- Quy định thu hồi đất vì mục đích kinh tế trong Luật Đất đai 2003 mâu thuẫn với một số quy định pháp luật khác:
2.3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện pháp luật thu hồi đất vì mục đích kinh tế
kinh tế ở nước ta thời gian tới
2.3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện pháp luật thu hồi đất vì mục đích kinh tế hồi đất vì mục đích kinh tế
Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 12-3-2003 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX [12] tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố xác định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý; Nhà nước giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài hoặc có thời hạn theo quy định của pháp luật. Nhà nước khơng thừa nhận việc địi lại đất đã được Nhà nước giao cho cá nhân, tổ chức sử dụng trong q trình thực hiện các chính sách đất đai. Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực và nguồn vốn to lớn của đất nước; quyền sử dụng đất là hàng hố đặc biệt. Chính sách đất đai phải chú ý đầy đủ tới các mặt kinh tế, chính trị, xã hội; bảo đảm hài hồ lợi ích của Nhà nước, người đầu tư và người sử dụng đất, trong đó cần chú trọng đúng mức lợi ích của Nhà nước, của xã hội. Tăng cường trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi thành viên trong xã hội đối với việc quản lý và sử dụng đất.
Nhờ có Luật Đất đai 2003, cơng tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đã có bước tiến đáng kể trong việc ổn định chỗ ở, đời sống, đặc biệt là đối với những người trực tiếp sản xuất nơng nghiệp. Chính sách này được sửa đổi, bổ sung khá thường xuyên để đáp ứng yêu cầu thực tiễn nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của Nhà nước, của người có đất bị thu hồi và nhà đầu tư.
Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả đất đai, phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực về đất hiệu quả hơn nũa, cần đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai phù hợp với đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; chủ động phát triển vững chắc thị trường bất động sản (trọng tâm là tại các đô thị) có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, không tách rời thị trường quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất; chống đầu cơ đất đai. Cần kiên quyết lập lại trật tự trong quản lý, sử dụng đất đai theo luật pháp. Bảo đảm sự quản lý nhà nước thống nhất của Trung ương, đồng thời phân cấp cho địa phương, có chế tài nghiêm trong thực thi chính sách, pháp luật đất đai.
Về quan điểm sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2003 nói chung cũng như sửa đổi cơ chế về thu hồi đất vì mục đích kinh tế, chúng tơi cho rằng cần xác định rõ một số nguyên tắc sau đây:
- Việc sửa đổi Luật Đất đai phải phù hợp với quan điểm, cương lĩnh, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng; bảo đảm ổn định chính trị - xã hội; phù hợp với đường lối đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
- Khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong q trình thực hiện các chính sách đất đai. Khơng đặt vấn đề điều chỉnh lại đất nơng nghiệp đã giao cho hộ gia đình và cá nhân.
- Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt; là tài sản, nguồn lực to lớn của đất nước, là nguồn sống của nhân dân ta; quyền sử dụng đất là hàng hoá đặc biệt. Khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên đất. Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa, đất có rừng sang sử dụng vào mục đích khác nhằm đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ mơi trường, sinh thái. Khuyến khích tích tụ ruộng đất lành mạnh, phát triển trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp phù hợp với điều kiện của từng vùng.
- Bảo đảm hài hịa các lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư, trong đó chú trọng đến lợi ích của người sử dụng đất. Xây dựng cơ chế và có những giải pháp để đất đai trở thành nguồn lực cho sự phát triển của đất nước. Địa tơ chênh lệch, lợi ích mang lại từ việc thực hiện quy hoạch phát triển đô thị, giao thông phải được thu về cho Ngân sách để phục vụ chung cho toàn xã hội cũng như để cân bằng lợi ích cho người sử dụng đất.
- Bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ giữa quy định của Luật Đất đai với các luật khác có liên quan, giữ vững nguyên tắc pháp chế và tính nghiêm minh của pháp luật về đất đai, hạn chế các quy định mang tính chất hợp thức hóa vi phạm. Đảm bảo thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai từ Trung ương đến cơ sở, tập trung đầu mối để nâng cao vai trò của đại diện chủ sở hữu trong việc quản lý, sử dụng đất đai. Tăng cường trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi thành viên trong xã hội đối với việc quản lý và sử dụng đất.
Chúng tôi cho rằng, sửa đổi cơ chế thu hồi đất cần theo hướng công khai minh bạch, dân chủ, tôn trọng quyền tài sản của dân, kiên quyết ngăn chặn “cơ chế tuỳ tiện và áp đặt” trong thu hồi đất vì mục đích kinh tế là vấn đề rất hệ trọng.