- Quy định thu hồi đất vì mục đích kinh tế trong Luật Đất đai 2003 mâu thuẫn với một số quy định pháp luật khác:
2.2.2. Những khó khăn, vướng mắc, vi phạm pháp luật trong thu hồi đất vì mục đích kinh tế
Việt Nam thời gian qua cũng còn những vấn đề cần nhận diện sâu hơn để tìm giải pháp khắc phục.
2.2.2. Những khó khăn, vướng mắc, vi phạm pháp luật trong thu hồiđất vì mục đích kinh tế đất vì mục đích kinh tế
Việc thu hồi đất để thực hiện các dự án kinh tế đã và đang là một trong những vấn đề nổi cộm ở nhiều địa phương. Khơng ít dự án chậm tiến độ triển khai, thiếu minh bạch trong công tác bồi thường, gây bức xúc cho cả người sử dụng đất, nhà đầu tư. Ở một số địa phương, công tác thu hồi đất thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, chưa làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, giải thích cho nhân dân hiểu rõ quy định của pháp luật. Có nơi thiếu cương quyết, khơng giải quyết dứt điểm, làm cho việc giải phóng mặt bằng bị kéo dài nhiều năm. Năng lực của đội ngũ cán bộ làm cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng cịn hạn chế, thiếu chuyên nghiệp. Bên cạnh những mặt đạt được, pháp luật hiện hành về thu hồi đất cho mục tiêu phát triển kinh tế đã và đang bộc lộ những mặt hạn chế, khó khăn vướng mắc sau:
2.2.2.1. Giá đất bồi thường thấp và chưa sát giá thị trường
Khoản 2 Điều 42 Luật Đất đai 2003 qui định: “Người bị thu hồi loại đất nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu khơng có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi”[15, tr.52]. Qui định thời điểm bồi thường là thời điểm có quyết định thu hồi là chưa hợp lý và chưa phù hợp với thực tế, vì theo qui định hiện hành, người dân được bồi thường theo phương án do cơ quan Nhà nước phê duyệt khi có quyết định thu hồi đất. Tuy nhiên, từ lúc có quyết định thu hồi đất đến khi cơ quan chức năng hoàn thành thủ tục để người dân nhận tiền bồi thường có khi kéo dài tới 3 đến 5 năm. Khi đó, giá đất tại thời điểm nhận tiền đã khác xa so với giá đất tại thời điểm có
quyết định thu hồi. Bức xúc nhất là giá đất để tính bồi thường chưa phù hợp mặc dù giá đất là công cụ để giải quyết mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa Nhà nước, chủ đầu tư và người sử dụng đất. Các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thường xuyên thay đổi dẫn tới tình trạng so bì, khiếu nại của người có đất bị thu hồi qua các dự án, hoặc trong cùng một dự án nhưng thực hiện thu hồi đất qua nhiều năm với các khung giá đền bù, hỗ trợ khác nhau.
Liên quan đến chính sách bồi thường, một vụ việc đau lịng xảy ra mới đây tại Thành phố Thái Bình [9]. Một nơng dân có tên là Đặng Ngọc Viết (SN 1971), do không thống nhất phương án bồi thường của chính quyền địa phương đã bắn chết và bị thương nhiều cán bộ ngay trong trụ sở UBND TP Thái Bình. Theo nguồn tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, mâu thuẫn xảy ra từ tháng 5/2013, Uỷ ban nhân dân thành phố Thái Bình triển khai dự án tái định cư, cơng trình cơng cộng đã thu hồi 181,6m2 đất của gia đình Đặng Ngọc Viết. Trung tâm phát triển quỹ đất đang lập phương án trình Uỷ ban nhân dân Thành phố phê duyệt, nhưng khơng được gia đình Viết đồng thuận. Khoảng 14 giờ chiều ngày 11/9, Viết xông vào Trung tâm phát triển Quỹ đất Thành phố Thái Bình (trong khn viên trụ sở UBND TP Thái Bình) bắn bị thương 5 cán bộ, trong đó có ơng Vũ Ngọc Dũng (Phó Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố, sau đó đã tử vong ở bệnh viện). Sau khi gây án, Đặng Ngọc Viết bỏ trốn, đến khoảng 19h cùng ngày Viết dùng súng tự sát tại chùa Đông Sơn, xã Trà Giang, huyện Kiến Xương.
Tổng kết thi hành Luật Đất đai 2003, Bộ TNMT nhận định [1]: “Giá đất bồi thường chủ yếu thực hiện theo bảng giá nên cịn thấp so với giá đất thị trường; cịn tình trạng khơng thống nhất về cơ chế bồi thường giữa các dự án đầu tư có nguồn vốn trong nước và dự án từ vốn vay của các ngân hàng nước ngoài (ADB, WB). Mặc dù đạt được những thành tựu cơ bản nhưng chính sách tài chính đất đai cịn nhiều mặt hạn chế như: Việc quản lý nhà nước về
giá đất còn bất cập, chưa theo sát thị trường. Bảng giá công bố tại các địa phương chỉ bằng khoảng 30%-60% so giá thị trường)”. Chẳng hạn, mức giá cao nhất trong bảng giá đất của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 81 triệu đồng/m2 (cũng là mức tối đa trong khung giá đất của Chính phủ), trong khi giá đất chuyển nhượng cao nhất thực tế trên thị trường tới 500 triệu đồng/m2, cá biệt có nơi hàng tỷ đồng/m2.
Qui định giá đất bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất căn cứ vào giá đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh qui định như hiện nay ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của người bị thu hồi đất. Mặc dù, Luật Đất đai 2003 qui định các nguyên tắc cơ bản để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định giá đất cho phù hợp là: “Giá đất do Nhà nước qui định phải sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường; khi có chênh lệch lớn so với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường thì phải điều chỉnh cho phù hợp” (Điều 56 Luật Đất đai 2003). Tuy nhiên, trên thực tế thì giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh qui định thấp hơn nhiều so với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường, dẫn đến việc người bị thu hồi đất không đồng ý với phương án bồi thường do Hồi đồng đền bù đưa ra, không tự nguyện thực hiện quyết định thu hồi đất. Thực tế có tình trạng các dự án khác nhau, số tiền bồi thường, hỗ trợ cũng khác nhau. Thường thì những dự án có vốn đầu tư nước ngồi có số tiền bồi thường, hỗ trợ cao hơn so với dự án trong nước. Thậm chí trong cùng một dự án nhưng ở các tỉnh, thành phố khác nhau thì mỗi nơi lại bồi thường, hỗ trợ khác nhau, mỗi nơi lại áp dụng một khung giá đất riêng, dẫn đến thắc mắc, khiếu kiện của những người dân.
Trong dự án khu đô thị Ciputra, người dân đã khiếu kiện gay gắt vì giá đất đền bù chênh lệch khá lớn trong khi các thửa đất chỉ cách nhau một bờ ruộng (Tây Hồ và Từ Liêm). Có những trường hợp phải thu hồi nhiều loại đất
khác nhau của cùng một người sử dụng đất, trong đó có cả đất nơng nghiệp, đất phi nơng nghiệp, đất vườn liền kề với đất ở chỉ được bồi thường theo giá đất nông nghiệp cũng chưa hợp lý. Khi thu hồi đất đất nơng nghiệp chuyển mục đích phi nơng nghiệp, người dân chỉ được bồi thường theo giá đất nông nghiệp (vài chục đến vài trăm ngàn đồng/m2), nhưng ngay sau khi san nền mỗi m2 đất có giá trị từ vài triệu đến vài chục triệu đồng, nhưng người dân khơng được hưởng.
2.2.2.2. Cơng tác giải phóng mặt bằng cịn chậm trễ
Việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng chưa có cơ chế hữu hiệu giải quyết minh bạch, hài hịa lợi ích giữa Nhà nước, người có đất bị thu hồi và nhà đầu tư. Chưa quy định việc sử dụng tư vấn giá đất, giải quyết khiếu nại về giá đất và cơ chế bắt buộc để đảm bảo có quỹ đất, có nguồn vốn xây dựng khu tái định cư trước khi thu hồi đất. Việc giải phóng mặt bằng chậm cộng với yếu tố trượt giá khiến người dân càng bị thiệt thịi.
Trung bình một dự án ở Hà Nội từ khi được xếp vào danh mục giải phóng mặt bằng đến khi bàn giao mặt bằng thi cơng mất khoảng hai, ba năm, thậm chí có thể lâu hơn. Ví dụ dự án đường vành đai 1, đoạn Kim Liên - Ô Chợ Dừa phải sau gần 10 năm từ khi phê duyệt, dự án mới hồn thành. Một ví dụ khác là dự án xây dựng cầu Nhật Tân. Ngày 9/1/2007, Ban quản lý dự án 85 (Bộ Giao thông-Vận tải) và đại diện liên doanh tư vấn (Nhật Bản) đã tiến hành ký kết hợp đồng dự án xây dựng cầu Nhật Tân và đường hai đầu cầu. Cơng trình dự kiến sẽ được khởi cơng vào q IV/2007, hồn thành trong quý IV/2010. Cầu Nhật Tân vượt sông Hồng nằm trên tuyến vành đai II, cách cầu Thăng Long hiện tại khoảng 3,6 km về phía hạ lưu. Phía bờ Nam thuộc phường Phú Thượng (quận Tây Hồ); phía bờ Bắc thuộc huyện Đơng Anh. Cơng trình có tổng mức đầu tư hơn 7.529 tỷ đồng, gồm vốn vay từ Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản, vốn ngân sách của thành phố Hà Nội và vốn đối
ứng từ ngân sách Trung ương. Phê duyệt thiết kế dự án cầu Nhật Tân đã hoàn tất vào cuối năm 2007, nhưng dự án liên tục bị chậm trễ giải phóng mặt bằng và tái định cư cho 650 hộ dân, 4 cơ quan phía bờ Nam thuộc phường Phú Thượng, quận Tây Hồ; phía bờ Bắc thuộc xã Vĩnh Ngọc, huyện Đơng Anh có 50 hộ dân bị thu hồi đất ở và 3.000 hộ dân thu hồi đất nông nghiệp. Sau nhiều lần lỗi hẹn, đến ngày 07/3/2009 dự án cầu Nhật Tân đã được chính thức khởi công xây dựng. Tuy vậy cho đến nay, công tác giải phóng mặt bằng vẫn chậm trễ. Nhà thầu Tokyu (Nhật Bản) đã khởi kiện, yêu cầu Bộ GTVT phải bồi thường 150 tỷ đồng vì bàn giao mặt bằng chậm gây thiệt hại cho nhà thầu. Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường phải thốt lên “chưa có tiền lệ đền bù khi chậm giải phóng mặt bằng”. Tuy nhiên, ơng cũng thừa nhận, để chậm bằng ấy thời gian, nhà thầu phạt là đúng vì việc chậm bàn giao mặt bằng khiến nhà thầu không thể triển khai dự án. Nguồn vốn bị ứ đọng, lãi vay ngân hàng, chi phí lao động phát sinh, giá cả vật tư tăng lên và muôn vàn các chi phí khác.
Đằng sau việc giải phóng mặt bằng chậm có nguyên nhân là do giá đất đền bù thấp chưa nhận được sự đồng thuận của người dân. Chính cơng tác giải phóng mặt bằng, thi hành Luật đất đai hiện nay đang có những bức xúc, mâu thuẫn về lợi ích giữa người dân và chủ đầu tư có lúc có nơi trở nên gay gắt. Bên cạnh đó là sự hiểu biết hạn chế về pháp luật, năng lực quản lý yếu kém cịn thụ động của chính quyền cơ sở, khơng ít vụ việc cịn có tiêu cực, làm trái quy định của Nhà nước. Trong vụ thu hồi đất của hộ gia đình ơng Đồn Văn Vươn ở Tiên Lãng (Hải Phịng), cả một hệ thống chính quyền từ thành phố cho đến cấp xã đã làm sai quy định pháp luật.
Với quy định chồng chéo lại tùy tiện trong vận dụng, chưa thực sự coi người dân là đối tượng trung tâm cần bảo vệ, đã dẫn đến những sai phạm, tiêu cực trong quản lý đất đai. Điển hình của vi phạm trong thu hồi đất là định giá
đất sai (khơng đảm bảo sát giá thị trường), tăng diện tích lấy tiền đền bù, bớt xén tiền đền bù. Nhưng nghiêm trọng hơn là việc khơng hiếm trường hợp chính quyền tùy tiện, chỉ bằng một quyết định hành chính đứng ra lấy đất của người này giao cho người khác. Vì vậy, việc khiếu kiện đất đai ngày càng trở nên bức xúc, có nơi trở thành điểm nóng như Tiên Lãng (Hải Phịng), Văn Giang (Hưng Yên) hay một số địa phương như Thái Bình, Bắc Giang thậm chí ngay cả Hà Nội… đã và đang tiềm ẩn nguy cơ bùng phát khiếu kiện về đất đai. Có thể nói ở đâu có thu hồi đất là ở đó có khiếu kiện. Thậm chí có những vụ việc kéo dài hàng chục năm, nhiều cấp chính quyền giải quyết nhưng quyền lợi chính đáng của dân vẫn chưa đạt được.
Điển hình khiếu kiện kéo dài địi quyền sử dụng đất là câu chuyện “Hành trình đi tìm cơng lý của một gia đình liệt sĩ: Qua hai thế kỷ chưa có hồi kết!” đăng trên báo Đại đoàn kết, số 212 ngày 17/9/2010 [24]. Trong chuyện này, người ta thấy hình ảnh bà Nguyễn Thị Phương Dung, con của gia đình liệt sỹ bị thu hồi 819 m2 đất tại phường Quang Trung (Hà Đông- TP Hà Nội) thay mặt cha mẹ đi tìm cơng lý rịng rã suốt nhiều năm. Đến nay, đã hơn 52 năm, qua hai thế kỷ, vụ việc vẫn chưa có hồi kết. Thực ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XII đã vào cuộc giải quyết vụ việc, nhưng gia đình bà Dung cho rằng kết luận đó chưa thỏa đáng. Luật sư Nguyễn Trọng Tỵ nhận xét, trong vụ việc này, chính các cơ quan Nhà nước đã bỏ qua nhiều bằng chứng quan trọng, khiến vụ việc bị bẻ theo chiều hướng bất lợi cho dân [13].
Thẩm quyền thu hồi đất đã phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, có nhiều dự án thu hồi diện tích lớn, thu hồi đất trồng lúa, đất rừng để chuyển sang đất phi nông nghiệp ảnh hưởng đến đời sống và việc làm của nhiều hộ dân nhưng thực hiện cịn thiếu cân nhắc, tính tốn, trong khi việc kiểm tra, giám sát của cơ quan cấp trên cịn có lúc bng lỏng.
2.2.2.3. Tái định cư còn chậm và chưa đảm bảo đời sống người dân bị thu hồi đất
Tại khoản 3 Điều 42 Luật Đất đai 2003 qui định: “Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập và thực hiện các dự án tái định cư trước khi thu hồi đất để bồi thường bằng nhà ở, đất ở cho người bị thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở. Khu tái định cư phải phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”[15, tr.52]. Tuy nhiên, trên thực tế đã có nhiều dự án mà các nhà đầu tư thực hiện không tốt công tác tái định cư, hầu hết các địa phương đều khơng có sẵn nguồn nhà đất để phục vụ công tác tái định cư. Hoặc nếu có nhà để phục vụ tái định cư thì hầu hết điều kiện không bằng được nơi ở cũ. Ngay tại TP.Hà Nội, các khu tái định cư như ở Định Công, Đền Lừ, Nam Trung Yên chất lượng nhà xuống cấp nhanh, hạ tầng không đồng bộ, thiếu thốn.
Việc lập và thực hiện phương án bồi thường của một số dự án chưa chú trọng tạo việc làm mới, chuyển đổi nghề cho người có đất bị thu hồi; năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ làm cơng tác giải phóng mặt bằng ở nhiều nơi còn chưa đáp ứng yêu cầu. Tổ chức thực hiện còn thiếu kiên quyết, chưa phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng tham gia thực hiện. Thực tế, khơng ít hộ dân sau khi mất đất rơi vào tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm. Khơng ít người, sau một thời gian được nhận vào làm việc tại các nhà máy, khu chế xuất do không đáp ứng được yêu cầu lại thất nghiệp. Điều này gây khó khăn cho cuộc sống của chính bản thân người lao động, đồng thời cũng gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc thu hút lao động và ổn định sản xuất. Theo Trung ương Hội Nơng dân Việt Nam, có thời kỳ mỗi năm cả nước có gần 200.000 ha đất nơng nghiệp được chuyển đổi mục đích, tương ứng với mỗi hộ có khoảng 1,5 vạn lao động mất việc làm. Còn theo thống kê của Bộ NN&PTNT, do thực hiện thu hồi đất, đã có khoảng 2,5 triệu nơng dân
Dường như việc thu hồi đất chưa thực sự gắn với kế hoạch đào tạo nghề cho những người dân mất đất. Nhà nước mới chỉ có chính sách hỗ trợ tiền chuyển đổi nghề nghiệp, nhưng học nghề gì, học ở đâu, có tìm được việc làm khơng thì chưa được chính quyền các cấp quan tâm.
2.2.2.4. Ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa cao
Tình trạng lấn chiếm đất cơng, làm nhà trái phép, chuyển nhượng, sang tên nhà đất dưới hình thức trao tay cịn diễn ra phố biến, đã tạo ra sự lộn xộn trong quản lý, sử dụng đất đai, gây khó khăn cho cơng tác thu hồi đất. Bên cạnh đó, nhiều người dân có tâm lý chây ì, khơng chịu bàn giao mặt bằng đòi