lã i suất trá i p hiếu k ỳ hạn 10 năm tại thờ i điểm gần nhất  x Tỷ su ất lợ i n hu ậ n

sau thuế trên vố n

Nhà nước bìn h qu ân tr o ng 3 năm trước cổ p hần ho á _  Giá trị lợ i t hế kinh do anh củ a do anh nghiệp Tỷ su ất lợ i n hu ậ n

sau thuế trên vố n

Nhà nước bìn h qu ân tr o ng 3 năm trước cổ p hần ho á

=

Lợ i n hu ậ n sau thu ế bình q u ân 3 năm liề n kề trư ớc cổ p hần ho á

Vố n Nhà nước t heo sổ kế to á n

b ình q u ân liề n kề tr ước khi cổ

p hần ho á

100% x

Bảng 7: Giá trị của công ty sau khi xác định

Đơn vị: đ ồng

Giá trị thực tế của Công ty Giá trị phần vốn Nhà nước

Trên sổ sách tại 31/07/2005:

543.414.802.427

Trên sổ sách:

74.371.065.232 Thực tế xác định lại: 553.425.102.535 Thực tế: 83.944.598.576 Chênh lệch do xác định lại: 10.010.300.108 Chênh lệch: 9.573.533.344

(Nguồn: Phương án cổ phần hoá 2005 – IBS)

Xây dựng phương án cổ phần hoá

Sau khi Bộ công nghiệp có quyết định công bố giá trị doanh nghiệp

của công ty, theo yêu cầu từ phía SRC; IBS tiếp tục xây dựng phương án cổ

phần hoá cho công ty.

B1:Hình thức cổ phần hoá được hai bên thống nhất đó là Bán một

phần vốn Nhà nước hiện có tại Doanh nghiệp. Tên gọi của công ty Cao su

Sao Vàng sẽ đổi thành công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng (tên viết tắt:

SRC). SRC sẽ xây dựng cơ cấu vốn điều lệ và được Bộ Công nghiệp phê duyệt, có sự tư vấn tham khảo từ phía IBS. Trên cơ sở giá trị thực tế của

doanh nghiệp và giá trị thực tế phần vốn Nhà nước, nhân viên tư vấn sẽ xác định lại vốn điều lệ của công ty cổ phần là: 49.048.000.000 VNĐ, mệnh giá

mỗi cổ phần là 10.000VNĐ, số lượng cổ phần phát hành: 4.904.800 cổ

phần. Việc xác định số lượng cổ phần rất quan trọng, nhân viên tư vấn phải

cân nhắc để có được một con số hợp lý cho doanh nghiệp.

B2: Xác định cơ cấu cổ phần

Căn cứ tình hình thực tế của doanh nghiệp và nhu cầu mua cổ phiếu, dự kiến phương án bán cổ phần như sau: phương án số cổ phần bán đấu giá

ra bên ngoài doanh nghiệp cổ phần hoá tối thiểu là 20% vốn điều lệ, số cổ

phần ưu đãi cho nhà đầu tư chiến lược là 2,4%, số cổ phần Nhà nước là 51%, số cổ phần ưu đãi cho người lao động là 26,6% tổng số cổ phần.

Xác định số lao động có tên trong danh sách thường xuyên ở thời điểm quyết định cổ phần hoá. Sau đó điều chỉnh xác định lại số lao động

chuyển sang công ty cổ phần, và số lao động dôi dư.

Theo Nghị định 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 và Bộ luật lao động, nhân

viên tư vấn sẽ dự toán kinh phí trả cho số lao động dôi dư. Và dự toán chi

phí đào tạo lại cho số lao động được chuyển sang công ty cổ phần.

B4: Thời gian, cơ quan bán cổ phần và giá khởi điểm

- Thời gian: 11/2005

- Phương thức phát hành cổ phần: bán đấu giá qua tổ chức tài chính trung gian là IBS

- Giá khởi điểm cổ phần bán ra bên ngoài: 10.050 VNĐ/1 cổ phần

B5: Kế hoạch sử dụng tiền thu từ bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước

do nhân viên tư vấn đối chiếu và xác định.

Bảng 8: Kế hoạch sử dụng tiền thu từ bán cổ phần SRC

Đơn vị: đồng

STT Nội dung Tổng số

1 Giá trị phần vốn Nhà nước sẽ bán ra 49.048.271.737

2 Chênh lệch do bán đấu giá cổ phần(giá khởi điểm và mệnh giá) 120.167.600

3 Giá trị cổ phần Nhà nước 25.014.480.000

4 Giá trị ưu đãi cho người lao động 5.235.615.840

5 Giá trị ưu đãi cho nhà đầu tư chiến lược 241.20.000

6 Chi phí cổ phần hoá 400.000.000

7 Chi phí đào tạo lại 329.700.000

8 Trợ cấp mất việc làm cho lao động dôi dư 132.067.250

9 Nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp của

Tổng công ty Hóa chất Việt Nam (9=1+2-3-4-5-6-7-8) 17.815.376.247

(Nguồn: Phương án cổ phần hoá của IBS)

B6: IBS xây dựng chiến lược đầu tư kinh doanh sau cổ phần hoá cho

rộng thị trường tiêu thụ, phát triển sản xuất kinh doanh ... phụ thuộc tình hình kinh tế cũng như nội lực của công ty cổ phần.

B7: Dự kiến kế hoạch thực hiện chỉ tiêu sản xuất kinh doanh sau cổ

phần hoá

Bảng 9: Kế hoạch thực hiện sản xuất kinh doanh của SRC sau

cổ phần hoá Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Vốn điều lệ 49.048 49.048 49.048 Doanh thu 690.820 794.443 913.609 Nộp ngân sách 16.744 17.500 19.500

Lợi nhuận trước thuế 7.500 8.200 10.300

Lợi nhuận sau thuế 7.500 8.200 8.858

Lao động (người) 1.510 1.510 1.510

Thu nhập bình quân

(1000đ/người/tháng) 1.600 1.600 1.700

Cổ tức hàng năm 11% 12% 13%

(Nguồn: Phương án cổ phần hoá của IBS)

B8: Đưa ra các giải pháp thực hiện kế hoạch về mô hình tổ chức, giải

pháp sản xuất, kỹ thuật, nhân sự lao động và tài chính.

Nếu thấy hợp lý, SRC sẽ thực hiện, gửi công văn, quyết định đến các

cấp cơ quan cơ thẩm quyền công nhận công ty mình chính thức trở thành công ty cổ phần. Nếu còn nhiều vấn đề tranh cãi, SRC tiếp tục thoả thuận

với IBS đến khi phương án hoàn toàn được chấp nhận.

Một phần của tài liệu Đề tài : chứng khoán việt nam pdf (Trang 44 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)