Đối với tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa (Trang 85 - 87)

1.2.5 .Chính sách hỗ trợ giáo dục đối với người nghèo

3.3. Một số khuyến nghị

3.3.2. Đối với tỉnh Thanh Hóa

- Chủ động cân đối và phân bổ nguồn lực của tỉnh kịp thời, đúng tiến độ Đẩy mạnh công tác kêu gọi đầu tư, phát triển công nghiệp, dịch vụ để tạo việc làm, đặc biệt là cho những hộ khơng có đất hoặc ít đất sản xuất; cần phát triển sản xuất nông nghiệp để tăng thu nhập cho những hộ có đất sản xuất;

- Triển khai xây dựng các công trình giao thơng, thủy lợi theo quy hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hóa cho người dân;

- Thực hiện tốt các chính sách về y tế, giáo dục, kế hoạch hóa gia đình, các lớp dạy nghề nơng thơn, chuyển giao khoa học kỹ thuật đối với hộ nghèo, cận nghèo; nhanh chóng triển khai và nhân rộng các mơ hình giảm nghèo bền vững đã nghiệm thu có hiệu quả, phù hợp đối với địa phương;

- Ban hành các chính sách về thu hút đầu tư nhằm tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật và phát triển sản xuất, khai thác một số lợi thế về tài nguyên khoáng sản, đất sản xuất để phát triển kinh tế, giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường đào tạo cán bộ phụ trách công tác giảm nghèo của địa phương. Tổ chức các lớp tập huấn để hướng dẫn người nghèo về sản xuất, chi tiêu, cách làm kinh tế gia đình, cách sử dụng hiệu quả các nguồn hỗ trợ để phát triển sản xuất; cách xây dựng kế hoạch, tổ chức sản xuất hợp lý và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, đồng thời tổ chức thăm quan, học tập các mơ hình kinh tế hộ gia đình điển hình tại địa phương.

- Có chính sách ưu đãi và dành một khoản ngân sách để đào tạo cán bộ cấp xã, đặc biệt là cán bộ người dân tộc thiểu số, cán bộ nữ; giảm dần tình trạng ỷ lại vào sự giúp đỡ của cán bộ tăng cường luân chuyển từ nơi khác đến. Có chính sách đãi ngộ tốt hơn nữa cho cán bộ công tác tại các xã đặc biệt khó khăn.

- Tăng cường chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về giảm nghèo, biểu dương, động viên kịp thời các gương điển hình có hiệu quả về giảm nghèo, đồng thời có hình thức xử lý cụ thể các trường hợp lợi dụng chính sách, khơng có ý chí vươn lên, khơng muốn thốt nghèo.

- Cần tiếp tục có những giải pháp để tăng trưởng kinh tế bền vững, ngoài việc tập trung phát triển kinh tế nên quan tâm đến các lĩnh vực Văn hóa - xã hội, mơi trường và xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.

- Tiếp tục quan tâm, đầu tư và thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo bền vững:

+ Tiếp tục quan tâm tạo điều kiện để thu hút đầu tư, góp phần tạo ra nhiều việc làm có thu nhập cao, ổn định, ưu tiên giới thiệu, giải quyết việc làm cho các đối tượng lao động thuộc diện hộ nghèo hoặc con em hộ nghèo đã đến tuổi lao động. Cần thực hiện nghiêm túc hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh xã hội về rà sốt nghèo, khơng phân biệt về tình trạng hộ khẩu và tình trạng cư trú. Như vậy, người nhập cư sẽ được hỗ trợ thích hợp hơn và không bị phân biệt đối xử, không phụ thuộc vào tình trạng hộ khẩu.

+ Tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát đối với công tác XĐGN. Rà sốt lại các chính sách giảm nghèo đang thực hiện và các chính sách khác để có giải pháp thực hiện đồng bộ, có sự lồng ghép để nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo. Đổi mới công tác điều tra, rà soát hộ nghèo theo cách tiếp cận đa chiều, khơng bỏ sót các hộ nghèo khơng có hộ khẩu trên địa bàn. Có những cơ chế, chính sách riêng phù hợp đối với giảm nghèo đơ thị.

+ Thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật mới trong SXKD, để hộ nghèo tham gia học tập, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả SXKD cho hộ nghèo.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)