7. Kết cấu của luận văn
1.2. Các nội dung xây dựng quan hệ lao động trong doanh nghiệp
1.2.1. Đối thoại tại nơi làm việc
Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO), đối thoại xã hội được định nghĩa như sau: ỘĐối thoại tại nơi làm việc là hình thức thương lượng, tham khảo ý kiến, hay là sự trao đổi thông tin giữa đại diện người sử dụng lao động và đại diện người lao động về những vấn đềcùng quan tâmỢ [28, tr.144].
Từ định nghĩa của ILO về đối thoại xã hội, từ đó ta có thể hiểu: đối thoại tại nơi làm việc là hình thức trao đổi thơng tin, tham khảo ý kiến giữa
NSDLĐ và NLĐ, tổ chức đại diện NLĐ về quyền, lợi ắch và các vấn đề khác
trong doanh nghiệp có liên quan đến hai bên.
Đối thoại tại nơi làm việc được tiến hành theo cơ chế hai bên, giữa
NLĐ hoặc tổ chức đại diện NLĐ và NSDLĐ nhằm trao đổi thông tin, thông báo kế hoạch, kết quả sản xuất kinh doanh, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của
NLĐ, tuyên truyền luật pháp, chế độ, chắnh sáchẦ Đây là một quá trình giao tiếp thường xuyên, mang tắnh tắch cực, cởi mở và chủ động giữa một bên là những NLĐ và một bên là những người quản lý.
Trong doanh nghiệp, nội dung chắnh của đối thoại thường xoay quanh các vấn đề mà các bên tham gia đối thoại cùng quan tâm như chắnh sách tiền
lương, tiền thưởng, trợ cấp, phụ cấp, các vấn đề về bảo hiểm xã hội, điều kiện làm việc, chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụẦChắnh vì vậy, mục đắch
của đối thoại tại nơi làm việc khơng chỉ là tìm hiểu xem giữa NLĐ và NSDLĐ có sự giao tiếp với nhau hay khơng mà đối thoại xã hội còn nhằm tăng cường hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi. Lợi ắch lâu dài của việc duy trì tốt đối thoại xã hội trong doanh nghiệp ở chỗ nó tác
động đến mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp, từ chất lượng sản phẩm, năng
suất lao động, đến việc giảm thiểu nguy cơ TCLĐ trong doanh nghiệp.
Về hình thức đối thoại thì có hai hình thức đối thoại trong doanh nghiệp
là: Đối thoại trực tiếp và đối thoại gián tiếp. Đối thoại trực tiếp: hai bên gặp mặt, trao đổi, thỏa thuận thông tin trực tiếp với nhau về các vấn đề cùng quan
tâm. Đối thoại gián tiếp: cuộc trao đổi thông tin được diễn ra dựa trên các văn
bản, giấy tờ hoặc các phương tiện khác như loa đài, hịm thư góp ýẦ mà hai
bên không cần gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp.
Vai trò của đối thoại xã hội rất quan trọng trong việc xây dựng QHLĐ
tại doanh nghiệp. Thông qua đối thoại, NSDLĐ có thể biết và cùng NLĐ giải quyết kịp thời những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình làm việc, hợp tác. Từ đó, họ sẽ cùng bàn bạc với nhau, thỏa thuận trên tinh thần hợp tác, tư vấn, giúp họ tiến tới sự nhất trắ trong các vấn đề liên quan và có thể đưa ra một giải pháp phù hợp được các bên chấp nhận. Cũng nhờ đối thoại, những mầm mống tranh chấp khơng đáng có được xử lý kịp thời, tăng cường sự thỏa mãn về lợi ắch giữa hai bên thông qua đối thoại, thương lượng, hạn chế mâu thuẫn giúp cho doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh và văn minh hơn.
Vì vậy, thực hiện đối thoại tại nơi làm việc hiệu quả sẽ là chìa khóa để
doanh nghiệp xây dựng QHLĐ hài hịa, ổn định, tiến bộ.