- Quy định thu hồi đất vì mục đích kinh tế trong Luật Đất đai 2003 mâu thuẫn với một số quy định pháp luật khác:
2.2.1. Những kết quả đạt được
Luật Đất đai năm 2003 cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành Luật tạo thành một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật khá hồn chỉnh, đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP cao trong nhiều năm, ổn định chính trị, xã hội trong thời gian qua.
Cùng với Luật Đất đai, Nghị định 84/2007/NĐ-CP (quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai), đã giải quyết hàng loạt vướng mắc trong quản lý đất đai. Nghị định này quy định chặt chẽ, minh bạch về thời hạn thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Điều 57 Nghị định 84 quy định, trong thời hạn không quá 3 ngày kể từ ngày nhận được phương án bồi thường đã được phê duyệt, các cơ quan chức năng phải niêm yết công khai về địa điểm chi trả bồi thường, mức bồi thường, hỗ trợ, về bố trí nhà và đất tái định cư (nếu có). Nghị định 84 cịn đưa ra hàng loạt biện pháp tháo gỡ đối với những dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư; dự án quan trọng do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, Nhà nước là cơ quan thu hồi đất để thực hiện các dự án khu dân cư (bao gồm dự
án hạ tầng khu dân cư, dự án nhà ở); trung tâm thương mại; khách sạn cao cấp (từ 3 sao trở lên). Nghị định số 84 làm rõ hơn trường hợp nhà đầu tư phải tự thương lượng với người dân (Khoản 2 Điều 38 Luật Đất đai 2003), đồng thời chính thức cho phép chính quyền được thu hồi đất mà nhà đầu tư chưa thương lượng được (sau 180 ngày kể từ ngày có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước cho phép thỏa thuận mà không thỏa thuận xong).
Thu hồi đất để phát triển kinh tế, xây dựng hạ tầng kinh tế-xã hội phục vụ nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia là một yêu cầu khách quan, sẽ còn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. Theo Báo cáo của Bộ TN&MT về tổng kết tình hình thi hành Luật Đất đai 2003 và định hướng sửa đổi Luật Đất đai (ngày 6/9/2012), thống kế chưa đầy đủ của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, sau hơn 8 năm triển khai thực hiện Luật Đất đai 2003, tổng diện tích đất đã thu hồi là 728 nghìn ha (trong đó có 536 nghìn ha đất nơng nghiệp) của 826.012 hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng và phát triển kinh tế. Các tỉnh, thành phố thu hồi diện tích đất lớn là Đắk Lăk (114.524 ha), Điện Biên (66.944 ha), Sơn La (61.334 ha), Nghệ An (33.357 ha), Bình Phước (27.109 ha), Quảng Nam (24.541 ha), Quảng Ninh (13.529 ha), Gia Lai (12.301 ha). Tỉnh thu hồi diện tích đất ít là Vĩnh Long (325 ha), Tiền Giang (448 ha), Hậu Giang (974 ha). Nhìn chung, diện tích đất được thu hồi đã đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương; các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư từng bước được điều chỉnh, bổ sung phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế thị trường, đảm bảo tốt hơn quyền lợi hợp pháp của người bị thu hồi đất. Việc tổ chức thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Trung tâm phát triển quỹ đất bước đầu đã phát huy hiệu quả tốt, góp phần đáp ứng nhu cầu "đất sạch" để thực hiện các dự án đầu tư nhất là các dự án đầu tư nhằm mục đích cơng cộng.