Kiến nghị với Chính phủ và các bộ liên quan

Một phần của tài liệu Đề tài : chứng khoán việt nam pdf (Trang 76 - 78)

Về phía Chính phủ cần có sự quan tâm hơn nữa về thị trường chứng

khoán, tạo ra những ưu đãi về thuế cho các nhà đầu tư cũng như công ty cổ

phần một cách lâu dài và chắc chắn để kích thích họ tham gia thị trường.

Song song với việc này, Chính phủ cũng cần thúc đẩy nhanh tiến trình cổ

phần hoá, đồng thời tạo ra những chính sách bình đẳng giữa các công ty cổ

khoán để tăng nguồn cung cho thị trường chứng khoán, tạo ra một nguồn

khách hàng ổn định cho nghiệp vụ tư vấn.

Thị trường chứng khoán là đặc trưng của nền kinh tế thị trường và là biểu hiện của thị trường tài chính bậc cao, đồng thời là một thị trường chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, nhạy cảm với mọi diễn biến trong nền kinh tế. Để

nâng cao hiệu lực, đảm bảo tính ổn định về mặt pháp lý cho các hoạt động

của Công ty chứng khoán, Chính phủ nên nhanh chóng ban hành Luật

chứng khoán Việt Nam. Sửa đổi nghị định 144 về chứng khoán và thị

trường chứng khoán cùng các Thông tư hướng dẫn thực hiện sao cho phù hợp với các văn bản pháp lý khác có liên quan, và phù hợp với tình hình nền kinh tế nước ta. Tạo ra sự đồng nhất về cách thức thực hiện các hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp trong tất cả các văn bản, quy định,

Nghị định, thông tư.

Trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp, việc điều chỉnh giá trị

gây cho nhân viên tư vấn rất nhiều khó khăn. Các phương pháp tính mà Công ty chứng khoán hay thực hiện như phương pháp giá trị tài sản và phương pháp chiết khấu dòng tiền thường mang lại các kết quả khác nhau, số chênh lệch là rất lớn, điều này cũng là nguyên nhân khiến tiến trình cổ

phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước bị chậm lại. Do đó, Chính phủ nên có biện pháp can thiệp để hoàn chỉnh phương pháp xác định, kèm theo sự

hướng dẫn cụ thể của Bộ tài chính.

Chính phủ cần xem xét quyết định giữ 51% cổ phần tại các doanh

nghiệp cổ phần hoá làm phần vốn Nhà nước và bổ xung các chính sách phù hợp để quản lý phần vốn này một cách có hiệu quả mà vẫn đảm bảo được

tính tự chủ của doanh nghiệp.

Khi xử lý tài chính trước và sau khi cổ phần hoá Chính phủ cần ban

hành và quy định cụ thể các tiêu chuẩn về các loại tài sản, công nợ. Tránh

Vấn đề về lao động dôi dư khi doanh nghiệp cổ phần hóa cũng nên

được Chính phủ và các bộ liên quan lưu ý. Cần có những chính sách ưu đãi hỗ trợ họ trong thời gian tìm việc khác, tránh tình trạng người lao động

không muốn cho doanh nghiệp cổ phần hoá, giảm lượng khách hàng đến

với các Công ty chứng khoán. Hiện nay, Nghị định 41 đã hết hiệu lực từ

ngày 31/12/205 do vậy các cơ quan chức năng cần phải có văn bản mới

thay thế nhằm thúc đẩy quá trình cổ phần hoá.

Các Bộ ban ngành có liên quan nên phối hợp với Chính phủ khuyến

khích và tạo điều kiện có các doanh nghiệp Nhà nước (trực thuộc Bộ mình)

đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá, thành lập ban chỉ đạo cổ phần hoá, nhanh

chóng đưa các công ty cổ phần lên niêm yết hoặcđăng ký giao dịch chứng

khoán tại các trung tâm giao dịch chứng khoán.

Một phần của tài liệu Đề tài : chứng khoán việt nam pdf (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)