Định hướng phát triển chung của thị trường chứng

Một phần của tài liệu Đề tài : chứng khoán việt nam pdf (Trang 65 - 67)

Nam.

Định hướng phát triển của thị trường chứng khoán chính là đường

dẫn để các hoạt động của công ty chứng khoán phát triển.

Trên cơ sở những kết quả xây dựng nền tảng thị trường chứng khoán

Việt Nam có sự quản lý của Nhà nước 5 năm qua và căn cứ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, phát triển ngành Tài chính giai đoạn 2006-2010, Uỷ

ban chứng khoán Nhà nước dự kiến mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu ngành chứng khoán phấn đấu và phát triển trong giai đoạn 2006-2010 nhằm thực

hiện mục tiêu chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến 2010 đã

được Thủ tướng chính phủ phê duyệt: “Mục tiêu cơ bản của thị trường

chứng khoán trong 5 năm tới là phấn đấu trở thành kênh huy động vốn đầu

tư hiệu quả và góp phần năng cao tính minh bạch của nền kinh tế, đáp ứng

yêu cầu hội nhập. Về chỉ tiêu định lượng phấn đấu đến năm 2010 tổng giá

trị thị trường chứng khoán niêm yết đạt 10-15% GDP”

Để có thể đạt được mục tiêu trên, nhất thiết phải tập trung đẩy mạnh

các nhiệm vụ và tăng cường hoạt động của các Công ty chứng khoán trên thị trường, đặc biệt phải tập trung phát triển nguồn hàng hoá cho thị trường

chứng khoán. Phải tăng số lượng và chất lượng cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán thông qua gắn cổ phần hoá hoanh nghiệp Nhà nước (đặc biệt

trường chứng khoán, chú trọng phát triển hàng hoá, tăng cường tính công

khai minh bạch của doanh nghiệp. Vì vậy, thời gian tới căn cứ Chương trình cải cách doanh nghiệp Nhà nước, xây dựng và thực hiện kế hoạch gắn

kết cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước với việc niêm yết, đăng ký giao dịch tại các trung tâm chứng khoán, xoá bỏ tình trạng cổ phần hoá

khép kín trong nội bộ doanh nghiệp; chuyển đổi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành công ty cổ phần và niêm yết trên thị trường chứng

khoán; bán bớt cổ phần Nhà nước không cần nắm giữ tại các công ty niêm yết theo Danh mục lĩnh vực, ngành nghề chính phủ quy định.

Chính định hướng này của thị trường đã khuyến khích các hoạt động

của công ty chứng khoán phát triển, đặc biệt các dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp. Hiện nay mới chỉ có 35 công ty và 1 chứng chỉ quỹ niêm yết

tại trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và có 10 công ty đăng ký giao dịch cổ phiếu tại trung tâm giao dịch thành phố Hà Nội,

cùng hàng trăm loại trái phiếu chính phủ. Con số trên là khá khiêm tốn so

với tiềm lực của thị trường. Cung hàng hoá trên thị trường còn quá ít để

nhà đầu tư lựa chọn. Giai đoạn 2006-2010 dự báo là giai đoạn bùng nổ về

số lượng nhà đầu tư tìm đến thị trường, số lượng tài khoản đặc biệt là tài khoản cá nhân sẽ tăng mạnh vì vậy chiến lược chung của thị trường chứng

khoán Việt Nam sẽ phải nhanh chóng tăng lượng hàng hoá cho thị trường. Định hướng này đã tạo đà cho các công ty chứng khoán phát triển hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp - một hoạt động gián tiếp tạo ra những

loại hàng hoá có chất lượng cho thị trường. Sự lớn mạnh của các Công ty

chứng khoán nói chung và sự phát triển của hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp nói riêng là nhân tố quan trọng kích thích cho thị trường

chứng khoán tăng trưởng bền vững. IBS là một công ty chứng khoán cung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cấp loại hình dịch vụ này, hơn nữa lại là một công ty có uy tín trên thị

trường; do đó, nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp là một định hướng phát triển của IBS.

Một phần của tài liệu Đề tài : chứng khoán việt nam pdf (Trang 65 - 67)