xác và còn gây tranh cãi:
Khi chúng ta xem xét quy định thu hồi đất trong một tổng thể các quan hệ pháp luật và đối chiếu quy định này với Hiến pháp 1992, Bộ Luật Dân sự 2005 thì thấy bản thân quy định này chứa đựng các mâu thuẫn. Bởi thực chất thu hồi đất là việc Nhà nước đứng ra lấy đất (tài sản) của chủ thể này trao cho chủ thể khác. Việc lấy đất chỉ bằng một quyết định hành chính như vậy rõ ràng khơng ổn, tiềm ẩn nhiều rủi do cho người dân. Mặt khác, trong quan hệ này, lợi ích của người dân bị thu hồi đất không được đảm bảo. Họ chỉ nhận được giá trị đền bù rẻ mạt, khơng tương xứng (thậm chí cách xa) giá chuyển nhượng đất đai trên thị trường. Yêu cầu sát giá thị trường của Nhà nước đôi khi giống như một khẩu hiệu hơn là để buộc các cơ quan và người có thẩm quyền thực thi. Vì thế, dư luận rất bất bình với một số chủ đầu tư ngay sau khi có đất liền đem bán ngay mảnh đất đó (bán dự án trao tay) với giá cao gấp hàng chục, hàng trăm lần, nhưng hầu như không bị chế tài nào.
Nguyên nhân của thực trạng này, một phần do chúng ta chưa hiểu thật đầy đủ bản chất về chế độ sở hữu đất đai. Hiến pháp năm 1992 quy định đất đai là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý. Tuy nhiên, về hình thức sở hữu thì sở hữu tồn dân rất mơ hồ, khó xác định chủ thể cụ thể. Hơn thế nữa, đất đai còn là một tài sản đặc biệt – và trong những trường hợp cụ thể, nó cịn là một loại hàng hóa mà nền kinh tế thị trường tự do, dù muốn hay không muốn cũng phải thừa nhận.
Một khi chúng ta thừa nhận đất đai là hàng hóa, là tài sản thì khơng thể coi việc lấy của người này trao cho người khác bằng một quyết định hành chính của Nhà nước là đương nhiên. Cần phải phân biệt về bản chất, mục đích, hậu quả các trường hợp thu hồi đất vì mục đích kinh tế so thu hồi đất vì mục đích an ninh, quốc phịng, lợi ích quốc gia và cơng cộng, để có cơ chế pháp luật điều chỉnh phù hợp hơn.