Cơ sở pháp lý

Một phần của tài liệu Đề tài : chứng khoán việt nam pdf (Trang 41 - 42)

Khi thực hiện bất cứ một loại hình kinh doanh nào, quy định của

khung pháp lý luôn là cơ sở đầu tiên được xem xét đến bởi lẽ một điều đơn giản rằng nếu pháp luật không cho phép hoạt động kinh doanh đó diễn ra

thì công ty không thể hoạt động trong lĩnh vực đó được. IBS khi kinh doanh chứng khoán nói chung và thực hiện hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp nói riêng đều cân nhắc thực hiện theo đúng các quy định và thủ tục của khung pháp lý.

Cơ sở pháp lý ở đây không chỉ đơn thuần là các văn bản, quy phạm

pháp luật về chứng khoán mà nó bao gồm tất cả các văn bản, quy phạm,

pháp luật quy định về các chủ thể cũng như các vấn đề có liên quan như

luật doanh nghiệp, luật đầu tư trực tiếp nước ngoài... Văn bản pháp luật cao

nhất hiện vẫn có hiệu lực thi hành về chứng khoán ở Việt Nam hiện nay là các Nghị định như Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của

Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho cái nhìn tổng

quan nhất về thị trường, Nghị định số 161/2004/NĐ-CP ngày 07/09/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán

và thị trường chứng khoán. Dưới đó là các thông tư hướng dẫn, các quyết định có liên quan như thông tư 60/2004/TT-BTC ngày 18/06/2004, thông tư 75/2004/TT-BTC ngày 23/07/2004 của Bộ Tài Chính hướng dẫn việc

phát hành cổ phiếu và trái phiếu ra công chúng, quyết định số 60/2004/QĐ- BTC ngày 15/07/2004 của Bộ Tài Chính về việc ban hành quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán.

Doanh nghiệp cổ phần - tổ chức phát hành là một trong những đối

tượng cùng một lúc có thể chịu sự chi phối của nhiều bộ luật khác nhau như

Luật doanh nghiệp Nhà nước, luật doanh nghiệp, luật thuế thu nhập doanh

khoán. Việc thực hiện chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần

chịu sự chi phối của Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 và thông tư hướng dẫn số 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004. Cụ thể trong Nghị định và thông tư này sẽ hướng dẫn việc xác định giá trị doanh nghiệp, lên phương án cổ phần hoá và thực hiện bán đấu giá cổ phần ra công chúng.

Nghị định 48 nay được thay thế bởi Nghị định 144 sẽ quy định việc niêm yết hoặcđăng ký giao dịch chứng khoán tại các trung tâm giao dịch chứng

khoán, và điều chỉnh hoạt động thâu tóm, sáp nhập doanh nghiệp. Ngoài ra còn một số các văn bản pháp luật khác có liên quan. Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp của các Công ty chứng khoán nói chung và của công ty

chứng khoán ngân hàng Công thương nói riêng vì thế đều phải căn cứ vào khung pháp lý để thực hiện.

Một phần của tài liệu Đề tài : chứng khoán việt nam pdf (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)